Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 10 Aug 2023 03:07:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguy cơ tử vong cao ở người tự kỷ cao gấp 3 lần người bình thường https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-cao-o-nguoi-tu-ky-cao-gap-3-lan-nguoi-binh-thuong-9278/ https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-cao-o-nguoi-tu-ky-cao-gap-3-lan-nguoi-binh-thuong-9278/#respond Sun, 07 Jul 2019 07:04:36 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-tu-vong-cao-o-nguoi-tu-ky-cao-gap-3-lan-nguoi-binh-thuong-9278/ Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố hôm 21/3 đã chỉ ra rằng khi bị thương hay gặp nạn, những người mắc chứng tự kỷ có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với những người bình thường.

Bài viết Nguy cơ tử vong cao ở người tự kỷ cao gấp 3 lần người bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố hôm 21/3 đã chỉ ra rằng khi bị thương hay gặp nạn, những người mắc chứng tự kỷ có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với những người bình thường.

Theo một báo cáo được đăng trên Tạp chí Y tế công cộng Mỹ, tỷ lệ tử vong ở người bị tự kỷ đã tăng 700% kể từ năm 1999 với độ tuổi trung bình là 36 tuổi, bằng một nửa so với độ tuổi trung bình của người bình thường. Ngạt nước, ngạt thở và đuối nước là những nguyên nhân chính khiến người tự kỷ tử vong.

Lý Quốc Hạo, giáo sư dịch tễ học tại trường Y tế cộng đồng Mailman, thuộc Đại học Columbia, cho biết đuối nước là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tự kỷ tử vong và trẻ em mắc chứng bệnh này có nguy tử vong do đuối nước cao gấp 160 lần so với trẻ em bình thường. Nguyên nhân là do những trẻ này thường có xu hướng đi lang thang bên các hồ nước.

Ảnh minh họa

Ông Lý Quốc Hạo cũng khuyến cáo những trẻ từ 2-3 tuổi bị chẩn đoán bị tự kỷ cần tham gia các lớp bơi lội nhằm đề phòng rủi ro.

Nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên các giấy chứng tử trong Hệ thống Thống kê quốc gia Mỹ, bao gồm dữ liệu của 1.367 trường hợp mắc chứng tự kỷ bị tử vong trong giai đoạn 1999-2014. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nghiên cứu này vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến tỷ lệ tử vong ở người mắc chứng tự kỷ tăng cao trong những năm qua.

Trưởng nhóm nghiên cứu Joseph Guan thuộc trường Y tế cộng đồng Mailman, cho biết mặc dù con số trên có thể khiến nhiều người kinh ngạc, nhưng thống kê về số người tử vong do tự kỷ có thể thấp hơn so với thực tế do thiếu độ chính xác của các thông tin trên các giấy chứng tử.

Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Lý cũng cho biết tỷ lệ người tử vong do tự kỷ có thể chưa được báo cáo đầy đủ, đặc biệt là những trường hợp tử vong do chấn thương có chủ ý như tấn công, giết người và tự vẫn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, cứ 68 trẻ thì sẽ có 1 trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, chủ yếu là các bé trai. Rối loạn phát triển thần kinh có thể gây ra một loạt các triệu chứng như có vấn đề gặp khó khăn trong nói và giao tiếp, quá nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Ước tính khoảng 44% những người bị tự kỷ có khả năng tư duy ở mức độ trên trung bình./.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Nguy cơ tử vong cao ở người tự kỷ cao gấp 3 lần người bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-cao-o-nguoi-tu-ky-cao-gap-3-lan-nguoi-binh-thuong-9278/feed/ 0
Phương pháp điều trị mới đầy triển vọng cho trẻ tự kỷ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-moi-day-trien-vong-cho-tre-tu-ky-59698/ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-moi-day-trien-vong-cho-tre-tu-ky-59698/#comments Fri, 29 Mar 2019 11:15:17 +0000 https://benh.vn/?p=59698 Hệ vi sinh vật đường ruột là một “bộ phận cơ thể” hết sức thú vị. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cộng đồng và giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy hệ gen vi sinh vật đường ruột này thậm chí còn có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ.

Bài viết Phương pháp điều trị mới đầy triển vọng cho trẻ tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hệ vi sinh vật đường ruột là một “bộ phận cơ thể” hết sức thú vị. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cộng đồng và giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy hệ gen vi sinh vật đường ruột này thậm chí còn có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ.

Hệ vi sinh vật đường ruột hay microbiota là tập hợp vô vàn vi sinh vật sống bên trong cơ thể chúng ta. Các nhà khoa học đã ước tính có hàng chục tỷ vi sinh vật, với hơn 3 triệu gen khác nhau bên trong đường ruột của mỗi người.

Hệ gen của những vi sinh vật đường ruột này rất quan trọng với hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của mỗi người. Nó như một hàng rào ngăn chặn các vi sinh vật gây hại và còn giúp chúng ta tiêu hoa thức ăn, tổng hợp một số loại vitamin cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng cấu trúc hệ gen vi sinh vật có ảnh hưởng tới sự phát triển của một số bệnh cụ thể, như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, béo phì,..

Một vài nghiên cứu đã tìm kiếm mối liên hệ giữa cấu trúc, tính đa dạng của hệ gen vi sinh vật đường ruột với Hội chứng Rối loạn Phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorders).

Hội chứng Rối loạn Phổ Tự kỷ là một khiếm khuyết phát triển và cứ 1 trong 68 trẻ ở Mỹ sẽ mắc phải căn bệnh này (số liệu theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Mỹ).

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Microbiome đã tiến hành phân tích các cách cải thiện hệ gen vi sinh vật đường ruột để điều trị bệnh tự kỷ.

Cải thiện hệ gen vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân tự kỷ

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhãn mở (không “mù”) này là một dự án chung của các nhà khoa học từ Đại học Bang Arizona, Đại học Bang Ohio và Đại học Minnesota. Nhóm nghiên cứu được điều phối bởi Giáo sư James Adams, chuyên gia về kỹ thuật và khoa học vật liệu, cùng hai đồng điều phối khác là giáo sư Rosa Krajmalnik-Brown và Dae-Wook Kang, Đại học Bang Arizona.

Nhóm nghiên cứu đã tập hợp 18 bệnh nhân bị Rối loạn Phổ Tự kỷ, 7 tới 16 tuổi để điều trị bằng kháng sinh, súc rửa ruột và được cấy phân vi sinh vật trong 10 tuần.

Đặc biệt, các bệnh nhân được dùng kháng sinh, súc rửa ruột và cấy phân vi sinh ở liều lượng cao hơn trong 2 tuần đầu. Ở 8 tuần sau đó, liều lượng được giảm đi.

Cấy phân vi sinh là phương pháp có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Mẫu phân được lựa chọn kỹ càng từ những người hiến tặng khỏe mạnh, sau đó được cấy vào đại tràng của bệnh nhân bằng nhiều phương pháp, như sử dụng viên nhộng dùng đường uống, nội soi đại tràng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng hệ vi sinh vật đường ruột hiến tặng chứa 1,000 chủng vi khuẩn khác nhau và lựa chọn liệu trình đã chứng minh được hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn do C.difficile.

Bệnh nhân tự kỷ tham gia nghiên cứu có 14 ngày điều trị bằng vancomycin, tiếp theo là 12-24 giờ để súc rửa ruột. Sau đó, hệ vi sinh vật đường ruột của các bệnh nhi này được tái hồi phục bằng cách uống hoặc đưa vào từ trực tràng một liều vi sinh vật người tiêu chuẩn (standardized human gut microbiota). Cuối cùng, bệnh nhân được nhận những liều vi sinh vật người thấp hơn hằng ngày, cùng thuốc chống tiết acid dạ dày trong 7-8 tuần.

Những bệnh nhân tham gia tiếp tục được theo dõi lâm sàng trong vòng 8 tuần sau khi ngừng điều trị, nhằm kiểm tra xem hiệu quả của liệu pháp chỉ là tạm thời hay được lâu dài.

Ảnh minh họa: Uống viên nhộng là một trong các phương pháp cấy phân được sử dụng trong nghiên cứu

Liệu pháp điều trị rất triển vọng và có hiệu quả lâu dài

Kết quả thu được rất “hấp dẫn” và “đầy triển vọng”.

Đặc biệt, việc điều trị cho thấy sự suy giảm tới 80% triệu chứng dạ dày ruột trước đó ở các bệnh nhân tự kỷ, cũng như cải thiện những triệu chứng hành vi của bệnh như thói quen ngủ và kỹ năng xã hội.

Táo bón, tiêu chảy, khó tiêu và đau bụng đều giảm đi trong thời gian điều trị, cũng như trong 8 tuần sau khi ngừng điều trị. Tương tự, cải thiện hành vi cũng được duy trì trong 8 tuần sau điều trị ở các bệnh nhân tự kỷ.

Nhìn chung, nhờ việc cấy phân vi sinh vật, tính đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột trên các bệnh nhân đã cải thiện, cùng với sự xuất hiện nhiều hơn của các chi Bifidobacterium, Prevotella, và Desulfovibrio trong đường ruột của những bệnh nhân này.

Đồng điều phối dự án, giáo sư Dae-Wook Kang giải thích: “Tính đa dạng vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân đã tăng lên rất nhiều. Các chi vi khuẩn, đặc biệt là Prevotella cũng tăng số lượng. Trong nghiên cứu trước đây của chúng tôi, chi vi khuẩn Prevotella này có ít hơn ở các trẻ bị tự kỷ.”

Giáo sư Krajmalnik-Brown thông tin thêm “Kết quả này rất hấp dẫn, bởi chúng tôi không chỉ cung cấp thêm lợi khuẩn, mà bản thân các vi sinh vật được bổ sung còn thay đổi môi trường bên trong ruột theo hướng giúp vật chủ có thêm nhiều vi sinh vật có lợi và cho phép chúng sinh sôi tốt hơn.”

Mặc dù kết quả rất hứa hẹn, nhưng nhóm tác giả nhấn mạnh họ vẫn cần tiến hành những thử nghiệm ở quy mô lớn hơn.

Giáo sư James Adams nói “Chúng tôi đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng pha I. Kết quả cho thấy tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, để đề xuất và thương mại hóa phương pháp điều trị như vậy cần phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng pha II và III. Chúng tôi kỳ vọng sẽ được tiến hành thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với cỡ mẫu lớn hơn trong tương lai.”

Các nhà khoa học cũng cảnh báo phụ huynh và trẻ em đừng tự ý bắt chước và áp dụng phương pháp điều trị này.

“Mặc dù chúng tôi thấy tiềm năng trong liệu pháp này, phụ huynh và trẻ em vẫn phải tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị của họ. Kỹ thuật không chính xác có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.”

Xem thêm: Nguy cơ bị tự kỷ ở những trẻ bị suy giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột

 

Bài viết Phương pháp điều trị mới đầy triển vọng cho trẻ tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-moi-day-trien-vong-cho-tre-tu-ky-59698/feed/ 2
Nguy cơ bị tự kỷ ở những trẻ bị suy giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột https://benh.vn/nguy-co-bi-tu-ky-o-nhung-tre-bi-suy-giam-da-dang-vi-sinh-vat-duong-ruot-58462/ https://benh.vn/nguy-co-bi-tu-ky-o-nhung-tre-bi-suy-giam-da-dang-vi-sinh-vat-duong-ruot-58462/#respond Sat, 09 Mar 2019 11:21:10 +0000 https://benh.vn/?p=58462 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt tính đa dạng trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể liên quan tới sự phát triển bệnh tự kỷ. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLoS One, các nhà khoa học đã phân tích và phát hiện ra rằng mẫu vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị hội chứng tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) kém đa dạng hơn rất nhiều so với các mẫu vi sinh vật ở trẻ khỏe mạnh.

Bài viết Nguy cơ bị tự kỷ ở những trẻ bị suy giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt tính đa dạng trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể liên quan tới sự phát triển bệnh tự kỷ. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLoS One, các nhà khoa học đã phân tích và phát hiện ra rằng mẫu vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị hội chứng tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) kém đa dạng hơn rất nhiều so với các mẫu vi sinh vật ở trẻ khỏe mạnh.

tre_tu_ky_do_probitics

Được điều phối bởi tiến sỹ Rosa Krajmalnik-Brown tại Đại học Bang Arizona, nghiên cứu này đã lần đầu tiên phân tích toàn diện hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ bị hội chứng tự kỷ.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu phân của 20 trẻ tự kỷ và 20 trẻ khỏe mạnh từ 3 tới 16 tuổi. Sau đó, họ phân tích các mẫu này bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới pyrosequencing – kỹ thuật cho phép gộp nhiều mẫu ADN vào một kho dữ liệu. Phương pháp này giúp các nhà khoa học lập được bản đồ cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột của từng trẻ tham gia nghiên cứu.

Kết quả cho thấy các trẻ bị hội chứng tự kỷ có hệ vi khuẩn đường ruột kém đa dạng hơn hẳn so với hệ vi khuẩn đường ruột ở các trẻ khỏe mạnh.

Đặc biệt hơn, ba chi vi khuẩn – Prevotella, CoprococcusVeillonellaceae – không có trong đường ruột của các trẻ bị hội chứng tự kỷ. Các chi vi khuẩn này đã được biết đến như những vi khuẩn lên men và/hoặc có vai trò trong quá trình giáng hóa cacbonhydrat, cũng như nhiều vai trò hỗ trợ khác cho sức khỏe. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng sự thiếu hụt các chi vi khuẩn này trong ruột có thể là nguyên nhân làm giảm sút khả năng bộc lộ cảm xúc của trẻ bị hội chứng tự kỷ.

Mặc dù vậy, phép phân tích đa biến đã cho thấy những thay đổi về cả tính đa dạng và số lượng của từng chi vi khuẩn đường ruột lại liên quan chặt chẽ hơn tới sự xuất hiện của các triệu chứng tự kỷ, thay vì do các triệu chứng đường tiêu hóa hoặc thức ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ.

Những nghiên cứu như thế này sẽ giúp chúng ta hiểu về các nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh tự kỷ. Và nhờ đó, các nhà khoa học sẽ phát triển những phương pháp điều trị, chăm sóc cho các trẻ em bị tự kỷ trong tương lai.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Rosa Krajmalnik-Brown đánh giá: “Nhờ những gì đã biết về mối liên hệ giữa sức khỏe của trí não, đường ruột với hệ miễn dịch, chúng ta cần khẩn trương nghiên cứu cách áp dụng khả thi để đưa ra các phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân tự kỷ.”

Bài viết Nguy cơ bị tự kỷ ở những trẻ bị suy giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-bi-tu-ky-o-nhung-tre-bi-suy-giam-da-dang-vi-sinh-vat-duong-ruot-58462/feed/ 0
Sự thật về mối liên hệ giữa thiên tài và tự kỷ https://benh.vn/su-that-ve-moi-lien-he-giua-thien-tai-va-tu-ky-9268/ https://benh.vn/su-that-ve-moi-lien-he-giua-thien-tai-va-tu-ky-9268/#respond Thu, 14 Feb 2019 01:04:25 +0000 http://benh2.vn/su-that-ve-moi-lien-he-giua-thien-tai-va-tu-ky-9268/ Những năm gần đây, người ta thường nhắc đến mối dây liên hệ giữa tự kỷ và tố chất thiên tài. Nó khiến cho một số người có niềm tin lạc quan rằng những đứa trẻ nếu mắc tự kỷ thì có nhiều cơ hội đó là thiên tài. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn khác.

Bài viết Sự thật về mối liên hệ giữa thiên tài và tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những năm gần đây, người ta thường nhắc đến mối dây liên hệ giữa tự kỷ và tố chất thiên tài. Nó khiến cho một số người có niềm tin lạc quan rằng những đứa trẻ nếu mắc tự kỷ thì có nhiều cơ hội đó là thiên tài. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn khác.

Mắc chứng tự kỷ, nhiều thiên tài bộc lộ khả năng phi thường

Sự hiểu lầm bắt đầu từ khi các nhà khoa học hiện đại công bố nghiên cứu cho thấy, bệnh tự kỷ xuất hiện ở một số thiên tài nổi tiếng tiếng thế giới như Isaac Newton, Albert Einstein, Ludwig van Beethoven, Mozart, Hans Christian Andersen…

Giáo sư tâm thần học Michael Fitzgerald, Đại học Trinity tại Ireland, cho rằng các đặc điểm liên quan tới tự kỷ giống hệt các đặc điểm mà người ta thường thấy ở các thiên tài. Ông cũng xem xét khoảng 1.600 người tự kỷ và nhiều người nổi tiếng trong lịch sử để khẳng định mối liên hệ giữa tự kỷ, khả năng sáng tạo và thiên tài đều có nguồn gốc từ gene.

Nhiều người hiểu lầm rằng tự kỷ là biểu hiện của thiên tài – Ảnh: dailystormer.

Trước đó, Tiến sĩ Hans Asperger, nhà khoa học ghi nhận bệnh tự kỷ những năm 1940, từng viết: “Những người tự kỷ có thể bước lên vị trí nổi bật và thu được thành công vượt trội khiến người ta thậm chí kết luận rằng chỉ những người như vậy mới có khả năng đạt thành tựu lớn vậy”.

Nhận định này của Hans Asperger được New York Post đánh giá là khá đúng bởi có minh chứng rằng, những thần đồng như Blaise Pascal và Fanny Mendelssohn có thể đã hưởng lợi từ liên kết ẩn với chứng tự kỷ.

Bài báo trên trang này phân tích thần đồng thường không mắc chứng tự kỷ nhưng những nghiên cứu lại cho thấy một số đặc tính liên quan đến tự kỷ giúp họ vươn lên top đầu trong các lĩnh vực chuyên môn.

Theo đó, bài viết tổng hợp lại nhiều nghiên cứu, lấy các kết quả nghiên cứu này để chứng minh rằng thần đồng và người tự kỷ có rất nhiều điểm chung. Ví dụ như niềm đam mê dành cho một lĩnh vực đặc biệt nào đó, có trí nhớ phi thường, có con mắt quan sát chi tiết kỳ lạ… Họ khẳng định liên kết ẩn giữa thần đồng và tự kỷ vượt ra ngoài sự trùng lặp về hành vi và nhận thức.

Người tự kỷ có nhiều biểu hiện về nhận thức và hành vi tương tự như thần đồng nhưng không phải tất cả người tự kỷ đều trở thành thiên tài xuất chúng – Ảnh: buddymantra

Bên cạnh đó, qua một nghiên cứu vào năm 2015, các nhà khoa học xác định một khu vực trên nhiễm sắc thể 1 của thần đồng và thân nhân của họ mắc chứng tự kỷ đều có đột biến gene. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Edinburgh tìm ra rằng người trưởng thành không tự kỷ nhưng có liên kết di truyền với nhiều biến thể di truyền tự kỷ thì thường có chức năng nhận thức tốt hơn những người khác.

Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trên, nhiều người lại suy diễn rằng tất cả những người tự kỷ đều trở thành thiên tài. Dù đôi khi có những chuyên gia lên tiếng đính chính cho quan niệm sai lầm này thì niềm tin tự kỷ = thiên tài cứ vẫn tồn tại và phát tán.

Ông Amanda Batten, chuyên gia thuộc Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh, nhắn nhủ: “Không phải tất cả người tự kỷ đều có khả năng trở thành thiên tài xuất chúng”. Ngoài ra, trên thực tế, chỉ có từ 5 – 10 % số người tự kỷ có cái gọi là “khả năng khôn ngoan”, chẳng hạn như khả năng nghe nhạc và đánh lại không cần biết nhạc phổ hay vẽ được từng chi tiết của tòa nhà dù chỉ nhìn thấy nó một lần. Nhưng hầu hết những người tự kỷ còn lại thì không được như vậy.

Có đột biến gene tương đồng nhưng tự kỷ và thần đồng có liên hệ thần kinh khác nhau – Ảnh: parade.

Mới đây, nhà tâm lý học Joanne Ruthsatz, tác giả của The Prodigy’s Cousin, đến từ Đại học bang Ohio cũng đã thực hiện một nghiên cứu về thần đồng.

Sau khi xét nghiệm DNA của các thần đồng và những người trong gia đình họ, cô phát hiện ra rằng một nửa số các thần đồng có liên quan đến người thân bị tự kỷ khá gần gũi như mối quan hệ ông bà với cháu gái chẳng hạn. “Hơn 50% trẻ thần đồng có một hoặc hai người họ hàng bị tự kỷ”, nhà nữ khoa học nói.

Cô cũng tìm ra bằng chứng cho thấy cả thần đồng và những họ hàng bị tự kỷ chứa gene đột biến hoặc xuất hiện đột biến tại sợi ngắn của nhiễm sắc thể 1. Tuy nhiên, đột biến này không chia sẻ mối liên quan về mặt thần kinh mà chia sẻ chung tính cách.

Cô tiết lộ: “Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là dấu hiệu di truyền thần đồng sở hữu còn những người thân tự kỷ của họ lại không”. Joanne Ruthsatz trả lời phỏng vấn ngày 15.3 vừa qua rằng theo cô, nếu tìm ra được thần kinh của hai đối tượng nói trên khác nhau như thế nào thì có thể dẫn đến cách chữa trị tốt hơn cho người tự kỷ.

Phân tích như vậy để thấy rằng tự kỷ không phải là biểu hiện của thiên tài, thần đồng như nhiều người đang hiểu lầm dù cho rằng giữa chúng có mối liên hệ và nhiều biểu hiện na ná nhau.

Benh.vn (Theo Khampha) (nypost)

Bài viết Sự thật về mối liên hệ giữa thiên tài và tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-that-ve-moi-lien-he-giua-thien-tai-va-tu-ky-9268/feed/ 0
Đừng thấy con là thần đồng mà vội vui mừng https://benh.vn/dung-thay-con-la-than-dong-ma-voi-vui-mung-6837/ https://benh.vn/dung-thay-con-la-than-dong-ma-voi-vui-mung-6837/#respond Thu, 16 Aug 2018 09:53:48 +0000 http://benh2.vn/dung-thay-con-la-than-dong-ma-voi-vui-mung-6837/ Theo tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng 30% trẻ tự kỷ có chỉ số IQ bình thường, 10% là thần đồng, số còn lại là chậm phát triển trí tuệ.

Bài viết Đừng thấy con là thần đồng mà vội vui mừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng 30% trẻ tự kỷ có chỉ số IQ bình thường, 10% là thần đồng, số còn lại là chậm phát triển trí tuệ.

Chính vì vậy, các bà mẹ đừng vội mừng khi thấy đứa con 2-3 tuổi của mình có thể đọc sách vanh vách hay biết làm toán. Các dấu hiệu được cho là “thần đồng” này có thể là một triệu chứng tự kỷ – hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em.

Những dấu hiệu như sớm biết đọc, biết làm toán… ở trẻ nhỏ được gọi là “khả năng bất thường” và 10% số trẻ tự kỷ có đặc điểm này. Tuy nhiên, sự thông minh kỳ lạ này thường chỉ biểu hiện ở một khía cạnh, còn về tổng thể, trẻ vẫn bị rối loạn phát triển. Nếu không điều trị, những khả năng ấy cũng có thể mất đi, chỉ còn lại một đứa trẻ không có khả năng hòa nhập với cuộc sống.

Thần đồng

Các bậc phụ huynh đừng vội vui mừng khi thấy con mình biết đọc sớm hay làm Toán vèo vèo.

Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà cho biết, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện nhi Trung ương từng tiếp nhận một số ca tự kỷ có dấu hiệu “thần đồng”. Cụ thể, từ hồi 2-3 tuổi, các bé đã biết đọc vanh vách các dòng chữ trên sách báo, trên tường, biển quảng cáo… và được báo chí nêu tên như một hiện tượng kỳ diệu.

Do quá tự hào về con, bố mẹ không để ý đến những biểu hiện khác lạ này. Khi nhận ra thì các bé đã lớn. Có bé mặc dù đã học đến lớp 8 nhưng lại không theo kịp chúng bạn, bố mẹ cho đi học chỉ để bé không khóc đòi mà thôi.

Có một thực tế là, nếu những trẻ “thần đồng” được khám ngay từ nhỏ, bác sĩ sẽ phát hiện ra những bé tuy đọc vanh vách nhưng lại không hiểu gì. Nhiều bé biết hết bảng cửu chương nhưng không hề làm được phép tính 1+1. Có bé thuộc làu cả bảng nội quy mấy chục điều dài dằng dặc, song khi bác sĩ hỏi có hiểu gì không thì bé cũng lặp lại một cách dập khuôn: “Có hiểu gì không?”.

Nhiều trẻ tự kỷ biết đọc sớm và có sự ham thích kỳ lạ với các con chữ và số. Điều này đã khiến cha mẹ vui mừng, tự hào. Họ đem rất nhiều sách báo cho con xem mà không hề biết rằng, làm như vậy chỉ càng đẩy trẻ vùi mình vào các đồ vật ấy và bệnh ngày càng nặng thêm. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý đến con nhiều hơn khi có biểu hiện “thần đồng”. Nếu có các dấu hiệu tự kỷ thì nên đưa con đi khám ngay.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Đừng thấy con là thần đồng mà vội vui mừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-thay-con-la-than-dong-ma-voi-vui-mung-6837/feed/ 0
Các chất độc có liên quan chứng tự kỷ https://benh.vn/cac-chat-doc-co-lien-quan-chung-tu-ky-3946/ https://benh.vn/cac-chat-doc-co-lien-quan-chung-tu-ky-3946/#respond Sun, 22 Jul 2018 04:46:34 +0000 http://benh2.vn/cac-chat-doc-co-lien-quan-chung-tu-ky-3946/ Bệnh tự kỷ và một số rối loạn thần kinh đặc thù thường liên quan ít hay nhiều do yếu tố gen di truyền. Nhưng gần đây, các nhà độc chất học tâm thần trẻ em đã chỉ ra 10 độc chất hoá học có liên quan chặt chẽ đến chứng bệnh này.

Bài viết Các chất độc có liên quan chứng tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tự kỷ và một số rối loạn thần kinh đặc thù thường liên quan ít hay nhiều do yếu tố gen di truyền. Nhưng gần đây, các nhà độc chất học tâm thần trẻ em đã chỉ ra 10 độc chất hoá học có liên quan chặt chẽ đến chứng bệnh này.

Trên tạp chí khoa học về Sức khỏe Môi trường của Hoa Kỳ (Environmental Health Perspectives), các nhà khoa học đã chỉ ra một mối tương quan chặt chẽ cần phải cảnh giác giữa bệnh tự kỷ, các rối loạn thần kinh với các độc chất hoá học. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những chứng bệnh này đều ít nhiều có liên quan tới các độc chất. Tiếp xúc với các độc chất là một nguyên nhân có liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ

Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 3% các bệnh và rối loạn thần kinh tâm thần ở trẻ em như rối loạn bệnh dạng tự kỷ, bệnh tăng động giảm trí nhớ ở trẻ em là do tiếp xúc với chất độc hoá học gây ra. Những nạn nhân này bị bệnh là do nhiễm chất độc quá cao trong máu. Còn khoảng 25% bệnh và rối loạn thần kinh là do sự tương tác giữa gen và yếu tố môi trường. Trong nhóm này có bệnh tự kỷ. Danh sách một số chất độc sau đáng chú ý:

Chì

Chì là một hợp chất hay được sử dụng trong công nghiệp và đời sống như nghành công nghiệp in, sơn, nhuộm và một số nơi là hợp chất pha vào xăng chế phẩm… Nhưng chì là yếu tố gây hại trên thần kinh trung ương.

Sẽ không có gì đáng bàn thêm với chì nồng độ cao. Vì người ta đã nghiên cứu và thấy rằng khi bị nhiễm độc chì thì bệnh não chì xuất hiện. Đương nhiên khả năng trí tuệ và chức năng thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.

Năm 2008, Todd A. Jusko và một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ngay cả nồng độ ở ngưỡng 10µg/dl máu cũng đủ gây ra giảm năng lực trí tuệ. Khi điều tra nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ và mức độ thông minh của trẻ em dưới 6 tuổi, các nhà nghiên cứu thấy bất ngờ khi chì đã là yếu tố làm suy giảm nghiêm trọng năng lực này ở trẻ em. Đặc biệt hơn, ở những trẻ mắc bệnh tự kỷ thì mối tương quan này càng trở nên rõ ràng.

Do đó, khuyến cáo của các nhà độc chất học là tránh tối đa nhiễm độc chì ở trẻ em, nhất là trẻ em có nguy cơ tự kỷ

Hợp chất của thủy ngân

Sự cảnh báo tiếp theo là dành cho thủy ngân và các hợp chất của kim loại lỏng độc nhất vô nhị này. Thuỷ ngân là một kim loại hết sức đặc biệt, nó có đặc điểm chung của hầu hết mọi kim loại ở thể rắn nhiệt độ thông thường, nhưng thuỷ ngân lại tồn tại ở dạng lỏng. Chính điểm đặc biệt này đã giúp cho thủy ngân có một chỗ đứng không thể thay thế trong công nghiệp đo lường và điện tử.

 

Thủy ngân là một trong những chất gây rối loạn thần kinh (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra thuỷ ngân là thủ phạm gây rối loạn thần kinh và các rối loạn dạng tự kỷ ở trẻ em. Oken và cộng sự năm 2008 đã công bố trên tạp chí khoa học Sức khỏe Môi trường về nguy cơ này. Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu về nồng độ nhiễm thuỷ ngân từ những bà mẹ mang thai “nghiện” hải sản nhiễm độc thuỷ ngân và thấy rằng những bà mẹ mà có nồng độ thuỷ ngân cao trong hồng cầu thì năng lực hoạt động nhanh nhạy của trí tuệ bị giảm sút. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ này có năng lực hoạt động của não bộ kém hơn những đứa trẻ bình thường và có các rối loạn tương tự như tự kỷ.

Phospho hữu cơ

Phospho hữu cơ là hợp chất vô cùng hữu dụng trong công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng. Nhưng nó đang bị chỉ ra là thủ phạm diệt luôn cả chức năng của não bộ.

Năm 2007, Brenda Eskenazi và các cộng sự đã đăng tải công bố khoa học của mình trên tạp chí Sức khoẻ Môi trường rằng có sự liên quan vô cùng chặt chẽ của phospho hữu cơ trên sự phát triển tinh thần trẻ em.

Điểm đặc sắc của công trình nghiên cứu này là đã chỉ ra bệnh nhiễm độc thần kinh nghề nghiệp của phospho hữu cơ không những xảy ra với những người hoạt động nghề nghiệp liên quan đến bệnh này. Nó đã xảy ra với cả trẻ em, những đối tượng được cho là tiếp xúc không chuyên với chất độc này.

Đo đạc sự hoạt động của não bộ thông qua các test đánh giá thần kinh, tâm lý, sự phát triển tinh thần vận động, Brenda Eskenazi đã chỉ ra tất cả những trẻ em có tiền sử tiếp xúc với không khí có nhiều thuốc trừ sâu đều bị giảm năng lực hoạt động của não bộ. Khả năng phát triển tinh thần và vận động của những đứa trẻ này đều giảm. Cần chú ý là kết quả thu được rất khách quan vì chúng chỉ là những đứa trẻ 24 tháng tuổi. Do đó mà lời khuyên mạnh mẽ là cần phải tránh những nơi có nhiễm độc phospho hữu cơ đối với trẻ em.

Clo hữu cơ

Cũng là tác giả Eskenazi, nhưng trong năm 2008, nhà nghiên cứu này đã công bố một công trình khác liên quan đến clo hữu cơ và mối nguy của nó với sự phát triển não bộ trẻ em. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan vô cùng xấu của các hợp chất clo hữu cơ với sự phát triển của não bộ và các rối loạn thần kinh.

Những đứa trẻ được sinh ra từ vùng quê sử dụng nhiều thuốc trừ sâu của clo bị giảm sự phát triển của não bộ. Điều này được thể hiện qua kết quả đánh giá thần kinh tâm lý và sự hoạt động tinh thần của trẻ em. Nhóm nghiên cứu đã điều tra các em nhỏ ở độ tuổi 6 tháng tuổi, 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Kết luận thu được là hoạt động não bộ của các em rất chậm và nếu cứ đà này thì nguy cơ bị rối loạn thần kinh và tự kỷ là rất lớn. Không có gì tốt hơn là tránh nguy cơ hít phải thuốc trừ sâu có chứa clo hữu cơ. Điều đó có lợi hơn cho thần kinh.

Các hợp chất hữu cơ đa vòng

Chất độc không thể không nhắc tới là các hợp chất hữu cơ đa vòng. Đây là những hợp chất vô cùng thông dụng và cần thiết trong công nghiệp liên quan đến dầu mỏ, hoá dầu, bào chế chất thơm… Nhưng thật không may là nó lại làm giảm năng lực trí tuệ ở trẻ em, đồng thời đứa trẻ cũng xuất hiện các rối loạn dạng tự kỷ.

Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu của Perera đăng tải trên tạp chí Nhi khoa năm 2009. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã đo đạc nồng độ của các hợp chất hữu cơ đa vòng (vốn dễ bay hơi trong không khí) và chức năng não bộ ở trẻ em 5 tuổi. Kết quả thật đáng tiếc, những trẻ em hít thường xuyên không khí có chứa các hợp chất này thì thang điểm IQ đo trí thông minh đều bị giảm sút. Khả năng phản ứng của não bộ trở nên giảm hẳn đi và có vẻ như não bộ bị “chậm” đi đến kinh ngạc. Điều đó cho phép kết luận hợp chất hữu cơ đa vòng đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thần kinh trung ương

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Các chất độc có liên quan chứng tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-chat-doc-co-lien-quan-chung-tu-ky-3946/feed/ 0
Nhận biết hội chứng chậm nói, tăng động và tự kỷ ở trẻ https://benh.vn/nhan-biet-hoi-chung-cham-noi-tang-dong-va-tu-ky-o-tre-9302/ https://benh.vn/nhan-biet-hoi-chung-cham-noi-tang-dong-va-tu-ky-o-tre-9302/#respond Thu, 19 Jul 2018 07:05:05 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-hoi-chung-cham-noi-tang-dong-va-tu-ky-o-tre-9302/ Một trong những căn bệnh khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại và quan tâm là chứng tự kỷ ở trẻ. Nếu không thực sự hiểu rõ chứng bệnh này, cha mẹ có thể sẽ quan tâm thái quá hoặc thờ ơ với những biểu hiện khác thường ở con, cũng như chưa thấy hết được tầm quan trọng khi các con được hỗ trợ can thiệp sớm và kịp thời.

Bài viết Nhận biết hội chứng chậm nói, tăng động và tự kỷ ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong những căn bệnh khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại và quan tâm là chứng tự kỷ ở trẻ. Nếu không thực sự hiểu rõ chứng bệnh này, cha mẹ có thể sẽ quan tâm thái quá hoặc thờ ơ với những biểu hiện khác thường ở con, cũng như chưa thấy hết được tầm quan trọng khi các con được hỗ trợ can thiệp sớm và kịp thời.

Cứ 10 trẻ mắc chứng tự kỷ thì có đến 20% trẻ đã từng mắc phải chứng tăng động.

Chậm nói có phải biểu hiện chứng tự kỷ ở trẻ?

Chậm nói là một trong những dấu hiện khá điển hình của hội chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ.

Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng là: chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ hay còn gọi là chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường, trẻ có thêm một vài biểu hiện như khả năng hiểu ngôn ngữ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để làm kiểm tra tâm lý và loại trừ.

Nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà hoặc cho bé tiếp xúc với cộng động như đến lớp và không cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác.

Trẻ tăng động khiến cha mẹ lo ngại

Tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thường gặp, có thể ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh cuộc sống của một đứa trẻ. Biểu hiện này không phải là chứng rối loạn tự kỷ.

Tuy nhiên, khoảng 2/3 số trẻ tăng động có ít nhất một triệu chứng giống với chứng tự kỷ ở trẻ và đến một nửa trẻ tự kỷ cũng có những triệu chứng ở trẻ tăng động. Triệu chứng tăng động giảm chú ý có thể làm chậm chẩn đoán rối loạn tự kỷ.

Một nghiên cứu quan trọng tại bệnh viện nhi Boston, Mỹ đã chỉ ra rằng: cứ 10 trẻ mắc chứng tự kỷ thì có đến 20% trẻ đã từng mắc phải chứng tăng động, giảm chú ý; trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến các chẩn đoán tự kỷ của chuyên gia chậm lại trung bình 3 năm; sau 6 tuổi, trẻ tăng động có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao gấp 30 lần.

Sự thiếu tập trung, bốc đồng ở trẻ tăng động bao giờ cũng biểu hiện rõ ràng hơn so với các dấu hiệu khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi lặp lại ở trẻ tự kỷ… Kết quả là nhiều triệu chứng của tăng động giảm chú ý đã làm lu mờ các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ, dẫn tới việc khó khăn trong việc chẩn đoán chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ.

Đó cũng là lý do phải mất trung bình tới 3 năm mới phát hiện ra trẻ thực sự bị tự kỷ hay tăng động đơn thuần. Hiểu theo một cách khác thì 3 năm này chính là khoảng thời gian vàng cho sự tiếp nhận điều trị ở trẻ cũng như tạo nên một sự khác biệt lớn trong tương lai của mỗi bé.

Vai trò của não bộ trong phát triển của trẻ

Phát triển tâm vận động ở trẻ em là quá trình liên tục từ sau khi sinh đến tuổi trưởng thành. Trình tự của các lĩnh vực phát triển là giống nhau ở mọi trẻ em, nhưng có thể khác nhau về tốc độ. Quá trình này có liên quan mật thiết với sự phát triển của não bộ, mức độ hoàn thiện và trưởng thành của hệ thần kinh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường nuôi dưỡng.

Giải pháp hiệu quả trong hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ để hình thành ngôn ngữ, cải thiện tình trạng chậm nói, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và hành vi là sử dụng các sản phẩm đặc hiệu bổ não, kết hợp với yếu tố bên ngoài là môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài viết Nhận biết hội chứng chậm nói, tăng động và tự kỷ ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-hoi-chung-cham-noi-tang-dong-va-tu-ky-o-tre-9302/feed/ 0
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/ https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/#respond Wed, 18 Jul 2018 05:53:47 +0000 http://benh2.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/ Số trẻ tự kỷ đang tăng rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố. Hiện, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ tự kỷ đang được trị liệu phục hồi chức năng cao gấp 3 lần so với một vài năm trước, trung bình mỗi năm có khoảng 6.000 ca… Liệu trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Bài viết Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Số trẻ tự kỷ đang tăng rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố. Hiện, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ tự kỷ đang được trị liệu phục hồi chức năng cao gấp 3 lần so với một vài năm trước, trung bình mỗi năm có khoảng 6.000 ca… Liệu trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Theo các chuyên gia, khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào 3 yếu tố: thời điểm can thiệp (tốt nhất là 18 – 36 tháng tuổi, khi trẻ đang học nói, cũng là lúc não phát triển nhanh nhất), sau đó là nội dung can thiệp và sự kiên trì của cha mẹ. Nếu đảm bảo cả 3 yếu tố này, tỷ lệ trẻ trở lại bình thường là 30%; số còn lại đều có tiến bộ rõ rệt.

Trên thực tế, việc phát hiện trẻ tự kỷ rất khó khăn vì hiện, rất ít bác sĩ có hiểu biết về hội chứng này. Nhiều trường hợp phụ huynh phát hiện thấy biểu hiện khác lạ của con như chậm nói, hiếu động… nhưng bác sĩ lại bảo không sao cả, bé vẫn bình thường. Đến khi các biểu hiện quá rõ ràng thì bệnh mới được phát hiện.

Xét về chuẩn mực thế giới, trẻ tự kỷ phải được phục hồi chức năng bằng chương trình can thiệp thường xuyên liên tục: 8 giờ/ngày, 22 ngày/tháng, kéo dài tối thiểu 6 tháng và mỗi kỹ thuật viên sẽ phụ trách một bé.

Đại diện Bệnh viện nhi Trung ương cho biết, việc điều trị trẻ tự kỷ ở Việt Nam còn rất hạn chế vì các trung tâm phục hồi chức năng cho đối tượng này chỉ có ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Trong khi đó, tỷ lệ tự kỷ là 0,2%. Việc điều trị cần liên lục và lâu dài nên phần lớn bệnh nhi ở các tỉnh không có điều kiện ra thành phố.

Thêm nữa, mặc dù bệnh viện ở 2 thành phố này đều đang trị liệu cho các bé theo chương trình hiện đại của thế giới nhưng do bệnh nhân quá đông nên phải rút ngắn liệu trình. Mỗi cháu chỉ được can thiệp nửa tiếng mỗi ngày trong 2-3 tuần rồi nghỉ 1 tháng trước khi bắt đầu liệu trình mới.

Ngoài ra, khó khăn nhiều khi cũng lại đến từ các bậc cha mẹ. Nhiều người nhận ra các dấu hiệu bất thường của con từ rất sớm nhưng không muốn tin con mình bị tự kỷ. Theo các chuyên gia, trong số những trẻ có chẩn đoán tự kỷ, chỉ có 1/3 là được bố mẹ cho can thiệp, số còn lại chữa bằng châm cứu, bấm huyệt hoặc Đông dược. Một số phụ huynh khác cho con điều trị sớm nhưng không đủ kiên trì, thấy có tiến bộ đã ngừng, sau đó phải đưa trẻ quay lại bệnh viện trong tình trạng nặng và phải can thiệp lâu hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ có con tự kỷ nên dành nhiều thời gian chơi với con hơn so với các trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ cần được đưa đến nơi công cộng, nơi có đông người để học nói, học giao tiếp hay rèn luyện khả năng tập trung chú ý… Nếu không có điều kiện trị liệu, việc cho trẻ đi học mẫu giáo cũng có thể đem lại nhiều lợi ích…

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/feed/ 0
Tin vui: Sắp có thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ https://benh.vn/tin-vui-sap-co-thuoc-dieu-tri-chung-tu-ky-cho-tre-9674/ https://benh.vn/tin-vui-sap-co-thuoc-dieu-tri-chung-tu-ky-cho-tre-9674/#respond Tue, 17 Jul 2018 07:20:50 +0000 http://benh2.vn/tin-vui-sap-co-thuoc-dieu-tri-chung-tu-ky-cho-tre-9674/ Theo đánh giá và số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em bị tự kỷ trên thế giới ngày càng gia tăng. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân các bé mà kéo theo một hệ lụy cho thế hệ tương lai. Vừa qua, một thử nghiệm lâm sàng thắp lên hi vọng về loại thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ trong tương lai.

Bài viết Tin vui: Sắp có thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo đánh giá và số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em bị tự kỷ trên thế giới ngày càng gia tăng. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân các bé mà kéo theo một hệ lụy cho thế hệ tương lai. Vừa qua, một thử nghiệm lâm sàng thắp lên hi vọng về loại thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ trong tương lai.

Mở ra hy vọng mới

Hiện nay không có loại thuốc nào được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các triệu chứng chủ yếu của hội chứng rối loạn tự kỷ (ASD). Tuy nhiên những phát hiện mới được công bố trên tạp chí Annals of Neurologics Clinical and Translational giúp mở ra cánh cửa để lựa chọn phương pháp điều trị mới cho trẻ bị ASD.

Trong nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1/2 tại Trường Y San Diego (UCSD), các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của một loại thuốc có tên suramin được sử dụng với trẻ em bị ASD.

Cụ thể, 10 bé trai bị chứng tự kỷ trong độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi đã được tham gia nghiên cứu điều trị. Trong đó 5 bé sử dụng suramin và 5 bé còn lại dùng giả dược. Ghi nhận từ 5 bé sử dụng suramin có những cải thiện đáng kể trong ngôn ngữ và hành vi, không có phản ứng phụ nghiêm trọng báo cáo.

Tiến sĩ Robert Naviaux, tác giả đầu tiên và là giáo sư y khoa, khoa nhi chia sẻ trên tạp chí Healthline: “Chúng tôi không có kỳ vọng rằng sẽ có kết quả thống kê quan trọng trong hành vi chính của cả 5 đứa trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng trung bình nhóm bé sử dụng suramin có điểm cải thiện 1,6 điểm trong bảng so sánh kết quả chẩn đoán tự kỷ ADOS của chúng sau 6 tuần, trong khi nhóm dùng giả dược không thay đổi.”

Ông nói thêm: “Rối loạn phổ tự kỷ được định nghĩa là có một điểm ADOS từ 7 đến 10, với 10 là cao nhất. Các đứa trẻ nghiên cứu có điểm ADOS trung bình là 8,6. Sau 6 tuần, mức trung bình là 7,0 “.  Trong số những trẻ tham gia sử dụng suramin, các tác giả nghiên cứu tìm thấy những thay đổi trong ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, hành vi lặp đi lặp lại, kỹ năng đối phó, bình tĩnh và tập trung.

Lộ trình thử nghiệm để có thuốc điều trị tự kỷ

Để những phát hiện trên có thể được sao chép một cách an toàn, cần phải có những nghiên cứu theo dõi lớn hơn bởi các chuyên gia cho rằng những dấu hiệu của ASD ở các trẻ là khác nhau và chúng thường bị chồng chéo khiến cho việc xác định nguyên nhân và cách điều trị gặp khó khăn. Vì thế, để đánh giá tác động của nhiều liều suramin trong một khoảng thời gian dài hơn, Naviaux dự định tiến hành các nghiên cứu tiếp theo lớn hơn.

Tiến sĩ Robert Naviaux kết luận: “Chúng tôi sẽ phải làm bài kiểm tra tiếp theo với 40 đến 60 trẻ em tại một vài địa điểm khác nhau. “Đó sẽ là nghiên cứu an toàn và hiệu quả. Chúng ta sẽ xem xét từ 40 đến 60 trẻ em và đặt câu hỏi, có ba liều thuốc suramin được cho trong vòng 3 tháng một cách an toàn và hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng chính của chứng tự kỷ là gì? “

Với kết quả trên, hy vọng nghiên cứu có thể giúp đưa ra các chiến lược điều trị an toàn và hiệu quả, không chỉ đối với chứng tự kỷ mà còn cho nhiều tình trạng sức khoẻ khác. Ông nói: “Những gì chúng ta học được từ chứng tự kỷ cũng cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về sinh học sâu và các bệnh mãn tínhv phức tạp, như hội chứng mỏi mãn tính, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn trầm cảm và nhiều hơn nữa.

Benh.vn (Theo Vietnamnet & Healthline)

Bài viết Tin vui: Sắp có thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tin-vui-sap-co-thuoc-dieu-tri-chung-tu-ky-cho-tre-9674/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-benh-tu-ky-6835/ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-benh-tu-ky-6835/#respond Wed, 11 Jul 2018 05:53:46 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-benh-tu-ky-6835/ Thông thường, trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường nhưng sau đó, các khả năng đã có lại mất dần đi… Bệnh tự kỷ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, trẻ tự kỷ là khi có những biểu hiện, triệu chứng gì.

Bài viết Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tự kỷ hay còn được gọi là chứng rối loạn phát triển lan tỏa – là một trong những chứng rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất.

Thông thường, trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường nhưng sau đó, các khả năng đã có lại mất dần đi… Bệnh tự kỷ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, trẻ tự kỷ là khi có những biểu hiện, triệu chứng gì.

Không giao tiếp

Trẻ mắc bệnh tự kỷ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay. Khi muốn yêu cầu vật gì, trẻ không biết chỉ mà cầm tay bố mẹ đặt lên vật đó.

Không chơi với ai, chỉ một mình

Trẻ tự kỷ không hề biết chia sẻ niềm vui hay mối quan tâm với người khác, chẳng hạn như khoe áo đẹp, mang cho mọi người xem đồ chơi mình thích… Thực tế, trẻ không quan tâm, biểu lộ tình cảm với người khác và nhìn người như nhìn đồ vật.

Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói

Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp (người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời được mà lặp lại chính câu hỏi)… là những biểu hiện chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu tự kỷ.

Không biết chơi đồ chơi

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chỉ chọn chơi vài thứ nhưng lại không dùng đúng chức năng của món đồ chơi đó, chẳng hạn với ô tô thì bé chỉ lật lên hay quay bánh xe. Cũng có trường hợp trẻ chỉ chú ý đến các chi tiết của đồ vật.Trẻ có thể “nghiên cứu” các chi tiết một cách say sưa mê mải trong khi cha mẹ không biết lại nghĩ con mình có phong thái bác học…

Bị cuốn hút bởi những thứ kỳ lạ

Trẻ mắc bệnh tự kỷ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật,chẳng hạn như lon sữa, cái que hay viên sỏi… Trẻ tự kỷ cũng thường bị cuốn hút bởi những vận động khác thường như vào phòng là nhìn ngay quạt trần, đèn và đặc biệt rất thích quảng cáo trên truyền hình.

Hoạt động chân tay bất thường

Trẻ mắc bệnh tự kỷ còn có những cử chỉ tay chân bất thường, rập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay… Do không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ. Thậm chí, các bé có thể lao ra đường hay xe cộ qua lại mà vẫn ngồi yên.

Không thích sự thay đổi

Trẻ mắc bệnh tự kỷ không bắt chước như mọi trẻ em khác và không thích nghi với sự thay đổi. Khi đang chơi một đồ chơi, nếu ai đó lấy đi hoặc thay đổi vị trí, bé sẽ lăn ra khóc, đập đầu, giật tóc…

Các giác quan bất thường

10% trẻ mắc bệnh tự kỷ bị điếc nhưng vẫn nghe được một số loại âm thanh. Trong khi đó, có nhiều trẻ “giả điếc”, bố mẹ gọi thì giống như không nghe nhưng lại rất thính với một số tiếng nhạc. Khứu giác, vị giác cũng bất thường, có trẻ không chịu ăn cơm, chỉ ăn chất bẩn, phân…

Hiếu động hoặc không hoạt động

Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ đều rất hiếu động, chạy nhảy, phá phách mà không biết mệt. Một số khác thì lại lờ đờ, tuyệt đối không có bất kỳ một hoạt động nào.

Trên thực tế, tự kỷ chỉ có thể chẩn đoán sau 18 tháng tuổi nhưng trước đó đã có những dấu hiệu sớm như: khóc nhiều, nhận biết kém, ít quan tâm đến bố mẹ, không biết lạ quen, mắt nhìn xa vắng… Chính vì thế, nếu nghi ngờ, cha mẹ nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ nhi khoa để theo dõi.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-benh-tu-ky-6835/feed/ 0