Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Sống khỏe » Sức khỏe » Khi nào thì cơ thể cần truyền dịch

Khi nào thì cơ thể cần truyền dịch

Theo dõi Benh.vn trên
truyen_dich_12

Trước đây việc truyền dịch cho người bệnh chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế và theo chỉ định của bác sỹ. Nhưng hiện nay, việc truyền dịch đơn giản, dễ dàng hơn… Chỉ cần người bệnh có nhu cầu thì có thể mời bác sỹ, y tá đến truyền tại nhà.

  • Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19
  • Nano bạc, tác dụng nổi bật và những lưu ý khi sử dụng
  • 6 tư thế ngủ thể hiện tính cách và sức khỏe

Cập nhật: 17/03/2021 lúc 11:55 sáng

Mục lục

  • 1 Dịch truyền là gì?
  • 2 Cần truyền dịch ở đâu?
  • 3 Yêu cầu khi truyền dịch
  • 4 Có những loại dịch truyền nào?
  • 5 Khi nào thì cần phải truyền dịch
  • 6 Truyền dịch không đúng sẽ nguy hiểm như thế nào?
  • 7 Các biểu hiện của người bệnh
  • 8 Thực trạng truyền dịch tại Việt Nam
  • 9 Ý kiến của chuyên gia
  • 10 Lời kết

Trước đây việc truyền dịch cho người bệnh chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế và theo chỉ định của bác sỹ. Nhưng hiện nay, việc truyền dịch đơn giản, dễ dàng hơn… Chỉ cần người bệnh có nhu cầu thì có thể mời bác sỹ, y tá đến truyền tại nhà.

Vậy dịch truyền là gì, khi nào cần truyền dịch? Truyền dịch không theo chỉ định của bác sỹ có ảnh hưởng gì không?

Dịch truyền là gì?

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Cần truyền dịch ở đâu?

  • Các bệnh viện.
  • Cơ sở y tế.

truyền dịch

Truyền dịch (Ảnh minh họa) 

Yêu cầu khi truyền dịch

  • Người truyền dịch phải là những cán bộ y tế có nghiệp vụ, chuyên môn trong việc truyền dịch.
  • Tuân thủ các quy định trong truyền dịch như: tốc độ truyền, thời gian, số lượng..
  • Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
  • Phải có đầy đủ những dụng cụ, thiết bị xử lý khi xảy ra tai biến.
  • Người bệnh phải được theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch…

Có những loại dịch truyền nào?

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản:

  • Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.
  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu: dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…
  • Nhóm đặc biệt: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Khi nào thì cần phải truyền dịch

  • Khi một trong các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép.
  • Bác sỹ sẽ căn cứ vào các kết quả của xét nghiệm của người bệnh để quyết định trường hợp nào cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, khi các bác sĩ chưa có kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân bị: mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật.

Truyền dịch không đúng sẽ nguy hiểm như thế nào?

1. Phản ứng nhẹ:

  • Gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền.

2. Phản ứng nặng hơn:

  • Gây viêm tĩnh mạch (nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương)

3. Tai biến nguy hiểm:

  • Phản ứng toàn thân khiến bệnh nhân rét run, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… dẫn đến những tai biến khó lường.

Các biểu hiện của người bệnh

  • Dị ứng.
  • Sốc.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Phù não, phù phổi..
  • Rối loạn điện giải…

Thực trạng truyền dịch tại Việt Nam

Tình trạng truyền dịch đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn… nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân còn lỏng lẻo.

Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”, nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung, họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn. Rất nhiều loại bệnh chống chỉ định với việc truyền dịch.

Chị T.T.H  xã Ea Noul (huyện Buôn Đôn)

Chị H bị cảm cúm, nhức đầu nên người mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Sau khi uống thuốc cảm, chị H đã đỡ đau đầu hơn…nhưng khi thấy trong người vẫn chưa khỏe hẳn, lại có người mách truyền nước sẽ rất tốt nên chị đến quầy dược để truyền nước hoa quả cho nhanh khỏe.

Truyền hết một chai vẫn thấy bình thường, chị truyền chai thứ 2.. Nhưng khi truyền được gần nửa chai dịch thứ 2, chị cảm thấy đầu choáng váng, nôn ói, rồi lên cơn rét run, tay chân cứng đờ, không nói được nữa.

Cô dược tá vội vàng gọi xe đưa chị vào viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị sốc phản vệ do truyền dịch, nếu chậm trong giây lát có thể sẽ không giữ được tính mạng.

Chị Đ.Đ.M 46 tuổi (Phú Thọ)

Khi thấy người mệt mỏi, ăn không ngon miệng… chị M đến trung tâm y tế gần nhà đề nghị được truyền dịch nhưng các bác sĩ từ chối, bảo không cần thiết.

Bực mình, chị M đến phòng khám tư, người ta vui vẻ truyền dịch cho chị M ngay. Đúng là vừa nhanh, vừa tiện… Tuy nhiên, sau khi truyền dịch chị M vẫn thấy người mệt mỏi… Hiện tượng này chỉ mất đi sau đó 2 tuần.

Đến bây giờ chị M vẫn không biết có phải dịch truyền làm chị đỡ mệt mỏi hay không?

Bà N.T. H 72 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội)

Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nên khi thay đổi thời tiết bà H lại bị: hắt hơi, xổ mũi, đau  mình mẩy, người mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên… bà lại mời bác sỹ về nhà để “truyền đạm”.

Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên bà nên vào viện khám, làm các xét nghiệm rồi truyền theo chỉ định của bác sỹ vì bà tuổi đã cao khi truyền dễ gây biến chứng… thì bà H tỏ ý không bằng lòng… Chỉ đến khi người hàng xóm bằng tuổi bà bị “sốc” khi mời bác sỹ đến truyền tại nhà bà mới biết “sợ” vì hậu quả của nó quá nguy hiểm.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Trần Việt Hùng – Bs Bệnh viện Bạch Mai

“Khi truyền dịch với bất cứ loại dịch truyền nào, đều có thể tiềm ẩn những tai biến xảy ra. Dịch truyền chỉ tốt đối với cơ thể thiếu nhưng khi cơ thể không “cần” thì đó sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn.

Ngoài ra, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm.

Về nước hoa quả, đây là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon nên chỉ dành cho những trường hợp yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Nó không phải là “thần dược” để có thể tái tạo làn da hay “cải lão hoàn đồng” như mọi người vẫn lầm tưởng.

Ngay cả việc đưa các dưỡng chất vào trong cơ thể qua đường máu cũng phải hết sức cân nhắc và phải được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chỉ định truyền sau khi đã có những xét nghiệm đầy đủ có kết quả về cơ thể đang thiếu hụt những gì.

Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như: phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ.

Trên thực tế, không ít trường hợp bị sốc khiến cơ thể lạnh toát hoặc tím tái ngay sau khi truyền được vài phút. Nếu không kịp thời xử lý diễn biến sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong”

Lời kết

Truyền dịch là một biện pháp tối ưu cho sức khỏe. Tuy nhiên truyền dịch chỉ thực sự có lợi khi chỉ số trung bình trong máu, các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng… Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố.

Vì vậy, khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau ốm người bệnh không nên tùy tiện mời bác sỹ về nhà hoặc đến các cơ sở khám bệnh tư nhân để truyền dịch mà phải vào bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám. Qua đó, các bác sỹ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để chỉ định truyền dịch phù hợp với thực trạng cơ thể.

Chia sẻ

Chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi du lịch

Cuộc sống với bao bộn bề, những dịp nghỉ lễ là cơ hội tốt để chúng ta nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ. Một chuyến du lịch cho bản thân, cùng gia đình khám phá phong cảnh thiên nhiên của đất nước là cơ hội vàng cho sức khoẻ của bạn. Để một chuyến du lịch thành công tốt đẹp cần có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ những việc nhỏ nhất: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, thuốc men, đồ dùng cá nhân…..Việc lên một danh sách chi tiết và khoa học về các đồ dùng cần mang theo giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và yên tâm về cuộc hành trình sắp tới.

Có thể bạn quan tâm: Hồi phục sức khỏe , Sống khỏe , Sức khỏe , Truyền dịch

Sản phẩm nổi bật

suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
kien-ba-khoang-gel-plasmakare-no5

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ

04/10/2018

Nguyên nhân và cách xử trí khẩn khi say nắng, say nóng

27/06/2015

Thấy những dấu hiệu này vào sáng sớm cần đi khám ung thư ngay

11/01/2018

Xem nhiều nhất

Nguyên nhân và các dấu hiệu thiếu hụt testosteron ở nam giới

11/01/2021

thuoc_medrol

Liều dùng của thuốc Medrol là bao nhiêu?

23/08/2018

Tăng ham muốn tình dục nhờ yoga

30/12/2018

Tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

10/10/2018

he_tieu_hoa_cua_nguoi

Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?

29/06/2018

Khỏi bệnh mà không lo ‘chuyện ấy’

18/02/2017

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Nano bạc, tác dụng nổi bật và những lưu ý khi sử dụng

Nano bạc, tác dụng nổi bật và những lưu ý khi sử dụng

6 tư thế ngủ thể hiện tính cách và sức khỏe

6 tư thế ngủ thể hiện tính cách và sức khỏe

Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi

Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi

8 cách giúp bạn giảm cân

8 cách giúp bạn giảm cân

Ethylene oxide là chất gì, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe

Ethylene oxide là chất gì, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe

Có nên sử dụng thuốc giảm đau đầu sau khi uống rượu, bia?

Có nên sử dụng thuốc giảm đau đầu sau khi uống rượu, bia?

Tin mới nhất

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

03/05/2022

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi