Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 05 Aug 2023 09:36:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/ https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:52:51 +0000 http://benh2.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/ Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Bài viết Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh về máu với triệu chứng là đau nhức khớp xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc viêm lợi và còi xương, chậm lớn ở bé.

Ngoài ra vitamin C còn giúp bé hấp thu hiệu quả hai nguyên tố vi lượng sắt và canxi từ thực phẩm. Đó là lý do tại sao ta nên cho bé tráng miệng một vài miếng hoa quả trong mỗi bữa ăn.

Lượng vitamin C cần có đối với cơ thể bé

Không giống như các loài động vật có vú khác, con người không thể tự tổng hợp vitamin C. Chúng ta phải thu nạp vitamin C từ thực phẩm hằng ngày, cơ thể không có khả năng dự trữ vitamin C nên sẽ hao hụt hao hụt đi rất nhanh.

Đối với bé dưới 1 tuổi, lượng vitamin C trong sữa mẹ hay sữa công thức đã đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể; nhưng khi thức ăn thô dần dần thay thế cho sữa, bé cần được ăn những loại thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hằng ngày. Một chế độ ăn điều độ và cân bằng là tất cả những gì bé cần để đạt được lượng vitamin C cần thiết.

vitamin-c-trai-cay

Một điểm quan trọng nữa cần phải ghi nhớ là mặc dù cơ thể người không thể dự trữ vitamin C nhưng bạn cũng không thể cùng lúc cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Thay vào đó, hãy chia nhỏ lượng thức ăn giàu vitamin C vào các bữa ăn hằng ngày.

Bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên đúng hay sai?

Không một loại thực phẩm nào có thể vượt qua hoa quả và rau củ tươi về lượng vitamin C tự nhiên. Khi thức ăn thô dần dần thay thế vai trò của sữa, bố mẹ hãy thực hiện một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng với nhiều rau và hoa quả tươi, để giúp cơ thể bé được cung cấp đủ nhu cầu vitamin C mà không cần phải bổ sung vitamin C tổng hợp.

Các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo chỉ nên bổ sung vitamin cho các bé sinh non, cho những bé đang bị bệnh hoặc những bé kén ăn, thường xuyên từ chối hoa quả và rau củ trong khi sữa mẹ hay sữa công thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Nguồn cung cấp vitamin C

Cơ thể bé có thể hấp thụ vitamin C trong hoa quả miếng tốt hơn trong nước ép hoa quả; ngoài ra khi ăn hoa quả miếng, bé còn được bổ sung thêm chất xơ, chống táo bón.

Lưu ý: Tất cả hoa quả và rau củ đều chứa vitamin C, một số loại chứa nhiều hơn những loại khác và các sản phẩm được ghi nhãn là “tăng cường bổ sung vitamin C” không thể thay thế hoa quả và rau tươi.

Đảm bảo hàm lượng vitamin C trong thực phẩm

Để bảo toàn được lượng vitamin C nhiều nhất có thể trong thực phẩm cho bé, hãy làm theo những hướng dẫn đơn giản dưới đây:

  • Chọn mua hoa quả và rau tươi cho bé. Nếu bạn có thể mua được rau quả trực tiếp từ những người nông dân trồng rau quả là lý tưởng nhất vì những loại rau quả tồn lại sau nhiều ngày bán đã mất một lượng lớn vitamin C. Còn nếu như không thể chắc chắn về độ tươi của rau quả, hãy dành ưu tiên cho các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp. Tuy quá trình chế biến đóng hộp và đông lạnh có thể làm hao hụt đi phần nào lượng vitamin, nhưng lượng đó có khi vẫn còn nhiều hơn so với rau quả héo úa.
  • Chọn quả chín hoặc quả ương để chín tự nhiên rồi mới cho bé ăn. Hoa quả chín thường chứa nhiều vitamin C hơn quả còn xanh hoặc chưa chín hẳn.
  • Bảo quản rau quả ở nơi không có ánh sáng và nhiệt độ thấp (tủ lạnh) nhằm tránh hao hụt vitamin C.
  • Không nên chế biến kỹ hoa quả và rau củ khi cho bé ăn. Tuy nhiên điều này không áp dụng với tất cả các loại thực phẩm, và cũng không áp dụng với tất cả các bé mà tùy thuộc vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và tiền sử dị ứng thực phẩm của từng bé.
  • Nếu có thể, hãy cho bé sử dụng thực phẩm tươi chế biến trong ngày, bởi vì quá trình cấp và rã đông cũng là một nguyên nhân gây hao hụt vitamin.
  • Để nguyên cả phần vỏ khi chế biến rau củ cho bé vì phần lớn chất dinh dưỡng nằm ngay phía dưới lớp vỏ.
  • Nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, đủ để vừa chín tới thôi vì nấu kỹ rau quả là cách nhanh nhất để phá huỷ lượng vitamin C.
  • Hãy hấp rau quả thay vì luộc chúng, cách này khiến lượng vitamin C ít hao hụt hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nấu bằng lò vi sóng còn bảo toàn vitamin tốt hơn cả cách hấp.
  • Nếu phải luộc, hãy tận dụng phần nước luộc có chứa vitamin C hòa tan.
  • Tránh nấu rau củ quả trong nồi đồng vì đồng có khả năng phá hủy cấu trúc vitamin C.
  • Bạn đã từng nghe đến mẹo cho bột nở làm bánh (baking soda) vào nồi khi đang luộc rau có thể giữ được màu của rau không? Đừng nên làm vậy khi nấu cho bé nhé, sẽ khiến lượng vitamin ở rau quả bị hao hụt đi đấy.

Xem thêm: Đột phá chống ung thư máu từ vitamin C

Bài viết Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/feed/ 0
Dấu hiệu phổ biến tố cáo thiếu vitamin C nhưng ít ai để ý https://benh.vn/dau-hieu-pho-bien-to-cao-thieu-vitamin-c-nhung-it-ai-de-y-48785/ https://benh.vn/dau-hieu-pho-bien-to-cao-thieu-vitamin-c-nhung-it-ai-de-y-48785/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:11:14 +0000 https://benh.vn/?p=48785 Vitamin C là loại vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta. Vitamin C quan trọng vì nó không chỉ cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch mà còn có vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể.

Bài viết Dấu hiệu phổ biến tố cáo thiếu vitamin C nhưng ít ai để ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin C là loại vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta. Vitamin C quan trọng vì nó không chỉ cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch mà còn có vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể.

vitamin-c-trai-cay

Bong da tay

Một trong những dấu hiệu dễ thấy khi cơ thể thiếu hụt vitamin C đó là bong da tay. Lúc này bạn gặp phải tình trạng da bong tróc từng nốt hoặc từng mảng. Khi đó bạn kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin C

Tóc và da khô

Tóc khô, ngay cả khi đã dưỡng ẩm, và da khô, bị kích ứng hoặc mẩn đỏ mặc dù đã sử dụng các loại kem hoặc kem dưỡng ẩm, cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng vitamin C chưa đủ.

Vấn đề về răng miệng

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu vitamin C trong cơ thể sẽ dẫn đến những bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sưng lợi… Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, canxi, phốt pho như cà chua, đậu, cá hồi, cam, quýt, nho… trong bữa ăn hàng ngày.

Dễ bị bầm tím

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường mạch máu bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen nên mạch máu sẽ chắc khỏe và ít bị vỡ hơn. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến thành mạch máu bị yếu nên cho dù là va chạm nhẹ thì các mạch máu dưới da cũng nhanh vỡ và dẫn đến tình trạng bầm tím dễ dàng.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác.

Bài viết Dấu hiệu phổ biến tố cáo thiếu vitamin C nhưng ít ai để ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-pho-bien-to-cao-thieu-vitamin-c-nhung-it-ai-de-y-48785/feed/ 0
Hãy thận trọng khi uống Vitamin E https://benh.vn/hay-than-trong-khi-uong-vitamin-e-4474/ https://benh.vn/hay-than-trong-khi-uong-vitamin-e-4474/#respond Tue, 02 May 2023 05:04:16 +0000 http://benh2.vn/hay-than-trong-khi-uong-vitamin-e-4474/ Vitamin E nhiều thời điểm được coi như một loại “thần dược” chữa nhiều bệnh khác nhau. Tự ý sử dụng vitamin E liều cao, hoặc thực phẩm giầu chất này có thể lợi bất cập hại, kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Israel thực hiện, cảnh báo. Nội dung bài viết đề tài này được tạp chí chuyên nghành “Arterioscierosis,Thrombosis, and Vascular Biology” đăng tải, và cũng được tạp chí “Biofactor” mô tả.

Bài viết Hãy thận trọng khi uống Vitamin E đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin E nhiều thời điểm được coi như một loại “thần dược” chữa nhiều bệnh khác nhau. Tự ý sử dụng vitamin E liều cao, hoặc thực phẩm giầu chất này có thể lợi bất cập hại, kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Israel thực hiện, cảnh báo. Nội dung bài viết đề tài này được tạp chí chuyên nghành “Arterioscierosis,Thrombosis, and Vascular Biology” đăng tải, và cũng được tạp chí “Biofactor” mô tả.

Vitamin E là gì

Vitamin E là hợp chất chống oxy hóa mạnh, tức hợp chất có tác dụng vô hiệu hóa các thành phần tự do trong cơ thể. Những phần tử có tính năng hoạt động mạnh này là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể và dưới tác dụng của các nhân tố bên ngoài, thí dụ tia cực tím (UV).

Bởi lẽ chúng có thể làm tổn thương các tế bào và mô, các thành phần tự do bị coi là thủ phạm chính thúc đẩy quá trình lão hóa và nguyên nhân gây không ít chứng bệnh nguy hiểm, như các bệnh hệ tim mạch hoặc ung thư.

Tại sao chúng ta lại dùng vitamin E

Trên 20 năm trước đã xuất hiện lý thuyết khẳng định: Các thành phần tự do làm chấn thương thành mạch và bằng cách này khởi đầu việc tích tụ các mảng sơ vữa. Chính vì lập luận như vậy, lý thuyết dẫn đến phong trào sử dụng rộng rãi các loại sản phẩm chống oxy hóa, như vitamin E và C. Người ta bắt đầu cho rằng, để ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh nguy hiểm, có thể làm giầu thực đơn  bằng những loai vitamin này.

Nghiên cứu chỉ ra sự thật trái chiều

Tuy nhiên gần đây càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng các sản phẩm chức năng không giúp gì cho cuộc sống thọ hơn và khỏe hơn, trái lại có thể làm hại người sử dụng.

Sự xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về đề tài vitamin E và ảnh hưởng của nó đối với các bệnh khác nhau, nhất là bệnh tim, đã buộc chúng tôi phải kiểm tra sự việc một cách nghiêm túc – nhà khoa học Israel tham gia công trình nghiên cứu, GS Dov Lichtenberg ( Đại học Tel Aviv) giải thích.

Cùng tập thể đồng nghiệp, GS Lichtenberg đã tiến hành phân tích chính xác những số liệu từ nghiên cứu lâm sàng trong quá khứ liên quan đến những lợi ích về sức khỏe từ việc thường xuyên sử dụng loại vitamin này. Những nghiên cứu có sự tham gia của tất cả 300 ngàn công dân Mỹ, một số quốc gia châu Âu và Israel.

Cách đánh giá lợi ích từ Vitamin E

Để đánh giá một cách khách quan lợi ích từ việc bổ sung vitamin E, các nhà khoa học dựa vào chỉ số gọi là QUALY(Quality adjusted life year). Nó xác định số năm sống của các bệnh nhân có tính đến sự cải thiện chất lượng sống. Đó là thông số tiêu chuẩn được áp dụng trong y học để đánh giá tính hiệu quả của những liệu pháp khác nhau.

Giải thich ý nghĩa của các thông số đó, đồng tác giả của các công trình nghiên cứu , GS. BS Ilya Penchuk dẫn chứng thí dụ bệnh nhân suốt 10 năm đầu tham gia nghiên cứu hoàn toàn khỏe mạnh, sau đó bị tai biến não và trong 10 năm còn lại sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

Trong thập kỷ đầu có thể lấy chỉ số QUALY là 10, nhưng sau tai biến não, chất lượng của đối tượng bị giảm một nửa. Vì thế chỉ số QUALY của thập kỷ thứ hai tương ứng chỉ đạt 5 điểm so với cuộc sống khỏe mạnh và tổng chỉ số QUALY của người bệnh trong quá trình nghiên cứu sẽ là 15.

Kết quả khi đánh giá lợi ích Vitamin E:

Kết quả phân tích cuối cùng cho thấy: Chỉ số QUALY trung bình của những người thường xuyên sử dụng thực phẩm làm giàu vitamin E thấp hơn 0,3 điểm (tức 4 tháng) so với đối tượng không hề áp dụng liệu pháp nay. Tất nhiên điều đó không có nghĩa, tất cả những ai sử dụng chức năng đều tự rút ngắn tuổi thọ của mình 4 tháng, các tác giả công trình nghiên cứu nhấn mạnh. Mặc dù vậy thời gian sống trung bình được xếp loại về chất lượng của đối tượng được áp dụng liệu pháp này đều ngắn hơn.

“ Chúng tôi đã đi đến kết luận, việc sử dụng thực phẩm làm giàu vitamin E phần nhiều không phát huy tác dụng tích cực. Trái lại trong một số trường hợp có thể phản tác dụng”- GS Pinchuk bình luận.

Thực tế bác sĩ chỉ kê đơn thuốc hạ huyết áp cho đối tượng bị huyết áp cao. Tôi nghĩ, cũng cần áp dụng cách ứng sử tương tự trong trường hợp chất chống oxy hóa. Một khi sử dụng đại trà, thiệt hại sẽ lớn hơn lợi ích. Một số người khỏe mạnh hơn, song một số người ốm yếu sẽ nhiều hơn- GS.BS Penchuk nói thêm.

Bài viết Hãy thận trọng khi uống Vitamin E đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hay-than-trong-khi-uong-vitamin-e-4474/feed/ 0
Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/ https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/#respond Wed, 14 Aug 2019 00:00:22 +0000 http://benh2.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/ Vitamin D là một hormone có cấu trúc steroid giữ một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể và kéo dài suốt đời. Trên thực tế nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vitamin D đang gia tăng trên khắp thế giới.

Bài viết Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D là một hormone có cấu trúc steroid giữ một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể và kéo dài suốt đời. Trên thực tế nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vitamin D đang gia tăng trên khắp thế giới.

Thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D đóng nhiều vai trò thiết yếu trong cơ thể (ảnh minh họa)

Thế nào là thiếu hụt Vitamin D

Sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể biểu hiện khi nồng độ 25- hydroxy vitamin D huyết thanh dưới 25mml/L. Trước đây, vai trò của vitamin D được biết tới là yếu tố giữ cân bằng calci nội mô, tham gia vào quá trình tạo xương và góp phần làm tăng cường sức khỏe của gân cơ. Vì vậy, sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, loãng xương. Gần đây, các nghiên cứu về vitamin D ngày càng nhiều và sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đối với xương mà còn là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh của các tổ chức ngoài xương như tim mạch, bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch, rối loạn tâm thần, bệnh ung thư…

Vitamin D trong cơ thể được tạo ra như thế nào?

Trong cơ thể, vitamin D được tạo ra bởi sự chuyển hóa tiền vitamin D trong da nhờ quá trình tiếp xúc với bức xạ tia cực tím phát ra từ ánh sáng mặt trời, một phần khác được hấp thu từ các nguồn thực phẩm (từ 100 đến 200 IU mỗi ngày). Vitamin D được chuyển đổi tại gan thành 25- hydroxyvitamin D (25(OH)D3) lưu thông trong máu và được chuyển đổi thành dạng hoạt động của vitamin D là 25-dihydroxyvitamin D, được tạo ra chủ yếu ở thận, lưu thông trong máu với nồng độ thấp hơn so với 25-dihydroxyvitamin D nhưng có ái lực lớn hơn nhiều đối với các thụ thể vitamin D và có tác dụng sinh học mạnh hơn. Hiện nay, nồng độ 25-dihydroxy vitamin D đo được trong huyết thanh phản ánh tình trạng vitamin D thực tế của mỗi cá nhân.

Quá trình tổng hợp vitamin D phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Vì vậy nồng độ 25-dihydroxy vitamin D phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tập quán, thói quen ăn uống, vị trí địa lý, thời tiết, môi trường và tình trạng nội tiết, tình trạng bệnh tật của từng cá thể.

Trẻ tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Tắm nắng là cách bổ sung Vitamin D hiệu quả và an toàn nhất (ảnh minh họa)

Thiếu hụt vitamin D và hệ vận động

Ở xương, vitamin D đóng vai trò quan trọng cho quá trình khoáng hóa xương. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây còi xương, nhuyễn xương, bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Theo báo cáo Ottawa tập hợp từ 15 nghiên cứu khác nhau đã kết luận có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D với tỷ lệ gãy xương do bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Trong một nghiên cứu ở những người nam giới cao tuổi, người ta nhận thấy có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh dưới 20 mnol/L với nguy cơ gãy cổ xương đùi và tỷ lệ gãy xương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.

Canxi cần có Vitamin D để được hấp thu vào trong xương

Sơ đồ hấp thu Canxi vào trong xương nhờ sự có mặt của Vitamin D (ảnh minh họa)

Trong các tế bào cơ có chứa các receptor đặc biệt đối với vitamin D giúp cho cơ chắc, khỏe. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra: ở những người phụ nữ cao tuổi có nồng độ 25-dihydroxy vitamin D cao trên 30 mmol/L thường có cơ chắc khỏe và tỷ lệ ngã ít hơn so với nhóm chứng. Trong một nghiên cứu khác các tác giả nhận thấy việc bổ sung một liều 400 IU vitamin D mỗi ngày cho những người cao tuổi làm cải thiện dáng đi, tốc độ và làm giảm mức độ lắc lư cơ thể.

Sự thiếu hụt vitamin D là một trong các nguyên nhân làm khởi động chứng đau lưng vùng thấp. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc điều trị cải thiện sự thiếu hụt vitamin D đã làm giảm đáng kể số bệnh nhân cao tuổi bị đau cột sống thắt lưng.

Thiếu vitamin D và một số bệnh mạn tính khác

Nhiều nghiên cứu quan sát trong những quần thể dân cư lớn đã cho thấy các mối liên quan có ý nghĩa giữa các mức thấp của 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh (dưới 20 ng/ml) với tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, rối loạn miễn dịch, bệnh ung thư, xơ cứng rải rác … trong đó có hai bệnh thường kết hợp với các mức độ thiếu hụt của vitamin D là bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tiểu đường.

Trên hệ tim mạch, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ở những người có tiền sử ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi còn nhỏ và trong độ tuổi đang phát triển, thì có lỷ lệ mắc các biến cố trên tim mạch cao hơn khi có tuổi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh dưới 20ng/ml có liên quan với tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sự giảm vitamin D kéo dài trong khẩu phần ăn có liên quan chặt với các biến cố tim mạch nặng ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu và các dữ liệu lâm sàng cho thấy quá trình chuyển hóa vitamin D có ảnh hưởng đến huyết áp động mạch. Với liều bổ xung 800 UL vitamin D mỗi ngày kết hợp với bổ xung canxi có thể làm giảm huyết áp tối đa ở những người phụ nữ cao tuổi có bệnh tăng huyết áp.

Bệnh tim mạch

Gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch khi thiếu Vitamin D (ảnh minh họa)

Đối với các đáp ứng miễn dịch, dạng hoạt động 1,25 (OH) vitamin D làm ức chế quá trình gây rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Các bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể rất đa dạng và có mối liên quan chặt với nồng độ vitamin D. Giảm vitamin D góp phần thúc đẩy phát triển các bệnh miễn dịch như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh đái tháo đường type I, bệnh viêm khớp dạng thấp, các bệnh tạo keo… Nồng độ vitamin D trong máu giảm làm cho cơ thể giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân bên ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh do vi khuẩn và virus gây nên như nhiễm lao, nhiễm cúm…

Vitamin D làm ức chế sự tăng sinh tế bào trong khối u ác tính, làm giảm sự tăng sinh mạch máu xung quanh khối u. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ vitamin D có liên quan với nguy cơ gây ung thư thực quản ở nam giới. Một nghiên cứu khách đã cho thấy lượng vitamin D cao trong khẩu phần ăn có thể làm giảm  tất cả các nguy cơ ung thư ở phụ nữ tuổi sau mãn kinh, đặc biệt là với nguy cơ ung thư vú.

Từ những nghiên cứu trên đây có thể thấy nồng độ vitamin D không chỉ ảnh hưởng đối với hoạt động chuyển hóa xương mà còn rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động chức năng bình thường cho nhiều cơ quan trong cơ thể.

Xem thêm: Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người

TS. BS Đặng Hồng Hoa – Bệnh viện E

Bài viết Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/feed/ 0
Những kẻ lấy cắp vitamin của cơ thể, bạn có mấy điểm? https://benh.vn/nhung-ke-lay-cap-vitamin-cua-co-the-3210/ https://benh.vn/nhung-ke-lay-cap-vitamin-cua-co-the-3210/#respond Sun, 07 Jul 2019 04:31:01 +0000 http://benh2.vn/nhung-ke-lay-cap-vitamin-cua-co-the-3210/ Thói quen sống và sự thiếu hiểu biết của bạn chính là nguyên nhân làm cho cơ thể của bạn vô tình bị thiếu các vitamin cần thiết. Có thể bạn chưa từng biết đến những thủ phạm đã  “đánh cắp” các chất dinh dưỡng của cơ thể là ai. Vậy bạn nên biết để có biện pháp phòng tránh hiệu quả

Bài viết Những kẻ lấy cắp vitamin của cơ thể, bạn có mấy điểm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thói quen sống và sự thiếu hiểu biết của bạn chính là nguyên nhân làm cho cơ thể của bạn vô tình bị thiếu các vitamin cần thiết. Có thể bạn chưa từng biết đến những thủ phạm đã  “đánh cắp” các chất dinh dưỡng của cơ thể là ai. Vậy bạn nên biết để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

uong-bia-ruou
Uống bia rượu làm giảm hấp thu vitamin

Bia, rượu lấy đi Vitamin B

Để thực hiện trao đổi chất trong cơ thể, chất cồn nhất định phải có một lượng vitamin B1 bổ trợ. Vì thế nếu chúng ta uống quá nhiều rượu bia, lượng vitamin B1 trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, nếu không kịp thời bổ sung vitamin B1, lượng chất cồn dư thừa sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan và các hệ thần kinh. Nếu thiếu hụt dài dài, điều này sẽ tác hại đến tim, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, sau khi uống rượu, bạn nên uống vitamin tổng hợp: vừa có thể bổ sung vitamin B1 cho cơ thể, vừa có thể bổ sung các vitamin cần thiết khác cho gan và hệ thần kinh. Và cách tốt nhất là bạn nên hạn chế uống rượu bia.

Thuốc lá lấy đi vitamin C

Trong khói thuốc có rất nhiều thành phần độc hại và làm giảm lượng vitamin C trong cơ thể bạn. Nếu bạn là người phải thường xuyên ngửi khói thuốc, lượng vitamin C của bạn sẽ càng tiêu hao nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều cà chua và các thực phẩm có hàm lượng vitamin C phong phú.

hut-thuoc-la

Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp

Vitamin tham gia vào quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể, vì vậy ở nơi nhiệt độ không thuận lợi quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến lượng vitamin của cơ thể bị sụt giảm nhanh. Mặt khác, khi ở môi trường có nhiệt độ cao, nhiều loại vitamin sẽ đi cùng với mồ hôi của bạn ra khỏi cơ thể.

Máy vi tính và Tivi làm tiêu hao vitamin A

Ngồi trước máy tính hay xem Tivi trong 3 tiếng liên tục sẽ làm giảm vitamin A của tế bào thần kinh thị giác, vì cảm quan võng mạc phải đối diện trực tiếp với màn hình của máy vi tính và Tivi.

Vì vậy, nếu công việc của bạn thường xuyên gắn liền với máy vi tính thì bạn cần để ý và bổ sung vitamin A nhiều hơn bằng những thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cần tây, bí đỏ và những loại thực phẩm khác làm từ sữa.

ngoi-may-vi-tinh
Ngồi máy vi tính quá nhiều không tốt cho sức khỏe

Ăn uống không hợp lý

Với cà rốt sau khi được nấu chín bằng dầu thực vật sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi bạn dùng sống.

Vitamin C rất dễ bị oxy hóa trong không khí nên thời gian bảo quản rau quả càng lâu thì sinh tố C trong rau quả càng hao tổn đi bấy nhiêu. Vitamin C có khả năng hòa tan trong nước nên khi rửa rau vitamin C rất dễ bị mất đi. Nhiệt độ chế biến thực phẩm cao hoặc thời gian chế biến kéo dài như hầm, chưng cất… cũng làm giảm đi một lượng lớn vitamin C trong rau quả.

Vận động quá sức

Trong khi bạn phải vận động với cường độ cao, cơ thể cần nhiều năng lượng, tốc độ thay thế tế bào tăng nhanh và làm tiêu hao nhiều vitamin của cơ thể.

Sử dụng thuốc

Khi bạn sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ vitamin C, B6, B11, B12 của cơ thể bạn.

Khi phải uống thuốc thì bạn cần bổ sung nhiều hơn các loại vitamin. Lượng vitamin C cũng bị tiêu hao nhiều hơn bình thường gấp 3-4 lần khi bạn dùng thuốc

Aspirin

Sử dụng thuốc aspirin liên tục, trong thời gian dài làm tiêu hao vitamin nhóm B, K và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc này, mỗi ngày bạn nên ăn thêm sữa chua. Vì trong sữa chua có chứa nhiều chất có lợi cho đường tiêu hóa. Dùng sữa chua cũng làm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc

Thuốc cảm

Thuốc cảm cũng làm giảm đi lượng vitamin A trong máu… Khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm cần lưu ý hỏi ý kiến bác sỹ. Có thể, bạn sẽ cần dùng kèm các loại Vitamin A trong thời gian này. Một cách khác thường được áp dụng khi bạn bị cảm cúm là dùng cùng các loại Multivitamin.

Bài viết Những kẻ lấy cắp vitamin của cơ thể, bạn có mấy điểm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-ke-lay-cap-vitamin-cua-co-the-3210/feed/ 0
Bí quyết bảo quản vitamin C trong quá trình nấu nướng https://benh.vn/bi-quyet-bao-quan-vitamin-c-trong-qua-trinh-nau-nuong-2629/ https://benh.vn/bi-quyet-bao-quan-vitamin-c-trong-qua-trinh-nau-nuong-2629/#respond Sat, 06 Jul 2019 03:17:51 +0000 http://benh2.vn/bi-quyet-bao-quan-vitamin-c-trong-qua-trinh-nau-nuong-2629/ Những loại trái cây chín và có màu sáng được trồng tự nhiên dưới ánh nắng sẽ có nhiều vitamin C hơn so với những loại được trồng trong nhà kính có mái che. Do vậy, bạn nên chọn mua những loại trái cây trồng tự nhiên.

Bài viết Bí quyết bảo quản vitamin C trong quá trình nấu nướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những loại trái cây chín và có màu sáng được trồng tự nhiên dưới ánh nắng sẽ có nhiều vitamin C hơn so với những loại được trồng trong nhà kính có mái che. Do vậy, bạn nên chọn mua những loại trái cây trồng tự nhiên.

Những lưu ý để bảo quản vitamin C hiệu quả

– Cố gắng không phơi trần các loại rau xanh và trái cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

– Chỉ sử dụng các loại dao làm bằng chất liệu thép không gì để gọt vỏ và cắt rau xanh cũng như trái cây.

– Sử dụng ngay những loại rau xanh và trái cây đã được gọt vỏ.

– Nên giữ nguyên hình dáng của rau xanh khi luộc hoặc thái, cắt chúng thành những khoanh, miếng lớn thay vì thái nhỏ chúng ra.

– Không ngâm rau xanh và trái cây trong nước sau khi đã rửa chúng sạch sẽ. Thay vào đó, hãy dùng khăn giấy để thấm hết lượng nước còn bám trên rau xanh và trái cây.

– Trong quá trình nấu, hãy cho rau vào khi nước đã sôi, tuyệt đối không cho rau vào nồi khi nước còn nguội.

– Chỉ nên dùng muỗng hoặc vá bằng gỗ để đảo rau xanh trong quá trình nấu thay vì dùng muỗng, vá bằng kim loại. Kim loại sẽ hoạt động như một chất xúc tác phá hủy vitamin C trong thức ăn.

– Phải đảm bảo rằng lượng nước đun nấu trong nồi ngập hết phần rau xanh cần nấu. Nếu để rau tiếp xúc với không khí khi đang được đun nấu, không khí sẽ phá hủy vitamin C trong rau.

– Luôn đậy nắp nồi khi chế biến món rau hấp. Phương pháp hấp sẽ tạo ra áp lực tống ô xy ra ngoài. Do đó, vitamin C sẽ bị ô xy hóa (phân hủy) nhiều hơn mức bình thường.

– Đối với món rán, nên sử dụng thật nhiều dầu ăn để mỗi miếng rau luôn được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng. Điều này góp phần ngăn không làm lượng vitamin C bị mất đi đồng thời còn giúp cho rau không tiếp xúc trực tiếp với ô-xy. Bạn chỉ cần cho đủ lượng dầu ăn cần dùng và đảo thật đều tay trong quá trình nấu các loại rau.

– Càng được hâm nóng lại nhiều lần thì hàm lượng vitamin C bị mất đi càng nhiều. Do đó, nên dùng những món rau trong vòng khoảng một giờ kể từ khi chúng được nấu xong.

– Muối sẽ giúp bảo vệ vitamin C trong thức ăn. Đó là lý do giải thích tại sao bạn nên cho thêm muối vào trong nước luộc rau. Cần cho muối vào rau ngay sau khi thái, cắt rau để làm món rau trộn tươi ngon hơn.

– Luôn đậy nắp nồi khi nấu các món ăn có rau.

Benh.vn 

Bài viết Bí quyết bảo quản vitamin C trong quá trình nấu nướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-quyet-bao-quan-vitamin-c-trong-qua-trinh-nau-nuong-2629/feed/ 0
Lưu ý khi sử dụng vitamin A https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-vitamin-a-2817/ https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-vitamin-a-2817/#respond Fri, 10 May 2019 03:21:33 +0000 http://benh2.vn/luu-y-khi-su-dung-vitamin-a-2817/ Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể

Bài viết Lưu ý khi sử dụng vitamin A đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể như:

– Gây độc tính cho gan.

– Gây khuyết tật cho thai nhi.

– Tóc rụng.

– Loãng xương.

– Rối loạn sắc tố da.

– Khô da.

– Chán ăn.

– Tiêu chảy.

– Buồn nôn.

– Chóng mặt…

Với vitamin A có nguồn gốc thực vật (beta-caroten) khi cung cấp dư thừa sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Khi ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.

Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.

Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.

Cần tránh phối hợp vitamin A với nhóm retinoid (những chất có công thức hóa học tương tự vitamin A) vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.

Việc bổ sung vitamin A vừa có lợi lại vừa gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ nghe nói bổ sung vitamin A sẽ giúp tăng cường sức miễn dịch và ngừa nhiễm trùng. Điều là chỉ đúng trong một vài trường hợp. Trên thực tế, vitamin A có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu trên trẻ em châu Phi từ 6 tháng đến 5 tuổi, 44% sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy được ghi nhận ở những em uống 4 lần vitamin A liều 100.000 tới 200.000 IU trong vòng 8 tháng. Khi phân tích sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện ra chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng mới có tác dụng, còn đối với trẻ khỏe mạnh, việc bổ sung này thực sự là mối đe dọa tăng nguy cơ tiêu chảy. Ngoài ra, những em được bổ sung vitamin A còn tăng 67% nguy cơ bị ho và thở gấp, có dấu hiệu nhiễm trùng phổi. Vì thế, tốt nhất là không nên bổ sung vitamin A cho trẻ trừ phi có lý do đặc biệt như chứng kém hấp thu.

Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người uống 25.000 IU vitamin mỗi ngày trong 3,8 năm sẽ bị tăng 11% lượng triglycerides, 3% cholesterol và 1% lượng cholesterol HDL so với những người không bổ sung. Do đó, những người mắc bệnh tim mạch nên thận trọng khi bổ sung vitamin A lâu dài.

Ngoài ra, việc tăng cường hấp thu vitamin A từ thực phẩm còn liên quan tới tình trạng mất xương và nguy cơ gãy xương hông cao, do vitamin A kích thích hoạt động phân huỷ xương của tế bào. Trong khi đó, beta caroten lại không liên quan đến hiện tượng này, do đó, người bị loãng xương nên thận trọng bổ sung beta caroten thay vì trực tiếp vitamin A.

Uống vitamin A và sắt cùng nhau sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu sắt hiệu

Bài viết Lưu ý khi sử dụng vitamin A đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-vitamin-a-2817/feed/ 0
Nên uống vitamin vào lúc nào? https://benh.vn/nen-uong-vitamin-vao-luc-nao-59200/ https://benh.vn/nen-uong-vitamin-vao-luc-nao-59200/#respond Thu, 21 Mar 2019 09:30:55 +0000 https://benh.vn/?p=59200 Nhiều người băn khoăn rằng có nên uống vitamin không và nếu có thì uống vào lúc nào. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bài viết Nên uống vitamin vào lúc nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người băn khoăn rằng có nên uống vitamin không và nếu có thì uống vào lúc nào. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này:

vitamin

Có nên uống vitamin không?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong hầu hết các trường hợp, uống vitamin thường xuyên là vô thưởng vô phạt.

Chỉ nên uống vitamin khi có chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt lưu ý một số loại vitamin nếu uống thừa sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Những loại vitamin này là: A, D, E, K

Phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn vitamin. Ví dụ, lượng vitamin A quá cao có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong khi axit folic lại tốt cho sự phát triển của bào thai và ngăn ngừa dị tật.

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể là bổ sung từ các loại thực phẩm chứ không nên sử dụng các chế phẩm bổ sung.

Uống vitamin vào lúc nào?

Mỗi loại vitamin sẽ có thời điểm uống nhất định để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất:

Vitamin B

Có 8 loại vitamin B khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng. Thời gian tốt nhất trong ngày để uống vitamin B là sau khi thức dậy. Uống vitamin B lúc đói sẽ giúp hấp thu vitamin này tốt hơn. Uống vitamin B cũng có xu hướng làm tăng chuyển hóa năng lượng, do đó không nên uống quá muộn vì có thể gây khó ngủ.

Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin an toàn khi uống với lượng khuyến cáo. Loại vitamin này có nhiều trong các loại quả có màu cam như cam, bưởi chùm, và chanh. Cơ thể không dự trữ được vitamin C, vì vậy nên đưa nó vào cơ thể hàng ngày, nên uống liều nhỏ trong suốt cả ngày.

Vitamin A, D, E, K

Các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K này tích trữ trong gan và mô mỡ. Do đó, không cần phải bổ sung thường xuyên. Vì lượng lớn các vitamin này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu, do đó không nên dùng các chế phẩm bổ sung có chứa những vitamin này. Người bình thường, khỏe mạnh với chế độ ăn uống cân bằng sẽ được cung cấp đủ vitamin tan trong dầu thông qua chế độ dinh dưỡng.

Bài viết Nên uống vitamin vào lúc nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nen-uong-vitamin-vao-luc-nao-59200/feed/ 0
Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/ https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/#respond Fri, 08 Feb 2019 13:56:31 +0000 http://benh2.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/ Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Bài viết Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Trẻ em đang lớn và phát triển, hàng ngày đòi hỏi được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động của các chức năng để duy trì sự sống, vui chơi học tập. Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho sức khỏe

Vai trò của rau quả với sức khỏe

Rau quả có vai trò trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng. Trong rau quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Một đặc tính quan trọng của rau quả là tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa. Trong rau quả có các phức chất polyphenon (chất màu, hương vị) chứa các biolanoid có vai trò chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Trong rau quả còn có một số men có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột chống táo bón.

Các loại vitamin và khoáng chất trong rau quả

Rau quả là nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten (tiền vitamin A) cho cơ thể. Rau quả còn cung cấp các chất khoáng như kali, canxi, magiê… cần thiết cho quá trình chuyển hóa. Các loại rau xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay…), quả có màu vàng, đỏ, da cam (đu đủ, gấc, xoài, hồng…) chứa nhiều bêta caroten có chức năng quan trọng trong cơ thể giúp trẻ tăng trưởng, phòng khô mắt, tăng sức đề kháng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Trong rau quả còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để bài tiết ra ngoài. Một số loại rau gia vị là nguồn kháng sinh thực vật quý có tác dụng chữa bệnh (hành, tía tô, húng chanh, hẹ…).

Vì vậy, việc ăn rau quả hàng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, một trong những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đó là “Nên ăn nhiều rau, củ quả hàng ngày”. Hiện nay, theo số liệu điều tra dinh dưỡng (2010) cho thấy, tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam đang có xu hướng giảm, trong khi đó lượng tiêu thụ thịt lại tăng gấp 6-7 lần so với 10 năm trước. Theo nhu cầu kiến nghị của Viện Dinh dưỡng, hàng ngày người lớn nên ăn khoảng 300g rau xanh, 100g quả chín. Với trẻ em, tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu để ăn hợp lý.

Nên cho trẻ ăn rau, quả như thế nào là hợp lý?

Chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 6, lúc đầu ép lấy nước từ các loại quả như cam, quýt, chanh… 5-7 giọt, sau tăng dần 2-3 thìa cà phê. Các loại hoa quả khác như chuối, đu đủ, hồng xiêm cũng cần tập dần để trẻ làm quen với từng loại hoa quả. Thông thường, các bà mẹ thường bắt đầu tập cho bé ăn chuối nạo bằng thìa, các loại hoa quả khác như đu đủ, hồng xiêm thì nghiền nát.

Cũng như với các loại thực phẩm, khi cho trẻ ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ: ngày đầu tiên cho ăn một hai thìa cà phê mỗi ngày sau tăng dần số lượng. Trẻ 6 – 12 tháng có thể tiếp nhận được là 60 – 100g trái cây nghiền trong 1 ngày (1/3-1/2 quả chuối hoặc 1 quả hồng xiêm, 1 miếng đu đủ hay miếng xoài) và 1/2 quả cam hoặc 1 quả quýt vắt lấy nước pha thêm 5g (1 thìa cà phê đường kính). Khi trẻ 1- 2 tuổi, mỗi ngày ăn khoảng 100g. Trẻ 3- 5 tuổi 150- 200g/ngày.

TS.BS. Cao Thị Hậu

Benh.vn (Nguồn SKĐS)

Bài viết Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/feed/ 0
Đối tượng cần bổ sung vitamin D https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/ https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/#respond Wed, 21 Nov 2018 01:09:34 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/ Trong cơ thể vitamin D hiện diện dưới hai dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol), vitamin D3 (cholecalciferol) đều do thực phẩm cung cấp và vitamin D3 nội sinh do tế bào da tổng hợp được từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.

Bài viết Đối tượng cần bổ sung vitamin D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cơ thể vitamin D hiện diện dưới hai dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol), vitamin D3 (cholecalciferol) đều do thực phẩm cung cấp và vitamin D3 nội sinh do tế bào da tổng hợp được từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.

Chúng ta biết rằng 50 – 70% nhu cầu vitamin D mỗi ngày được da tổng hợp từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tất nhiên sự tổng hợp này còn tùy thuộc mùa hay nhiễm sắc tố của làn da và tuổi tác nữa (ở tuổi 20 tổng hợp nhiều gấp 3 lần tuổi 80). Thực phẩm cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin D như gan cá, sữa bò, lòng đỏ trứng, thịt… Sau khi ăn, thực phẩm vào cơ thể, vitamin D sẽ được hấp thu tại ruột non, rồi vào máu và dự trữ ở gan, cơ bắp và mô mỡ.

bổ sung vitamin D

Đối tượng cần bổ sung vitamin D

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em ít ra ngoài nắng
  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ đó là lúc thai nhi đang hình thành bộ xương.
  • Người cao tuổi ăn ít và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Người mắc bệnh đường tiêu hóa gây nên kém hấp thu vitamin D từ thực phẩm.
  • Người mắc bệnh da cần phải kiêng ra nắng.
  • Những người phải sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài gây trở ngại cho sự biến đổi vitamin D trong gan.

Biểu hiện cơ thể đang bị thiếu vitamin D

  • Ở trẻ: co giật, trẻ chưa biết đi khi đã 15 tháng tuổi. Trẻ thường bị mệt mỏi, đau khi chạy, đau ở xương, chân vòng kiềng.
  • Ở Người lớn: mỏi cơ bắp, xương đau, đi lại khó khăn.

Biện pháp phòng ngừa thiếu vitamin D

  • Tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai.
  • Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc vitamin D.

Xem thêm: Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người

Bài viết Đối tượng cần bổ sung vitamin D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/feed/ 0