Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 Mar 2021 07:12:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tai biến khi truyền dịch và những lưu ý https://benh.vn/truyen-dich-va-nhung-tai-bien-co-the-gap-phai-5253/ https://benh.vn/truyen-dich-va-nhung-tai-bien-co-the-gap-phai-5253/#respond Fri, 19 Mar 2021 05:20:17 +0000 http://benh2.vn/truyen-dich-va-nhung-tai-bien-co-the-gap-phai-5253/ Hiện nay viêc truyền dịch được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay tại nhà. Truyền dịch là một liệu pháp điều trị có hiệu quả tuy nhiên việc lạm dụng truyền dịch không hiểu biết đầy đủ về những mặt trái của truyền dịch dẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong.

Bài viết Tai biến khi truyền dịch và những lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay viêc truyền dịch được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay tại nhà. Truyền dịch là một liệu pháp điều trị có hiệu quả tuy nhiên việc lạm dụng truyền dịch không hiểu biết đầy đủ về những mặt trái của truyền dịch dẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong.

Đối tượng nào cần truyền dịch?

Không phải người nào khi bị ốm cũng cần truyền dịch. Truyền dịch chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau.

  • Thứ nhất là: những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống.

Những trường hợp này là những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn…); bệnh nhân nôn nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được… Mục tiêu của truyền dịch trong trường hợp này là bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.

tai_bien_khi_truyen_dich

Truyền dịch là liệu pháp điều trị ở cơ sở y tế

  • Thứ hai là: truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa (như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…), bệnh nhân nặng, bụng chướng chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn ở những khoa hồi sức cấp cứu. Truyền cho những bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng.

Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.

  • Thứ ba là: truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu. Hoặc thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu và cuối cùng, truyền dịch để nhằm mục tiêu điều trị như truyền albumin trong bệnh vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh, truyền dịch để tăng thể tích nước tiểu (tăng bài niệu) trong một số bệnh lý nhiễm độc.

Những tai biến có thể gặp khi truyền dịch

Truyền dịch, cũng như tất cả các liệu pháp điều trị khác, đều có thể gây nên những tai biến với một tỷ lệ nhất định. Các tai biến khi truyền dịch phổ biến như sau.

Sốc phản vệ là tai biến đáng sợ và nguy hiểm nhất

Có nguyên nhân là do các thành phần trong dịch truyền, do thuốc pha trong dịch truyền gây nên. Tai biến này có thể xảy ra ngay khi vừa truyền dịch với những biểu hiện như tức ngực, khó thở, co thắt thanh quản, co thắt phế quản, vật vã, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt… và bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Loại tai biến thứ hai, hay gặp hơn, đó là phù phổi cấp

Do truyền một lượng dịch quá nhiều hoặc truyền với tốc độ quá nhanh. Một lượng dịch khá lớn vào tim phải sẽ được bơm lên phổi và ứ tại đây do tim trái không kịp đẩy dịch ra ngoại biên và kết quả là dịch thoát vào phổi, ngăn cản quá trình trao đổi ôxy tại phổi gây suy hô hấp.

Phù phổi cấp thường xảy ra sau khi một lượng khá lớn dịch đã được truyền vào bệnh nhân hoặc tốc độ truyền quá nhanh. Biểu hiện sớm nhất của tai biến này là mạch nhanh, tức ngực, khó thở, muộn hơn bệnh nhân có các triệu chứng như khó thở dữ dội, tím môi đầu chi hoặc tái nhợt, ho, khạc bọt hồng, nghe phổi có nhiều rales ẩm hai bên, chụp Xquang phổi có đám mờ hình cánh bướm hai phế trường.

Loại tai biến thứ ba của truyền dịch đó là những biểu hiện dị ứng không phải sốc phản vệ

Những biểu hiện này có thể xảy ra sớm trong khi truyền dịch hoặc muộn hơn sau khi đã truyền xong dịch. Triệu chứng của dị ứng rất dễ phát hiện khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bứt rứt, nổi mẩn ngứa khu trú hoặc toàn thân. Đây cũng là một tai biến có nguyên nhân do các thành phần trong dịch truyền hoặc do thuốc pha trong dịch truyền gây nên.

Truyền dịch cũng có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ đặt kim truyền hoặc nhiễm khuẩn toàn thân, thậm chí nhiễm khuẩn huyết hết sức nguy hiểm.

Các loại dịch truyền luôn được sản xuất và bảo quản sao cho được vô khuẩn tuyệt đối nhưng trong một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua bộ dây truyền dịch, chai dịch bị rò rỉ, bị nhiễm khuẩn, do sát khuẩn khu vực đặt kim truyền không đảm bảo… Biến chứng này xảy ra muộn hơn, thường là một vài ngày sau khi truyền dịch.

tai_bien_khi_truyen_dich

Người bệnh chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải thực hiện tại cơ sở y tế có đủ điều kiện xử trí tai biến. Ảnh: TL

Mặc dù ít gặp, nhưng cũng phải kể đến những biến chứng khác có thể xảy ra khi truyền dịch như chảy máu, tụ máu nơi đặt kim truyền; tắc mạch phổi do để khí vào dây truyền; hạ thân nhiệt khi truyền dịch không được làm ấm vào mùa lạnh. Truyền dịch cũng có thể làm tăng đường máu (với dịch có chứa đường), làm tăng natri máu (với dịch có chứa muối) ở một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt.

Cần chú ý gì khi truyền dịch?

  • Cách tốt nhất để tránh những tai biến do truyền dịch là chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Để tránh những tai biến có thể gặp khi truyền dịch, cần phải chú ý một số điểm như truyền dịch với một số lượng vừa đủ và tốc độ truyền hợp lý; khi truyền dịch phải theo dõi thường xuyên tình trạng của bệnh nhân; phải luôn trang bị những phương tiện và thuốc cấp cứu sốc phản vệ như adrenaline
  • Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí những tai biến do truyền dịch trừ một số trường hợp đặc biệt cấp cứu phải truyền tại nhà bệnh nhân hoặc trên đường, trên phương tiện giao thông…
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch ví dụ như chỉ truyền “nước biển” để hạ sốt, truyền đạm “hoa quả” (dịch truyền cung cấp một số loại vitamin) để cho khỏe hơn bởi vì trong nhiều trường hợp, những rủi ro đã xảy ra.

Theo TS, BS Vũ Đức Định

Bài viết Tai biến khi truyền dịch và những lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/truyen-dich-va-nhung-tai-bien-co-the-gap-phai-5253/feed/ 0
Khi nào thì cơ thể cần truyền dịch https://benh.vn/khi-nao-thi-co-the-can-truyen-dich-4379/ https://benh.vn/khi-nao-thi-co-the-can-truyen-dich-4379/#respond Wed, 17 Mar 2021 04:55:20 +0000 http://benh2.vn/khi-nao-thi-co-the-can-truyen-dich-4379/ Trước đây việc truyền dịch cho người bệnh chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế và theo chỉ định của bác sỹ. Nhưng hiện nay, việc truyền dịch đơn giản, dễ dàng hơn... Chỉ cần người bệnh có nhu cầu thì có thể mời bác sỹ, y tá đến truyền tại nhà.

Bài viết Khi nào thì cơ thể cần truyền dịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước đây việc truyền dịch cho người bệnh chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế và theo chỉ định của bác sỹ. Nhưng hiện nay, việc truyền dịch đơn giản, dễ dàng hơn… Chỉ cần người bệnh có nhu cầu thì có thể mời bác sỹ, y tá đến truyền tại nhà.

Vậy dịch truyền là gì, khi nào cần truyền dịch? Truyền dịch không theo chỉ định của bác sỹ có ảnh hưởng gì không?

Dịch truyền là gì?

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Cần truyền dịch ở đâu?

  • Các bệnh viện.
  • Cơ sở y tế.

truyền dịch

Truyền dịch (Ảnh minh họa) 

Yêu cầu khi truyền dịch

  • Người truyền dịch phải là những cán bộ y tế có nghiệp vụ, chuyên môn trong việc truyền dịch.
  • Tuân thủ các quy định trong truyền dịch như: tốc độ truyền, thời gian, số lượng..
  • Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
  • Phải có đầy đủ những dụng cụ, thiết bị xử lý khi xảy ra tai biến.
  • Người bệnh phải được theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch…

Có những loại dịch truyền nào?

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản:

  • Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu: dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…
  • Nhóm đặc biệt: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Khi nào thì cần phải truyền dịch

  • Khi một trong các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép.
  • Bác sỹ sẽ căn cứ vào các kết quả của xét nghiệm của người bệnh để quyết định trường hợp nào cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, khi các bác sĩ chưa có kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân bị: mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật.

Truyền dịch không đúng sẽ nguy hiểm như thế nào?

1. Phản ứng nhẹ:

  • Gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền.

2. Phản ứng nặng hơn:

  • Gây viêm tĩnh mạch (nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương)

3. Tai biến nguy hiểm:

  • Phản ứng toàn thân khiến bệnh nhân rét run, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… dẫn đến những tai biến khó lường.

Các biểu hiện của người bệnh

  • Dị ứng.
  • Sốc.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Phù não, phù phổi..
  • Rối loạn điện giải…

Thực trạng truyền dịch tại Việt Nam

Tình trạng truyền dịch đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn… nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân còn lỏng lẻo.

Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”, nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung, họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn. Rất nhiều loại bệnh chống chỉ định với việc truyền dịch.

Chị T.T.H  xã Ea Noul (huyện Buôn Đôn)

Chị H bị cảm cúm, nhức đầu nên người mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Sau khi uống thuốc cảm, chị H đã đỡ đau đầu hơn…nhưng khi thấy trong người vẫn chưa khỏe hẳn, lại có người mách truyền nước sẽ rất tốt nên chị đến quầy dược để truyền nước hoa quả cho nhanh khỏe.

Truyền hết một chai vẫn thấy bình thường, chị truyền chai thứ 2.. Nhưng khi truyền được gần nửa chai dịch thứ 2, chị cảm thấy đầu choáng váng, nôn ói, rồi lên cơn rét run, tay chân cứng đờ, không nói được nữa.

Cô dược tá vội vàng gọi xe đưa chị vào viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị sốc phản vệ do truyền dịch, nếu chậm trong giây lát có thể sẽ không giữ được tính mạng.

Chị Đ.Đ.M 46 tuổi (Phú Thọ)

Khi thấy người mệt mỏi, ăn không ngon miệng… chị M đến trung tâm y tế gần nhà đề nghị được truyền dịch nhưng các bác sĩ từ chối, bảo không cần thiết.

Bực mình, chị M đến phòng khám tư, người ta vui vẻ truyền dịch cho chị M ngay. Đúng là vừa nhanh, vừa tiện… Tuy nhiên, sau khi truyền dịch chị M vẫn thấy người mệt mỏi… Hiện tượng này chỉ mất đi sau đó 2 tuần.

Đến bây giờ chị M vẫn không biết có phải dịch truyền làm chị đỡ mệt mỏi hay không?

Bà N.T. H 72 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội)

Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nên khi thay đổi thời tiết bà H lại bị: hắt hơi, xổ mũi, đau  mình mẩy, người mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên… bà lại mời bác sỹ về nhà để “truyền đạm”.

Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên bà nên vào viện khám, làm các xét nghiệm rồi truyền theo chỉ định của bác sỹ vì bà tuổi đã cao khi truyền dễ gây biến chứng… thì bà H tỏ ý không bằng lòng… Chỉ đến khi người hàng xóm bằng tuổi bà bị “sốc” khi mời bác sỹ đến truyền tại nhà bà mới biết “sợ” vì hậu quả của nó quá nguy hiểm.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Trần Việt Hùng – Bs Bệnh viện Bạch Mai

“Khi truyền dịch với bất cứ loại dịch truyền nào, đều có thể tiềm ẩn những tai biến xảy ra. Dịch truyền chỉ tốt đối với cơ thể thiếu nhưng khi cơ thể không “cần” thì đó sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn.

Ngoài ra, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm.

Về nước hoa quả, đây là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon nên chỉ dành cho những trường hợp yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Nó không phải là “thần dược” để có thể tái tạo làn da hay “cải lão hoàn đồng” như mọi người vẫn lầm tưởng.

Ngay cả việc đưa các dưỡng chất vào trong cơ thể qua đường máu cũng phải hết sức cân nhắc và phải được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chỉ định truyền sau khi đã có những xét nghiệm đầy đủ có kết quả về cơ thể đang thiếu hụt những gì.

Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như: phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ.

Trên thực tế, không ít trường hợp bị sốc khiến cơ thể lạnh toát hoặc tím tái ngay sau khi truyền được vài phút. Nếu không kịp thời xử lý diễn biến sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong”

Lời kết

Truyền dịch là một biện pháp tối ưu cho sức khỏe. Tuy nhiên truyền dịch chỉ thực sự có lợi khi chỉ số trung bình trong máu, các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng… Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố.

Vì vậy, khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau ốm người bệnh không nên tùy tiện mời bác sỹ về nhà hoặc đến các cơ sở khám bệnh tư nhân để truyền dịch mà phải vào bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám. Qua đó, các bác sỹ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để chỉ định truyền dịch phù hợp với thực trạng cơ thể.

Bài viết Khi nào thì cơ thể cần truyền dịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-thi-co-the-can-truyen-dich-4379/feed/ 0
Không tự ý truyền dịch khi sốt xuất huyết https://benh.vn/khong-tu-y-truyen-dich-khi-sot-xuat-huyet-2048/ https://benh.vn/khong-tu-y-truyen-dich-khi-sot-xuat-huyet-2048/#respond Sat, 04 Aug 2018 04:06:38 +0000 http://benh2.vn/khong-tu-y-truyen-dich-khi-sot-xuat-huyet-2048/ Bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, tình trạng nhập viện do sốt xuất huyết nhẹ chuyển sang nặng chiếm không ít. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu do truyền dịch không đúng ở phòng mạch tư khá nhiều.

Bài viết Không tự ý truyền dịch khi sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, tình trạng nhập viện do sốt xuất huyết nhẹ chuyển sang nặng chiếm không ít. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu do truyền dịch không đúng ở phòng mạch tư khá nhiều.

Việc truyền dịch không đúng làm cơ thể bị dư dịch khiến bệnh tiến triển xấu. Nếu may mắn không tử vong cũng làm bệnh phức tạp và kéo dài quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như cạo gió, chích lể…khi bị sốt xuất huyết, khiến tình trạng chảy máu nhiều hơn; mặc quần áo quá kín làm cơ thể sốt cao hơn; nhịn ăn uống làm cơ thể bị suy dinh dưỡng khiến bệnh càng nặng hơn.

Bác sĩ Thúy nhấn mạnh rằng, dù hiện nay sốt xuất huyết đã có liệu pháp điều trị rất tốt nhưng cũng không nên chủ quan. Vì bệnh do virut Dengua gây ra nhưng virut này có đến 4 typ, được gọi là D1, D2, D3, D4. Cơ thể con người phản ứng khác nhau với từng typ và không có miễn dịch chéo. Có nghĩa sau khi bị nhiễm 1 trong 4 týp vẫn có thể bị nhiễm các týp còn lại. Vì vậy, một người có thể bị sốt xuất huyết đến 4 lần và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Do đó, biện pháp tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bài viết Không tự ý truyền dịch khi sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khong-tu-y-truyen-dich-khi-sot-xuat-huyet-2048/feed/ 0
Dịch truyền HES và những khuyến cáo mới nhất https://benh.vn/dich-truyen-hes-va-nhung-khuyen-cao-moi-nhat-5596/ https://benh.vn/dich-truyen-hes-va-nhung-khuyen-cao-moi-nhat-5596/#respond Sun, 07 Dec 2014 05:26:58 +0000 http://benh2.vn/dich-truyen-hes-va-nhung-khuyen-cao-moi-nhat-5596/ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam cập nhật những thông tin dược lý đối với dịch truyền hydroxyethyl starch (HES).

Bài viết Dịch truyền HES và những khuyến cáo mới nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam cập nhật những thông tin dược lý đối với dịch truyền hydroxyethyl starch (HES).

Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết

Trường hợp không sử dụng

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cập nhật cho các đơn vị khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết các thông tin khuyến cáo mới nhất liên quan đến dịch truyền HES gồm: Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết, tổn thương do bỏng hoặc bệnh nhân nặng do nguy cơ tổn thương thận và tử vong liên quan đến việc sử dụng dịch truyền HES trên những đối tượng bệnh nhân này.

Cũng theo Cục Quản lý Dược, hiện còn thiếu các thông tin về độ an toàn dài hạn của dịch truyền HES sử dụng trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật. Do đó, cán bộ y tế cần thận trọng đánh giá hiệu quả/nguy cơ khi xét đến độ an toàn dài hạn và cân nhắc những lựa chọn điều trị sẵn có khác khi sử dụng dịch truyền HES trên các đối tượng bệnh nhân này. Ngoài ra, cần tiến hành thêm các nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của dịch truyền HES trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật lựa chọn.

Trường hợp sử dụng cần làm gì

Nên sử dụng dịch truyền HES với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong quá trình điều trị, cần liên tục theo dõi huyết động của bệnh nhân để có thể ngưng dịch truyền ngay sau khi huyết động đạt được mục tiêu.

Cục Quản lý Dược cũng nêu rõ, dịch truyền HES chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân: suy thận hoặc bệnh nhân sử dụng các liệu pháp thay thế thận. Ngừng dịch truyền HES ngay khi có các dấu hiệu tổn thương thận đầu tiên. Các bệnh nhân đã được điều trị bằng dịch truyền HES cần được theo dõi chức năng thận trong thời gian ít nhất là 90 ngày sau khi dùng thuốc. Ngừng sử dụng dịch truyền HES ngay khi có dấu hiệu rối loạn đông máu. Trong trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng dịch truyền này, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu của bệnh nhân.

Kiểm tra chỉ số huyết động khi sử dụng dịch truyền HES.

Các công ty sản xuất phải làm gì ?

Trước ngày 30/9, các công ty đăng ký phải cập nhật những khuyến cáo mới về dịch truyền HES trong hướng dẫn sử dụng thuốc

Về phía các công ty đăng ký, sản xuất thuốc, Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, cần phải bổ sung, cập nhật các thông tin liên quan đến chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và cách dùng, tác dụng phụ không mong muốn, cảnh báo và thận trọng khi sử dụng dịch truyền HES vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ nay đến hết ngày 30/9/2014. Cục Quản lý Dược khẳng định chỉ xem xét hồ sơ đăng ký thuốc của các công ty liên quan đến dịch truyền HES khi đã bổ sung các thông tin khuyến cáo của Cục vào hồ sơ liên quan.

Theo đó, các nội dung cần phải bổ sung, thay đổi liên quan đến dịch truyền HES là:

Về chỉ định: Chỉ sử dụng dịch truyền HES trong trường hợp điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu khẩn cấp khi các dịch truyền đơn thuần không cho hiệu quả đầy đủ.

Liều dùng và cách dùng: Dịch truyền HES được sử dụng giới hạn để phục hồi thể tích tuần hoàn ban đầu cho bệnh nhân với thời gian sử dụng không quá 24h; trong vòng 10-20ml dịch truyền đầu, thuốc truyền chậm và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng dạng phản vệ; Liều dùng tối đa của 6% HES (130/0,40) 6% HES (130/0,42) là <30ml/kg/ngày (đối với các chế phẩm HES khác, liều dùng tối đa cần được tính toán tương ứng).

Chống chỉ định: Dịch truyền HES không dùng trong các trường hợp: Quá mẫn cảm với dược chất hoặc tá dược trong thành phần chế phẩm; Nhiễm trùng huyết; Bỏng; Suy thận hoặc liệu pháp thay thế thận; Xuất huyết não hoặc xuất huyết nội sọ; Bệnh nhân tại các khoa điều trị tích cực; thừa nước; phù phổi; mất nước; tăng kali huyết; tăng natri huyết hoặc clo huyết, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng; bệnh nhân ghép tạng; suy tim sung huyết; rối loạn đông máu nghiêm trọng

Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng:

Thận trọng, cân nhắc khi chỉ định dịch truyền HES để bồi phụ dịch cho bệnh nhân và tiến hành theo dõi huyết động thường xuyên để kiểm soát liều dùng và thể tích dịch của bệnh nhân; tránh tình trạng tăng thể tích dịch quá mức do quá liều hoặc truyền quá nhanh.

Liều dùng cần được điều chỉnh cẩn thận, đặc biệt trên những bệnh nhân có vấn đề về phổi và tim – tuần hoàn; Tránh pha loãng máu nghiêm trọng khi dùng liều cao dịch truyền HES trên bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn; Không khuyến cáo sử dụng dịch truyền HES trên bệnh nhân tiến hành phẫu thuật tim hở cần đặt tuần hoàn ngoài cơ thể do nguy cơ chảy máu quá mức…

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Dịch truyền HES và những khuyến cáo mới nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dich-truyen-hes-va-nhung-khuyen-cao-moi-nhat-5596/feed/ 0
Lạm dụng truyền dịch, nguy hiểm chết người https://benh.vn/lam-dung-truyen-dich-nguy-hiem-chet-nguoi-2921/ https://benh.vn/lam-dung-truyen-dich-nguy-hiem-chet-nguoi-2921/#respond Sat, 06 Sep 2014 02:23:31 +0000 http://benh2.vn/lam-dung-truyen-dich-nguy-hiem-chet-nguoi-2921/ Mới đây, em Ya Dan 11 tuổi, học sinh lớp 4, Trường tiểu học Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã tử vong trong lúc đang truyền dịch tại đại lý thuốc tư nhân Hảo Hiền, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Cái chết của em Ya Dan lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ chết người có thể xảy ra khi truyền dịch.

Bài viết Lạm dụng truyền dịch, nguy hiểm chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mới đây, em Ya Dan 11 tuổi, học sinh lớp 4, Trường tiểu học Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã tử vong trong lúc đang truyền dịch tại đại lý thuốc tư nhân Hảo Hiền, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Cái chết của em Ya Dan lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ chết người có thể xảy ra khi truyền dịch.

Vì sao phải truyền dịch?

Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau, có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Một số dạng dịch truyền có khá đầy đủ các vi chất và được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hoá.

Khi hàm lượng glucose hoặc các chất điện giải trong máu thấp hơn mức cho phép, thầy thuốc sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không. Trong một số trường hợp phải truyền dịch ngay cho bệnh nhân như khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật…

Đó là do tác dụng quan trọng của dịch truyền khi sử dụng đúng chủng loại, đúng lúc, đúng quy định và có sự theo dõi giám sát chặt chẽ nhằm mục đích để nâng huyết áp cơ thể, cân bằng các chất điện giải khi người bệnh bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do các trường hợp bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức…

Truyền dịch khi cần thiết còn có tác dụng giải các chất độc trong cơ thể khi bị ngộ độc do thuốc, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Một số dạng dung dịch tiêm truyền còn dùng làm dung môi hòa tan một số thuốc tiêm, nhất là thuốc kháng sinh. Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào.

Những nguy cơ chết người khi truyền dịch

Khi truyền dịch cho bệnh nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ (SPV). Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc trong/ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 – 40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã… Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ tử vong

Benh.vn

Bài viết Lạm dụng truyền dịch, nguy hiểm chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-dung-truyen-dich-nguy-hiem-chet-nguoi-2921/feed/ 0