Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 02 Mar 2020 04:20:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/ https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/#respond Thu, 11 Oct 2018 04:49:54 +0000 http://benh2.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/ Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

Bài viết Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Số lượng hồng cầu

– Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

– Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.

– Sai số về số lượng hồng cầu:

  • Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố, còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
  • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
  • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
  • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
  • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.

xét nghiệm hồng cầu

2. Lượng huyết sắc tố

– Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

– Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.

– Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố (chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân).

  • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.

– Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.

3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit)

– Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản… do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.

– Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không xét nghiệm làm thể tích tế bào thay đổi.

– Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.

4. Áp dụng phân loại thiếu máu

– Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân.

Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.

– Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)… Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.

– Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:

  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
    • MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
    • MCV > 100 fl: hồng cầu to.
  • Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, MCHC):
    • Thiếu máu nhược sắc: MCH < 28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
    • Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
    • Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.
  • Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):
    • RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
    • RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều.

Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp

Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:

1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.

2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.

3. Rối loạn chuyển hoá sắt.

Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:

1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.

2. Mất máu cấp:

  • Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
  • Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt.

3. Tan máu

4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).

5. Suy tuỷ xương.

6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:

  • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
  • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn – tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.

7. Tuỷ bị xâm lấn

8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.

Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:

1. Suy tủy xương

2. Thiếu vitamin B12 và acid folic

3. Rối loạn tổng hợp AND.

Bài viết Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/feed/ 0
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Bệnh Vaquez) https://benh.vn/benh-da-hong-cau-nguyen-phat-benh-vaquez-7235/ https://benh.vn/benh-da-hong-cau-nguyen-phat-benh-vaquez-7235/#respond Mon, 04 Jun 2018 06:17:10 +0000 http://benh2.vn/benh-da-hong-cau-nguyen-phat-benh-vaquez-7235/ Bệnh đa hồng cầu nguyên phát, Bệnh Vaquez, có triệu chứng đỏ da, ngứa da, nhịp tim nhanh, đau đầu, chóng mặt, tăng acid uric, điều trị bằng Phospho phóng xạ 32P

Bài viết Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Bệnh Vaquez) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Bệnh Vaquez) – Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Đa hồng cầu nguyên phát hay bệnh Vaquez được đặc trưng bởi một sự dư thừa của các tế bào hồng cầu gây ra do tăng sản xuất từ tủy xương. Điều này là do sự có mặt trong các tế bào bị ảnh hưởng một protein đột biến, các protein JA2, protein này gây ra sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào mà từ đó các tế bào hồng cầu phát triển (gọi là tiền chất hoặc tiền tố). Bệnh Vaquez thuộc về một nhóm bệnh có tên hội chứng myeloproliferative.

Đó là một bệnh khá hiếm mà ảnh hưởng đến nam giới cũng như nữ giới. Nó thường được chẩn đoán xung quanh tuổi 60. Có theo tỷ lệ 10 đến 15 trường hợp mới mỗi năm trên 100.000 dân. Bệnh Vaquez không phải là bẩm sinh / di truyền cũng không truyền nhiễm. Dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu nhỏ là bệnh tiến triển dần dần với vài triệu chứng cụ thể. Thường hay gặp triệu chứng đỏ da (erythrosis), xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt và lòng bàn tay, có thể cũng thấy trong màng nhầy (miệng và kết mạc).

Bệnh nhân thường hay nhức đầu, chóng mặt, cảm giác ruồi bay trước mắt, ù tai, và biểu hiện châm kim tiêm tại các đầu ngón tay, ngón chân. Viêm đau cơ là một triệu chứng điển hình của bệnh, nhưng không phải là luôn luôn có mặt: điều này liên quan đến thời kỳ đau vào tứ chi của bàn tay hoặc bàn chân, kèm theo cảm giác đỏ và rát. Một dấu hiệu rất điển hình là khi ngứa mạnh (ngứa) tăng lên khi tiếp xúc với nước nóng.

Bệnh chưa rõ nguyên nhân, nằm trong hội chứng tăng sinh tủy xương ác tính. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới.

Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez) dựa vào:

Lâm sàng: bệnh diễn biến từ từ, trên lâm sàng biểu hiện nhiều triệu chứng hay một vài triệu chứng sau đây:

Da và niêm mạc: nhìn thấy màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tím ở da, niêm mạc mắt có màu đỏ tươi, trên củng mạc mắt có nhiều tia huyết, nhìn trên hai gò má, cánh mũi, niêm mạc môi, bên trong má thường có màu đỏ thẫm, đôi khi có màu đỏ tươi.

Triệu chứng ngứa, thường ngứa sau tắm, tiếp xúc với nước nóng.

Triệu chứng về tim mạch:

– Tim nhịp nhanh trên 90 lần/một phút, huyết áp động mạch cao, do đó thường có thể dẫn đến suy tim trái.

– Triệu chứng tắc mạch do tăng số lượng hồng cầu, tăng hiện tượng bạch cầu chức năng, tiểu cầu, có bệnh nhân vào viện do nhồi máu não gây liệt nửa người.

– Triệu chứng giãn mạch ở hai chi dưới.

Triệu chứng xuất huyết: do giãn mạch ở các mao mạch vì số lượng hồng cầu tăng gây: chảy máu mũi, chảy máu trong cơ, chảy máu đường tiêu hóa…

Triệu chứng về tiêu hóa:

– Trong bệnh Vaquez có 20% trường hợp bệnh nhân có kèm theo loét hành tá tràng.

– Có thể có tắc mạch ở mạc treo gây đau bụng.

– Gan to ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng.

– Lách to là một triệu chứng thường gặp.

Triệu chứng về thần kinh:

– Bệnh nhân thường có ù tai, hoa mắt, chóng mặt

– Nhìn kém do thị lực giảm.

– Có thể có rối loạn tâm thần.

– Đau mỏi hai chi dưới do rối loạn mạch máu, thần kinh.

Triệu chứng về rối loạn chuyển hóa:

Bệnh nhân có thể bị bệnh gút thứ phát do tăng axit uric trong máu cao.

Xét nghiệm:

Độ bão hòa oxy trong máu động mạch tăng cao bằng 92,3% hay cao hơn nữa.

Thể tích khối hồng cầu toàn thể tăng lên rõ rệt, trên 130% trị số bình thường (thể tích hồng cầu xác định bằng phương pháp dùng hồng cầu đánh dấu phóng xạ 51Cr).

Huyết tủy đồ: tăng sinh cả ba dòng.

– Số lượng hồng cầu tăng hơn 5,5×1012 / lít, màu sắc và kích thước bình thường.

– Số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu tăng dòng bạch cầu hạt

– Số lượng tiểu cầu tăng.

– Tốc độ máu lắng giảm do độ nhớt máu tăng và cũng do tăng hồng cầu.

Axit uric máu tăng hơn bình thường.

Chẩn đoán phân biệt:

Cần chẩn đoán phân biệt với:

– Bệnh đa hồng cầu thứ phát.

– Hội chứng suy hô hấp cấp: người cao tuổi, viêm phế quản kinh điển, tắc mao mạch phế quản gặp trong các bệnh: saccoidos (BBS), lao phổi, ung thư phổi.

– Hội chứng suy tim phải (Pick-Wek) ở người béo.

– Bệnh tim tiên thiên

– U biểu mô thận.

Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez):

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Nếu không được điều trị, thời gian sống thêm của bệnh nhân rất ngắn, khoảng 1,5 năm. Nếu được điều trị tốt, đời sống có thể kéo dài trên 10 năm.

Hóa trị liệu:

– Dùng nhóm busulfan, liều 4-6 mg/ngày

– Tác dụng chậm, sau 2-3 tháng

– Bệnh nhân phải dùng thuốc liên tục, dùng lâu nên có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận…

Chích tháo máu: có tác dụng nhanh, nhưng tạm thời, mỗi lần chích bỏ 200ml máu.

Phương pháp dùng phospho phóng xạ 32P:

– Thời gian tồn tại của 32P trong tủy xương: T½ sinh học là từ 7-9 ngày, phospho là thành phần cần thiết cho tổng hợp các axit nhân, nên 32P thâm nhập nhiều vào nhân của tế bào bệnh và ức chế quá trình phân chia của tế bào, tính nhạy cảm của tế bào máu bệnh cao hơn các tế bào máu bình thường. Phospho phóng xạ 32P được dùng dưới dạng dung dịch Na2H32PO4, 32P có thời gian bán rã vật lý là 14,3 ngày, có năng lượng tia beta (β) trung bình là 0,695 MeV, đường đi của tia β trong mô cứng là 2,5mm, mô mềm tối đa là 8 mm. Tia β của 32P sẽ oxy hóa các axit nhân gây tổn thương nhân tế bào gốc của dòng hồng cầu nhưng không ảnh hưởng tới dòng hồng cầu đã trưởng thành.

– Liều dùng 1 mCi cho 10 kg khối lượng cơ thể, tiêm tĩnh mạch hoặc uống.

– Kết quả thu được tương đối tốt: sau mỗi liều 32P duy trì được số lượng hồng cầu ở mức bình thường từ 12 đến 30 tháng. Ưu điểm là bệnh giảm một cách từ từ và tương đối ổn định. Trung bình một liều 32P duy trì được tác dụng điều trị trong vòng 1 năm mới phải tiêm (hoặc uống) lại.

– Ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên trong cả nước điều trị bệnh đa hồng nguyên phát (từ năm 1978)

– Kể từ khi Laurence điều trị bệnh đa hồng cầu bằng 32P lần đầu tiên (1938), cho đến nay hàng vạn bệnh nhân bị bệnh đa hồng cầu đã được điều trị bằng phương pháp này. Theo Laurence thì ở các nhóm điều trị bằng 32P đời sống kéo dài trung bình 13,3 năm so với 6-7 năm nếu điều trị bằng phương pháp khác. Các biến chứng tắc mạch cũng giảm rõ rệt, chỉ có 4,2% so với 25,7% tắc mạch nếu điều trị bằng 32P.

– Một số biến chứng cần theo dõi trong quá trình điều trị là: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu nhưng thường không nghiêm trọng.

Ca lâm sàng:

Bệnh nhân Vũ Tr. H., nam, 60 tuổi, chẩn đoán xác định là Đa hồng cầu nguyên phát.

Bệnh nhân từ năm 2005 được chẩn đoán: Đa hồng cầu nguyên phát tại một bệnh viện ở Tp Hồ Chí Minh, đã được chích huyết và truyền hóa chất. Sau đó bệnh nhân được điều trị 32P 3 lần (lần 1: T1/2006: 6mCi; lần 2: T3/2006: 7,5mCi; lần 3:T2/2008: 7mCi). Gần đây bệnh nhân đau đầu, vào trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được làm xét nghiệm máu:

– Công thức máu (ngày 10/09/2009): Hồng cầu 6,35×1012/lít; HGB=198 g/l; Bạch cầu 10,8×109/lít, tiểu cầu: 219×109/lít.

– Sinh hóa máu: axit uric 441 umol/l.

Bệnh nhân có chỉ định điều trị 32P, và được nhận 7 mCi liều uống.

Sau 1 tháng bệnh nhân đến khám lại: thể trạng tốt, hết đau đầu, xét nghiệm công thức máu (ngày 11/9/2009): Hồng cầu 5,3×1012/lít; HGB=170 g/l; Bạch cầu 9,2×109/lít, tiểu cầu: 204×109/lít. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, khám định kỳ hai tháng một lần.

Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát bằng phospho phóng xạ (32P) là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện, ít biến chứng hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Kết quả điều trị ổn định được trong một thời gian dài, số lượng hồng cầu duy trì ở mức bình thường từ 12 đến 20 tháng, ngăn chặn căc biến chứng tắc mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và kéo dài thời gian sống thêm. Giá thành của điều trị bằng phương pháp này thấp, bảo hiểm y tế chi trả hoàn toàn, bệnh nhân nhận được dễ dàng.

Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Bệnh Vaquez) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-da-hong-cau-nguyen-phat-benh-vaquez-7235/feed/ 0
Công bố khoa học: Nuôi cấy thành công tế bào hồng cầu bất tử https://benh.vn/cong-bo-khoa-hoc-nuoi-cay-thanh-cong-te-bao-hong-cau-bat-tu-9291/ https://benh.vn/cong-bo-khoa-hoc-nuoi-cay-thanh-cong-te-bao-hong-cau-bat-tu-9291/#respond Wed, 12 Apr 2017 07:04:52 +0000 http://benh2.vn/cong-bo-khoa-hoc-nuoi-cay-thanh-cong-te-bao-hong-cau-bat-tu-9291/ Sau một thời gian dài tìm tòi, nghiên cứu nhóm các nhà khoa học Đại học Bristol và NHS Blood and Transplant đã cho ra đời các dòng tế bào bất tử đầu tiên cho phép sản xuất các tế bào hồng cầu một cách hiệu quả hơn so với trước đây.

Bài viết Công bố khoa học: Nuôi cấy thành công tế bào hồng cầu bất tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau một thời gian dài tìm tòi, nghiên cứu nhóm các nhà khoa học Đại học Bristol và NHS Blood and Transplant đã cho ra đời các dòng tế bào bất tử đầu tiên cho phép sản xuất các tế bào hồng cầu một cách hiệu quả hơn so với trước đây.

Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Communications. Theo các chuyên gia, nếu thành công trong các thử nghiệm lâm sàng, có thể đem lại nguồn truyền máu an toàn cho những người có nhóm máu hiếm và ở những nơi mà nguồn cung cấp máu không đầy đủ hoặc không an toàn.

Bước ngoặt của nghiên cứu

Trước đây, nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào việc phát triển trực tiếp tế bào gốc từ người cho thành tế bào hồng cầu trưởng thành. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sản xuất được một lượng nhỏ các tế bào trưởng thành và đòi hỏi phải cho tế bào gốc nhiều lần.

Để khắc phục hạn chế trên, nhóm nghiên cứu hàng đầu thế giới ở Bristol đã phát triển một kỹ thuật mạnh và lặp lại được, cho phép sản xuất các dòng tế bào tạo hồng cầu bất tử từ tế bào gốc người lớn. Những tế bào hồng cầu non này có thể được nuôi cấy vô thời hạn, cho phép sản xuất quy mô lớn, trước khi được biệt hóa thành các tế bào hồng cầu trưởng thành.

Hy vọng mở ra từ sản phẩm nuôi cấy này

GS. Dave Anstee, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Máu và Cấy ghép của NIHR về Sản phẩm Hồng cầu, đơn vị hợp tác giữa Đại học Bristol và NHS Blood and Transplant, cho biết: “Ứng dụng điều trị đầu tiên của một sản phẩm hồng cầu nuôi cấy có thể sẽ là đối với những bệnh nhân có nhóm máu hiếm vì nguồn máu hiến theo cách truyền thống thường gặp khó khăn. “Những bệnh nhân có thể được lợi nhất là những người bị những bệnh phức tạp đe dọa tính mạng như bệnh hồng cầu liềm và thalassemia, có thể phải truyền máu nhiều lần. Mục đích không phải là để thay thế cho việc hiến máu mà là nhằm cung cấp điều trị đặ hiệu cho những nhóm bệnh nhân cụ thể”.

Được biết, các tế bào này được nuôi cấy tại Đại học Bristol và tại cơ sở Filton của NHS Blood and Transplant. NHS Blood and Transplant cần thu thập 1,5 triệu đơn vị máu mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trên khắp nước Anh và còn phải mất nhiều năm nữa trước khi có thể sản xuất các tế bào trên quy mô lớn.

Trước đó, NHS Blood and Transplant đã công bố kế hoạch thử nghiệm máu sản xuất được trên người vào năm 2015. Thử nghiệm đầu tiên này sẽ không sử dụng tế bào Bel-A. Cuối năm 2017, sẽ sử dụng các tế bào hồng cầu sản xuất từ tế bào gốc trong máu hiến tặng bình thường.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo dantri.com.vn & MNT)

Bài viết Công bố khoa học: Nuôi cấy thành công tế bào hồng cầu bất tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cong-bo-khoa-hoc-nuoi-cay-thanh-cong-te-bao-hong-cau-bat-tu-9291/feed/ 0
Xét nghiệm công thức máu nói lên điều gì? https://benh.vn/xet-nghiem-cong-thuc-mau-noi-len-dieu-gi-2753/ https://benh.vn/xet-nghiem-cong-thuc-mau-noi-len-dieu-gi-2753/#respond Thu, 19 Jan 2017 04:20:17 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-cong-thuc-mau-noi-len-dieu-gi-2753/ Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm dùng để tính chỉ số tế bào của máu và theo thống kê thì đây là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất.

Bài viết Xét nghiệm công thức máu nói lên điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm dùng để tính chỉ số tế bào của máu và theo thống kê thì đây là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất.

Công thức máu là gì?

Công thức máu (CTM) là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua CTM, ta có thể biết:

– Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

– Chức năng của từng loại tế bào:

+ Hồng cầu mang chất dinh dưỡng và ôxy đi nuôi dưỡng tế bào

+ Bạch cầu là đội ngũ các “chiến binh” đương đầu với các tác nhân gây nhiễm trùng

+ Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu.

– Hàm lượng huyết sắc tố: một loại protein nằm trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang ôxy tới mô.

– Hematocrit: tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.

Xét nghiệm công thức máu để làm gì ?

Đánh giá sức khỏe tổng thể

Để đánh giá sức khỏe tổng quát cơ thể cần xét nghiệm máu. Việc tổng phân tích các tế bào máu sẽ đánh giá tình trạng viêm nhiễm như áp xe (áp xe gan, vú, …), nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh lý ung thư máu, phát hiện tình trạng thiếu máu, …

Chẩn đoán bệnh lý

Nếu thấy cơ thể có các biểu hiện và triệu chứng khác thường như mệt mỏi, sốt, nôn, hoa mắt, ù tai, người xanh xao, … sẽ cần được xét nghiệm máu sau đó tổng phân tích các tế bào máu để tìm ra nguyên nhân các bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.

Theo dõi tình trạng bệnh lý

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến tế bào máu như thiếu máu, đa hồng cầu, bệnh bạch cầu, … thì việc xét nghiệm sẽ giúp theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.

Ý nghĩa của các chỉ số trong công thức máu

Bạch cầu

CTM cho biết số lượng tổng thể của bạch cầu trong một đơn vị máu (chẳng hạn trong 1 ml máu), cũng như tỷ lệ của mỗi một trong 5 loại bạch cầu (trung tính, lympho, mono, ưa a xít và ưa kiềm). Ở người khỏe mạnh, giới hạn bạch cầu là 5.000 – 10.000/ml máu. Ở trẻ nhỏ, số lượng bạch cầu, nhất là các tế bào lympho, hơi cao hơn so với người lớn.

Số lượng bạch cầu thường tăng trong các bệnh nhiễm trùng, nó cũng có thể tăng rất cao trong bệnh ung thư máu.

Bạch cầu có thể hạ thấp khi ta bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương). Bạch cầu cũng hạ thấp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư.

Hồng cầu

Thông thường, chỉ số hồng cầu và huyết sắc tố ở nam giới cao hơn so với phụ nữ.

Sự giảm sút số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố phản ánh tình trạng thiếu máu của cơ thể. Nếu lượng sắt đưa vào qua khẩu phần ăn thấp, hoặc nếu bạn bị chảy máu mạn tính, chỉ số huyết sắc tố của bạn sẽ giảm và bạn cần được điều trị ngay.

Ngoài ra, hồng cầu cũng giảm ở những bệnh nhân mắc bệnh di truyền về hồng cầu (ví dụ bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm).

Tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào rất đặc biệt trong máu, chức năng chính của nó là khởi động quá trình hình thành khối máu đông. Những bất thường về số lượng tiểu cầu có thể xuất hiện ở nhiều bệnh và gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiểu cầu giảm trong các trường hợp ung thư đã di căn tới tủy xương, tại đó các tế bào ung thư sẽ ức chế quá trình sản xuất của cả 3 dòng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Thay đổi này cũng xuất hiện sau sử dụng một số thuốc gây ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân đột nhiên bị mất rất nhiều máu, tiểu cầu cũng có thể giảm đáng kể. Nếu tiểu cầu giảm quá thấp, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết.

Tiểu cầu có thể tăng trong một số bệnh mạn tính, bệnh tủy xương hay sau sử dụng một số thuốc. Sự gia tăng số lượng tiểu cầu sẽ kích thích việc hình thành những khối tiểu cầu trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông của máu.

Lời kết

Công thức máu phản ánh tình trạng hiện tại của máu tuần hoàn, nhưng những kết quả bất thường không phải bao giờ cũng là chẩn đoán của một bệnh đặc hiệu. Những thay đổi trong công thức máu có thể là kết quả của một loạt bệnh hoặc tình trạng bệnh lý, cũng như các yếu tố môi trường khác.

Nếu bạn có bất cứ băn khoăn gì về những thay đổi bất thường trong công thức máu của mình hoặc người thân, hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ để có những hiểu biết kịp thời và đúng đắn nhất.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Xét nghiệm công thức máu nói lên điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-cong-thuc-mau-noi-len-dieu-gi-2753/feed/ 0