Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:54:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/ https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/#respond Wed, 05 Jul 2023 12:03:23 +0000 https://benh.vn/?p=57962 Miễn dịch thu được nhờ mắc bệnh tốt hơn do tiêm văcxin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần tiêm phòng... là những hiểu lầm phổ biến về văcxin.

Bài viết Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miễn dịch thu được nhờ mắc bệnh tốt hơn do tiêm văcxin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần tiêm phòng… là những hiểu lầm phổ biến về văcxin.

tre-em-tiem-vac-xin

Dưới đây là các phân tích của Tổ chức Y tế thế giới về một số ngộ nhận sai lầm xung quanh việc tiêm phòng

Cải thiện vệ sinh cá nhân và môi trường đủ để hết bệnh tật, tiêm chủng là điều không cần thiết

Các loại bệnh có thể phòng tránh nhờ tiêm chủng sẽ quay lại nếu chúng ta ngừng chương trình tiêm chủng. Việc tăng cường vệ sinh, rửa tay và dùng nước sạch giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều bệnh vẫn tiếp tục lây lan dù sạch sẽ đến mấy. Nếu không tiêm phòng thì những bệnh hiếm gặp như bại liệt hay sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại và thành đại dịch.

Văcxin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết đến, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong

Văcxin rất an toàn. Đa số phản ứng do tiêm văcxin thường nhẹ và thoáng qua, ví dụ như đau ở chỗ tiêm hay sốt nhẹ. Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe là vô cùng hiếm gặp và được theo dõi chặt chẽ. Nguy cơ bị ốm nặng vì các bệnh có thể phòng bằng văcxin lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ việc tiêm văcxin. Ví dụ bệnh bại liệt có thể gây liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não và mù lòa, một số bệnh thậm chí có thể gây tử vong. Đúng là không nên có bất kỳ trường hợp bệnh nặng hay tử vong nào do văcxin, nhưng lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ, và sẽ xuất hiện rất nhiều ca bệnh nặng thậm chí tử vong nếu không có văcxin.

Văcxin phối hợp phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà và văcxin phòng bại liệt có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Không có bằng chứng để kết luận tiêm các văcxin nói trên gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Hiểu nhầm xuất hiện là do những văcxin này được sử dụng đúng vào giai đoạn trẻ có thể gặp hội chứng đột tử. Nói cách khác, các trường hợp đột tử trùng hợp một cách vô tình với tiêm chủng. Đột tử vẫn có thể xuất hiện kể cả nếu trẻ không được tiêm phòng. Cần nhớ rằng bốn căn bệnh này có thể gây chết người và nếu trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật rất cao.

Các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin gần như đã được thanh toán, vì vậy không cần tiêm phòng nữa

Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên tác nhân gây bệnh vẫn còn lưu hành ở một số nơi trên thế giới. Trong thời đại kết nối toàn cầu, các tác nhân này có thể vượt qua ranh giới địa lý và lây nhiễm cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch. Ví dụ từ năm 2005, các vụ dịch sởi ở Tây Âu đã xuất hiện ở những người chưa tiêm phòng tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh.

Vì vậy, hai lý do chính khiến cần tiêm phòng là để bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Thành công của chương trình tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của mỗi cá nhân, vì lợi ích chung của tập thể. Đừng đợi những người xung quanh hành động ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật thay cho mình, hãy làm những gì bạn có thể.

Nếu mắc những bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin thì đó là “điều tất yếu của cuộc sống”

Mắc bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin không phải là “điều tất yếu của cuộc sống”. Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nặng nề ở cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm não, mù lòa, tiêu chảy, viêm tai, hội chứng rubella bẩm sinh và tử vong. Những nguy hiểm trên đều có thể ngăn ngừa bằng văcxin. Không tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn.

Cho trẻ tiêm phòng cùng lúc hai hoặc nhiều văcxin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, có thể gây quá tải cho hệ miễn dịch

Các bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêm cùng lúc vài loại văcxin không gây tác dụng xấu lên hệ miễn dịch. Hằng ngày trẻ tiếp xúc với hàng trăm tác nhân lạ làm khởi phát đáp ứng miễn dịch. Một động tác đơn giản như ăn uống cũng đưa vào cơ thể những kháng nguyên mới và rất nhiều vi khuẩn có sẵn ở miệng mũi. Khi cảm lạnh hay đau họng, bé tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn nhiều so với khi tiêm văcxin. Ưu điểm của tiêm cùng lúc vài loại văcxin là giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nâng cao khả năng hoàn thành lịch tiêm chủng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc tiêm phối hợp các mũi như sởi, quai bị và rubella cũng đồng nghĩa với việc trẻ phải tiêm ít mũi hơn.

Bệnh cúm chỉ là chuyện khó chịu vặt vãnh, văcxin không có tác dụng

Cúm không phải chuyện vặt. Căn bệnh nguy hiểm này cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người mỗi năm. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già thường có sức khỏe kém và những người có bệnh mãn tính như hen hay bệnh tim đều dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ tử vong hơn. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ có thai còn có thêm lợi ích bảo vệ bé sơ sinh. Văcxin cung cấp miễn dịch với 3 chủng virus cúm phổ biến nhất lưu hành tại mỗi mùa nhất định. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và lan truyền bệnh cho những người khác. Tránh nhiễm cúm đồng nghĩa với tránh giảm thu nhập do phải nghỉ học hay nghỉ làm.

Miễn dịch nhờ mắc bệnh tốt hơn miễn dịch nhờ văcxin

Văcxin làm sản sinh đáp ứng miễn dịch giống như khi nhiễm bệnh tự nhiên nhưng không gây bệnh và giúp tránh các biến chứng tiềm ẩn. Trong khi đó cái giá phải trả để tạo miễn dịch thông qua nhiễm bệnh tự nhiên có thể là chậm phát triển tinh thần do Haemophilus B, dị tật bẩm sinh do rubella, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.

Trong văcxin có thủy ngân rất nguy hiểm

Thiromersal là thành phần hữu cơ chứa thủy ngân được bổ sung vào một số loại văcxin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản văcxin phổ biến nhất, thường được dùng trong các ống văcxin đa liều. Không có bằng chứng về việc lượng thiomersal dùng trong văcxin gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêm.

Văcxin gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Nghiên cứu năm 1998 bày tỏ sự lo ngại về mối liên hệ giữa văcxin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella và bệnh tự kỷ sau này được phát hiện là mắc sai lầm nghiêm trọng và bài báo đã bị chính tạp chí xuất bản gỡ bỏ. Thật không may, việc công bố nghiên cứu này đã làm dấy lên những lo ngại, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm sút và kết quả là sau đó xảy ra những đợt bệnh dịch bùng phát. Không có bằng chứng về mối liên hệ giữa văcxin phòng 3 bệnh trên và bệnh tự kỷ hay các rối loạn tự kỷ.

Theo BV Nhi Trung Ương và WHO

Bài viết Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/feed/ 0
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/ https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/#respond Wed, 05 Jul 2023 09:30:33 +0000 https://benh.vn/?p=58333 Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

tre-em-bi-soi

Biểu hiện chính của bệnh và biến chứng

Bệnh sởi thường có các triệu chứng: sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ). Trẻ mắc bệnh sởi có thể gặp các biến chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Cách phòng tránh

Bệnh sởi có thể phòng tránh được. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là chủ động tiêm vắc xin sởi. Lưu ý: phải tiêm đầy đủ và đúng lịch thì khả năng phòng bệnh mới toàn diện. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi để phòng bệnh.

tre-em-tiem-vac-xin

Lịch tiêm chủng vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc-xin sởi là vắc-xin có tính an toàn rất cao. Rất ít trường hợp sau tiêm có thể gặp phải các phản ứng nhẹ như: đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, nổi ban và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng vắc-xin sởi trẻ có những biểu hiện như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, ít bú, bỏ bú.

Thực trạng tiêm chủng hiện nay

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã triển khai có kết quả các hoạt động tiêm chủng vắc-xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc sởi trên toàn quốc. Năm 2012, số ca mắc sởi giảm khoảng 1,3 lần so với năm 2011 và không xảy ra dịch trên quy mô lớn. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc triển khai tiêm vắc-xin sởi trên phạm vi rộng.

Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguồn thông tin sai lệch và những hiểu lầm về tiêm chủng dẫn đến một bộ phận người dân đi theo trào lưu “anti vaccine” và không đưa con trẻ đi tiêm phòng. Điều này dẫn đến một số đợt dịch sởi bùng phát, gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Người dân cần nhận thức được rằng: tiêm vắc-xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi và tiến tới loại trừ căn bệnh này trong tương lai.

Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đủ 2 mũi vắc-xin sởi theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Theo BV Nhi TW

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/feed/ 0
Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/#respond Sat, 17 Jun 2023 00:15:10 +0000 http://benh2.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ.

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ. Tìm hiểu về các phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B để có cách ứng xử phù hợp.

vac-xin-viem-gan-b

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh Viêm gan B cho trẻ (ảnh minh họa)

Vaccin viêm gan B rất an toàn, đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, do loại vaccin này được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nên có thể bị “kết án oan” khi trẻ tử vong hay có những phản ứng mạnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, sau khi tiêm vaccin viêm gan B trẻ có thể gặp một số phản ứng nhất định nhưng hoàn toàn có thể xử trí được.

Những phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm

Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virut viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm với tỷ lệ từ 3- 9%, sốt trên 37,7o C có tỷ lệ từ 0,4 đến 8%, sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600 nghìn đến 1 triệu liều vaccin.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tử vong sơ sinh chiếm 73% tổng số trẻ tử  vong dưới 1 tuổi. Trong đó, tử vong trong 24 giờ đầu sau sinh chiếm gần một nửa (47%) số tử vong sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong sơ sinh như đẻ non, ngạt, bệnh đường hô hấp, dị tật, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da… trùng hợp với thời điểm tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ.

Cách phát hiện sớm phản ứng sau tiêm

Trước tiên, các bà mẹ cần được biết con mình đã được tiêm vaccin viêm gan B. Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24giờ) sau khi trẻ được tiêm. Sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho bú.

Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… nên các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, theo dõi trẻ. Nếu các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn, như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường (quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú…) thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

Có phải tiêm kháng thể globulin miễn dịch cho con nếu mẹ nhiễm virut viêm gan B không?

Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh có thể phòng được hơn 90% việc lan truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả của việc chỉ sử dụng vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh hay sử dụng vaccin viêm gan B cùng với HBIG là tương tự nhau.

Nếu tỷ lệ tiêm vaccin trong 24 giờ đầu sau sinh không được thực hiện tốt thì nguy cơ bùng phát bệnh viêm gan B trong cộng đồng ở thế hệ sắp tới là điều đã được báo trước. Do vậy, vì sức khỏe của trẻ và cộng đồng, trẻ cần được tiêm vaccin viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khi tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ được tiêm miễn phí khi sinh tại bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/feed/ 0
Tìm hiểu về vắc xin uốn ván https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/#respond Wed, 10 May 2023 02:27:41 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/ Vắc xin uốn ván có tác dụng chính là gì, tác dụng phụ là gì? Có phải chỉ có 1 loại vắc xin uốn ván không hay có nhiều loại vắc xin có khả năng phòng chống uốn ván? Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho độ tuổi nào? Phụ nữ mang thai có tiêm được không?

Bài viết Tìm hiểu về vắc xin uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vắc xin uốn ván là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, vắc xin uốn ván có phải chỉ có một loại hay nhiều loại và cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ em và người lớn?

vacxin-uon-van

Một loại vắc xin có tác dụng phòng uốn ván (ảnh minh họa)

Tìm hiểm về Vắc xin uốn ván

Vắc xin uốn ván bảo vệ cơ thể phòng bệnh uốn ván. Vắc xin uốn ván có dạng dung dịch đóng trong lọ thủy tinh. Ngoài ra nó còn được đóng sẵn trong bơm kim tiêm tự khóa.

Các vắc xin chứa thành phần uốn ván

Có một vài dạng chế phẩm chứa thành phần uốn ván:

  • Vắc xin uốn ván chỉ để phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.
  • Vắc xin DPT (bạch hầu – ho gà – uốn ván) phòng được các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này phòng ba bệnh : Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà nhưng chỉ dùng cho trẻ em dưới năm tuổi.

Lưu ý khi sử dụng vắc xin uốn ván

Vì Vắc xin này có thành phần Ho gà toàn thân tế bào nên không dùng cho trẻ trên năm tuổi do có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.

  • Vắc xin DT (bạch hầu – uốn ván) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván. Do loại vắc xin này có chứa giải độc tố bạch hầu ở mức cao nên nó không được sử dụng để tiêm cho trẻ trên 6 tuổi hoặc người lớn. Trường hợp trẻ em có tiền sử dị ứng với thành phần Ho gà trong Vắc xin DTP thì mũi tiêm lần 2, 3 và nhắc lại thay thế bằng vắc xin DT.
  • Vắc xin Td (vắc xin uốn ván – bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT nhưng thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này phù hợp với những trẻ trên 6 tuổi và người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng thêm khả năng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Vắc xin UV hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin UV hoặc Td, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau đó 1 vài tháng. Đồng thời chúng cũng phòng uốn ván cho bà mẹ.

3 liều vắc xin UV hoặc Td có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.

Nếu để lắng lọ vắc xin UV trong thời gian dài, lọ vắc xin sẽ chia thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng. Vắc xin UV/DT/Td/DPT không được để đông băng. Thử nghiệm “Lắc” sẽ xác định xem vắc xin có bị đông băng không? Nếu vắc xin đã bị đông băng phải hủy bỏ.

Tính an toàn của vắc xin UV, Td, DT và những phản ứng sau tiêm.

Những vắc xin có chứa thành phần uốn ván thường là phản ứng nhẹ, ít gây phản ứng nặng. Những phản ứng nhẹ do vắc xin uốn ván, Td và DT bao gồm:

Có khoảng 1/10 trường hợp sau tiêm 1 – 3 ngày có biểu hiện đau nhẹ, nổi mẩn, nóng và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Những phản ứng nhẹ này trở nên phổ biến hơn ở những lần tiêm sau và có thể gặp ở 50 đến 80% những người tiêm nhắc. Khoảng 1/10 trường hợp được tiêm có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

Liều

UV  hoặc TD

Thời gian tiêm

Thời gian bảo vệ

1  Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15 – 35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao.  Không
2  Ít nhất 4 tuần sau lần 1  1 đến 3 năm
3  Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai  lần sau.  Tối thiểu 5 năm
4  Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai  lần sau.  Tối thiểu 10 năm
5 Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Trong suốt thời kỳ sinh đẻ và có thể lâu hơn

Tăng tỷ lệ nữ được tiêm vắc xin có thành phần uốn ván khi còn nhỏ hoặc ở tuổi học đường. Khi đến tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc uốn ván mẹ và uốn ván sơ sinh hy vọng sẽ giảm xuống: Tiêm đúng, đủ 3 liều DPT ở trẻ nhỏ có giá trị bảo vệ tương đương 2 liều uốn ván/Td ở người lớn.

Những nghiên cứu ngày nay cho thấy, thời gian bảo vệ của vắc xin uốn ván còn lâu hơn. Vấn đề này hiện tại đang được xem xét.

Tóm tắt về tiêm chủng vắc xin uốn ván

Loại vắc xin  Giải độc tố
Số liều  Tối thiểu 2 liều cơ bản
Lịch tiêm  Xem bảng trang trước
Liều tiêm nhắc

 

Đối với UV xem bảng trang trước

Đối với Td 10 năm một lần

Đối với DT thì 18 tháng đến 6 tuổi.

Chống chỉ định  Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước
Phản ứng sau tiêm  Thường gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ và tăng hơn ở những lần tiêm tiếp theo thậm chí có thể trở thành chống chỉ định nếu phản ứng quá mạnh ở lần tiêm trước.
Liều lượng  0,5ml
Nơi tiêm  Mặt ngoài phần trên cánh tay
Đường tiêm  Bắp

Bảo quản

Như vậy, benh.vn đã hướng dẫn chúng ta có cách hiểu đúng đắn về vắc xin uốn ván, các loại vắc xin uốn ván và lưu ý khi sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Hãy tiêm vắc xin uốn ván cho cả gia đình để bảo vệ người thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết Tìm hiểu về vắc xin uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/feed/ 0
Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/ https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/#respond Wed, 15 Jun 2022 11:28:09 +0000 http://benh2.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/ Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.

Bài viết Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.

vac_xin_phong_cum_moi

Vắc xin phòng cúm thông thường

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng đưa lại hiệu quả như mong muốn. Tại Anh, tính riêng mùa đông năm 2016, loại vắc xin hiện tại góp phần giảm 40% số người mắc cúm dưới 65 tuổi nhưng hầu như không có tác dụng với những người trên 65 tuổi. Nguyên nhân được cho là do khi con người già đi, hệ miễn dịch yếu hơn, cơ thể không đáp ứng được với một số loại vắc xin như những người trẻ tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu, virus cúm giống như quả bóng có nhiều chân. Vắc xin phòng cúm hiện nay sẽ thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công vào đầu và protein bề mặt  của virus. Tuy nhiên, nếu protein bề mặt của virus thay đổi thì vắc xin không còn có tác dụng. Trong khi đó, vắc xin mới sẽ giúp hệ miễn dịch tạo ra vũ khí mới chống lại virus cúm tại tế bào T (tế bào có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch) để tiêu diệt nhiều chủng cúm, không cần phải tiêm lại hàng năm.

Ưu thế vượt trội của vắc xin mới

BBC cho biết các nhà nghiên cứu ở Anh đang tìm kiếm 500 người để tham gia thử nghiệm một loại vắc xin cúm “phổ quát” “vắc xin chống được nhiều chủng cúm” mới. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết khác với vắc xin phòng cúm đang dùng hiện nay, nó có thể tiêu diệt chủng virus cúm không biến đổi hàng năm như: cúm gia cầm, cúm người, cúm lợn, có tác dụng bảo vệ tốt hơn.

Giáo sư Gilbert, đồng sáng lập Vaccintech, công ty thuộc Viện Nghiên cứu Jenner, Đại học Oxford chia sẻ “Chúng tôi hi vọng vắc xin mới sẽ có tác dụng kéo dài hơn 1 năm, nhưng vẫn cần thêm các thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, các vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ kéo dài hơn 5 năm và không phải tiêm lại hàng năm”.

Bài viết Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/feed/ 0
Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/ https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/#respond Fri, 15 Mar 2019 02:45:00 +0000 https://benh.vn/?p=58615 Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè là giai đoạn bệnh sởi có xu hướng gia tăng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hiện nay phương pháp an toàn nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Những trường hợp đã xảy ra

Ngày 4/03, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau nhiệt độ cơ thể tăng rất cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân. Ngày 7/03, cháu D.A được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu D.A chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho con tiêm phòng”

Trẻ em đang tiêm chủng vắc xin

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin sai lệch khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc sởi. May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Những đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ < 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây tử vong. Thời gian ủ bệnh thường từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

  • Sốt cao > 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
  • Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Benh.vn (Theo BV Nhi TW)

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/feed/ 0
Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/ https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/#respond Tue, 04 Sep 2018 04:06:11 +0000 http://benh2.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/ Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp được biết tới với triệu chứng đặc trưng như ban đỏ. Bạn đã biết gì về sởi, làm thế nào để phòng sởi ?

Bài viết Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp được biết tới với triệu chứng đặc trưng như ban đỏ. Bạn đã biết gì về sởi, làm thế nào để phòng sởi ?

Bệnh sởi là gì

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em bệnh gây suy giảm miễ dịch nên dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng dẫn đến tử vong.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiến 02 liều vắc xin sởi, liều 1 khi trẻ được 9 tháng tuổi, liều 2 sau 6 tháng hoặc 4 năm.

Priorix thuốc của Bỉ: là chế phẩm đông khô hỗn hợp chứa các virut giảm độc lực bao gồm virut sởi, quai bị, rubella thu được riêng biệt bằng phương pháp nuôi cấy trong phôi gà.

Các đặc tính lâm sàng

Priorix được chỉ định để gây miễn dịch chủ động phòng chống bệnh sởi, quai bị, rubella.

Liều dùng

 Liều đề nghị là một liều 0,5 ml vaccine hoàn nguyên. Lịch tiêm chủng ở mỗi quốc gia khác nhau, do vậy nên tiêm chủng theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo ở quốc gia đó

Cách dùng

 Tiêm dưới da mặc dù có thể dùng để tiêm bắp

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Priorix cho những người có tiền sử quá mẫn toàn thân với neomycin hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccin. Không chống chỉ định khi có tiền sử viêm da tiếp xúc với neomycin.

Không nên dùng Priorix cho những người suy giảm đáp ứng miễn dịch, bao gồm những bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên pháp và thứ phát

Tuy nhiên có thể dùng vaccin kết hợp sởi, quai bị và rubellacho những người nhiễm HIV không triệu chứng mà không gây những ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng bệnh của họ và có thể caan nhắc cho những người nhiễm HIV có triệu chứng

Priorix chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và nên tránh thai thêm 3 tháng nữa sau khi tiêm vaccin.

Không có số liệu liên quan đến việc dùng Priorix trong thời kỳ cho con bú. Có thể tiêm vaccin khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ

 

Bài viết Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/feed/ 0
Lịch tiêm chủng của trẻ https://benh.vn/lich-tiem-chung-cua-tre-1952/ https://benh.vn/lich-tiem-chung-cua-tre-1952/#respond Thu, 30 Aug 2018 04:04:48 +0000 http://benh2.vn/lich-tiem-chung-cua-tre-1952/ Lịch tiêm chủng của trẻ sau đây dựa theo chỉ định của các Hãng sản xuất vắc xin. Các tháng tuổi ghi dưới đây cho biết lứa tuổi sớm nhất có thể được tiêm những loại vắc xin tương ứng. Vì vậy, việc tiêm phòng bệnh cho các cháu cần sự tư vấn trực tiếp của các Bác sỹ.

Bài viết Lịch tiêm chủng của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Lịch tiêm chủng của trẻ sau đây dựa theo chỉ định của các Hãng sản xuất vắc xin. Các tháng tuổi ghi dưới đây cho biết lứa tuổi sớm nhất có thể được tiêm những loại vắc xin tương ứng. Vì vậy, việc tiêm phòng bệnh cho các cháu cần sự tư vấn trực tiếp của các Bác sỹ.

DS. Phương Dung

Bài viết Lịch tiêm chủng của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-tiem-chung-cua-tre-1952/feed/ 0
Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/ https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/#respond Mon, 27 Aug 2018 13:14:05 +0000 http://benh2.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/ Trẻ em nào cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm gan B. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về lịch tiêm các loại vắc xin trên cũng như những lưu ý khi tiêm cho trẻ.

Bài viết Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em nào cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm gan B. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về lịch tiêm các loại vắc xin trên cũng như những lưu ý khi tiêm cho trẻ.

Vắc xin MMR

Vắc xin phòng bại liệt

Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inacivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do Virus Polio gây ra tình trạng yếu liệt cơ ở một hoặc hai chân, tay. Virus này cũng gây ra yếu liệt các cơ hô hấp & cơ nuốt dẫn đến tử vong. Hiệu quả phòng bệnh hiệu quả đến 90%.

Lịch tiêm

Vaccine này cần được tiêm 4 mũi cho trẻ theo các mốc thời gian sau :

  • Mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi
  • Mũi thứ 3 khi trẻ được 6-18 tháng tuổi
  • Mũi cuối cùng khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiếp tục các mũi kế tiếp

  • Không nên tiêm chủng vaccine này khi trẻ có các biểu hiện dị ứng với các thuốc như neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B.
  • Không tiêm chủng các mũi kế tiếp khi trẻ có phản ứng quá mạnh với mũi tiêm đầu tiên, trước đó.

Ngoài các biểu hiện của các kích thích vùng da bị tiêm chích, vaccine phòng bại liệt hầu như rất an toàn và chắc chắn nó không gây ra … bại liệt cho trẻ do IPV.

Trường hợp sau khi tiêm chích, trẻ bị các biểu hiện như khó thở hoặc đe dọa sốc (lừ đừ, yếu mệt, lạnh run, vả mồ hôi hột), gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella (Vaccin MMR là viết tắt của Measles, Mumps & Rubella)

Sởi gây ra sốt, mẫn ngứa đỏ trên da (phát ban), ho, chảy mũi & chảy nước mắt. Sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi & các biến chứng nghiêm trọng như phù não & thậm chí tử vong.
Quai bị gây ra sốt, đau đầu, sưng cùng với triệu chứng đau ở một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não và phù não (hiếm). Biến chứng hiếm thấy khác là sưng phù tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ trai lớn lên.
Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, phát ban & sưng phù các tuyến ở vùng cổ. Sởi Đức có thể dẫn đến tai biến phù não & các biến chứng xuất huyết nội. Dị tật bẩm sinh thường thấy khi mẹ đang mang thai bị mắc sời Đức là gây cho trẻ bị mù hoặc điếc hoặc các biến chứng gây trì trệ việc học tập về sau.

Lịch tiêm:

Vaccine này được tiêm chủng 2 mũi:

  • Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được 12-15 tháng
  • Mũi thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi.

Tác dụng và tác dụng phụ:

Vaccine MMR hiệu quả hơn 90% & có thể phòng các bệnh này suốt đời.
Các tai biến hiếm thấy sau khi tiêm MMR ngoại trừ các phản ứng nhẹ như sau khi tiêm chủng các vaccine khác.

Một số bác sĩ nghi ngờ mũi vaccine MMR gây ra chứng tự kỷ ám thị (một dạng bệnh lý tâm thần). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đã khẳng định không có mối liên quan giữa MMR & bệnh tự kỷ ám thị.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiếp tục các mũi kế tiếp:

  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường.
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
  • Trẻ có tiền căn dị ứng với trứng, chất gelatin hoặc kháng sinh neomycin
  • Trong khoảng thời gian 3 tháng trẻ đang điều trị với chất gamma globulin
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bất kỳ nguyên do nào

Vaccin phòng nhiễm Haemophilus influenza nhóm B (HiB)

Vắcxin giúp phòng chống Haemophilus influenza nhóm B (Hib) có thể gây ra các bệnh nguy hiểm ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi và viêm họng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nghẹt đường thở.

Lịch tiêm:

HiB cần được tiêm chủng 4 mũi theo thời gian sau:

  • Mũi thứ nhất vào khi trẻ được 2 tháng
  • Mũi thứ hai vào tháng thứ 4
  • Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6
  • Mũi cuối cùng lúc trẻ được 12-15 tháng tuổi

Tác dụng

Hiệu quả phòng bệnh hơn 90% ở trẻ nhận ít nhất 3 mũi tiêm, vaccine này phòng được các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm màng ngoài tim và các nhiễm trùng máu, xương, khớp gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza nhóm B.

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chích giống như khi trẻ tiêm các vaccine khác.

Vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi B (HBV):

HBV (hepatitis B virus) là virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh này có thể dẫn đến ung thư gan và tử vong.

Lịch tiêm:

Vaccine phòng viêm gan siêu vi B được tiêm 3 mũi. Có thể hoà chung HBV & HiB để tiêm một lần cho trẻ theo thời gian sau:

  • Mũi thứ nhất sau sanh, trước khi trẻ được cho về nhà; trong trường hợp nếu như mẹ có nhiễm virus HBV, mũi này phải được chích cho trẻ trong vòng 12 tiếng đầu sau khi bé chào đời.
  • Mũi thứ hai được chích vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2.
  • Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6.

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mũi thứ nhất chỉ được chích khi trẻ được 1-2 tháng thì mũi thứ 2 được chích khi trẻ được 3 – 4 tháng và mũi thứ 3 được tiêm trong khoảng thời gian trẻ được 6 – 18 tháng.

Tác dụng:

Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B gây ra do virus Hepatitis nhóm B (HBV). Bệnh lý này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư gan hoặc xơ gan.
Vaccine phòng viêm gan siêu vi B dường như có tác dụng miễn dịch cả đời (trong trường hợp tiêm chủng đúng). Trẻ lớn nếu chưa tiêm chủng khi còn bé cũng nên được chủng vaccine này.
Các tác dụng ngoài mong muốn do tiêm vaccine HBV rất hiếm xảy ra. Một số phiền toái nhỏ như sốt nhẹ & bị kích thích vùng da quanh vết tiêm. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vaccine này như:

  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiêm

Gọi ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi trẻ được tiêm chủng

Benh.vn

Bài viết Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/feed/ 0
Lịch tiêm chủng cho trẻ đẻ non có gì khác? https://benh.vn/lich-tiem-chung-cho-tre-de-non-co-gi-khac-2970/ https://benh.vn/lich-tiem-chung-cho-tre-de-non-co-gi-khac-2970/#respond Mon, 27 Aug 2018 06:24:29 +0000 http://benh2.vn/lich-tiem-chung-cho-tre-de-non-co-gi-khac-2970/ Tiêm chủng cho trẻ đẻ non là vấn đề các bố mẹ trẻ nên quan tâm. Trẻ đẻ non có sức khỏe yếu do vậy bố mẹ rất băn khoăn liệu có nên tiêm vacxin cho trẻ không và nếu phải tiêm có đảm bảo an toàn hay không và lịch tiêm chủng có gì khác biệt so với trẻ đủ tháng.

Bài viết Lịch tiêm chủng cho trẻ đẻ non có gì khác? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêm chủng cho trẻ đẻ non là vấn đề các bố mẹ trẻ nên quan tâm. Trẻ đẻ non có sức khỏe yếu do vậy bố mẹ rất băn khoăn liệu có nên tiêm vacxin cho trẻ không và nếu phải tiêm có đảm bảo an toàn hay không và lịch tiêm chủng có gì khác biệt so với trẻ đủ tháng. Việc tiêm chủng cho trẻ đẻ non, nhẹ cân cũng gây ra tâm lý e ngại cho cả nhân viên tại các trạm y tế.

Trẻ em đang tiêm chủng vắc xin

Đặc điểm của nhóm trẻ đẻ non, nhẹ cân

Có một thực tế là so với trẻ đủ tháng thì trẻ đẻ non cân nặng thấp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, kể cả với những bệnh có thể phòng được bằng vacxin. Do vậy việc tiêm vacxin cho trẻ đẻ non đóng vai trò hết sức quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và giảm nguy cơ tái nhập viện.

Trẻ đẻ non được cho là có khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ đủ tháng do vậy đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và an toàn của việc tiêm vacxin cho trẻ đẻ non nhằm cung cấp những cơ sở khoa học để đưa ra những khuyến cáo về lịch tiêm chủng cho nhóm trẻ này.

Một số thuật ngữ về “tuổi” của trẻ đẻ non áp dụng trong tiêm chủng

  • Tuổi thai: là tuổi được tính kể từ khi thụ thai cho đến thời điểm tiêm chủng.
  • Tuổi sinh: là tuổi được tính từ khi trẻ được sinh ra cho đến khi tiêm chủng.

Quyết định thời điểm tiêm chủng cho trẻ đẻ non phụ thuộc vào tình trạng của trẻ và đặc thù của từng loại vacxin.

Vacxin viêm gan B

Virus viêm gan B có thể lây truyền sớm cho trẻ theo đường từ mẹ sang con nếu mẹ có HbsAg (+) ngoài ra do tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng rất cao nên trẻ cũng có thể bị lây nhiễm từ những người chăm sóc do vậy vacxin viêm gan B cần được tiêm sớm.

Ở Việt Nam thời gian qua có một số trường hợp tai biến sau khi tiêm vacxin viêm gan B nên việc tiêm vacxin viêm gan B ít nhiều gây lo ngại cho bố mẹ và cả nhân viên y tế đặc biệt là đối với trẻ đẻ non. Trên thế giới, theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP) thì việc tiêm vacxin viêm gan B mũi đầu cho trẻ đẻ non phụ thuộc vào cân nặng của trẻ và tình trạng nhiễm virus viêm gan B của mẹ.

Những mũi sau tiêm theo lịch tiêm chủng.

Nghiên cứu về hiệu quả của vacxin viêm gan B trên đối tượng trẻ đẻ non cho thấy nếu tiêm mũi đầu cho trẻ có cân nặng dưới 2000g thì vẫn tạo được kháng thể bảo vệ nhưng lượng kháng thể bảo vệ có được sẽ kém hơn so với những trẻ được tiêm mũi đầu khi có cân nặng đạt > 2000g.

–   Nếu mẹ xét nghiệm HBsAg (-) và trẻ có cân nặng khi sinh >2000g thì vẫn khuyến cáo tiêm vacxin viêm gan B mũi đầu cho trẻ ngay sau sinh như bình thường. Hoặc có thể chờ tiêm mũi đầu sau sinh 4 tuần kết hợp cùng vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib.

–   Nếu mẹ xét nghiệm HBsAg (-) và trẻ có cân nặng khi sinh < 2000g thì khuyến cáo tiêm vacxin viêm gan B mũi đầu khi trẻ được 30 ngày tuổi nếu như tình trạng ổn định. Hoặc có thể chờ tiêm mũi đầu lúc được 6 – 8 tuần tuổi sinh cùng với vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib.

–   Nếu mẹ xét nghiệm HBsAg (+) thì trẻ cần được tiêm vacxin viêm gan B mũi đầu sớm ngay trong vòng 12h sau sinh và huyết thanh kháng viêm gan B (HBIG) mà không cần quan tâm đến tuổi thai và cân nặng của trẻ. Tuy nhiên mũi tiêm vacxin viêm gan B đầu tiên không được tính vào lịch tiêm chủng nếu như khi tiêm cân nặng của trẻ dưới 2000g. Tức là sau này trẻ vẫn phải tiêm vacxin tiếp tục như những trẻ đủ tháng khác.

–   Nếu không rõ mẹ có bị nhiễm viêm gan B hay không (chưa có xét nghiệm HBsAg) thì sẽ tiêm vacxin viêm gan B mũi đầu sớm ngay trong vòng 12h sau sinh mà không cần quan tâm đến tuổi thai và cân nặng của trẻ. Tuy nhiên mũi tiêm vacxin viêm gan B đầu tiên không được tính vào lịch tiêm chủng nếu như khi tiêm cân nặng của trẻ dưới 2000g. Tiếp theo sẽ chờ kết quả xét nghiệm HBsAg của mẹ để quyết định xem có cần tiêm HBIG hay không.

Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib

Những nghiên cứu cho thấy trẻ đẻ non tiêm những vacxin trên theo lịch thông thường (theo tuổi sinh) vẫn đảm bảo hiệu quả sinh kháng thể bảo vệ như trẻ đủ tháng và không có sự khác biệt về tác dụng phụ so với nhóm trẻ đủ tháng. Vì vậy những vacxin trên vẫn được áp dụng bình thường cho trẻ đẻ non theo lịch tiêm chủng tính theo tuổi sinh.

Vacxin phế cầu

Trẻ đẻ non có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu do vậy cần được tiêm vacxin chống phế cầu khi được 2 tháng tuổi (tuổi sinh). Những nghiên cứu cho thấy trẻ đẻ non được tiêm vacxin phế cầu có tác dụng bảo vệ tương đương với nhóm trẻ đủ tháng và không có sự khác biệt về tác dụng phụ giữa hai nhóm trẻ.

Vacxin cúm

Tất cả trẻ đẻ non đều có nguy cơ cao mắc bệnh cúm do vậy cần được tiêm phòng cúm cho trẻ khi được 6 tháng tuổi (tuổi sinh) hoặc tiêm sớm trước mùa cúm.

Vacxin BCG phòng lao

Là vacxin sống giảm độc lực do (bản chất của vacxin BCG là vi khuẩn lao còn sống nhưng đã được làm yếu đi) do vậy chống chỉ định tiêm vacxin BCG cho những trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch như HIV, dùng corticoid.

Hiện tại AAP chưa có khuyến cáo tiêm vacxin BCG cho trẻ đẻ non do trẻ đẻ non được coi là có khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ đủ tháng. Tuy nhiên đã có nghiên cứu tiêm vacxin BCG cho trẻ đẻ non khi được 34 – 35 tuần (tuổi thai) cho thấy có mang lại đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm trẻ đủ tháng và cũng không thấy có sự khác biệt về tai biến do tiêm BCG.

Những thông tin trên đây chỉ có tính tham khảo để bạn lập kế hoạch đưa trẻ đi tiêm chủng. Do việc áp dụng lịch tiêm chủng cho trẻ đẻ non rất khác nhau giữa các quốc gia và các vùng cho nên thời điểm và loại vacxin tiêm cho trẻ đẻ non sẽ do bác sĩ tiêm chủng quyết định. Bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ths.Bs. Tống Quang Hưng

Bài viết Lịch tiêm chủng cho trẻ đẻ non có gì khác? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-tiem-chung-cho-tre-de-non-co-gi-khac-2970/feed/ 0