Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 14 Sep 2023 02:30:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào? https://benh.vn/nau-an-bang-noi-nhom-co-hai-den-suc-khoe-nhu-the-nao-5200/ https://benh.vn/nau-an-bang-noi-nhom-co-hai-den-suc-khoe-nhu-the-nao-5200/#respond Thu, 14 Sep 2023 01:19:05 +0000 http://benh2.vn/nau-an-bang-noi-nhom-co-hai-den-suc-khoe-nhu-the-nao-5200/ Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào?

Bài viết Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nấu ăn bằng nồi nhôm có thể gây nguy hại tới sức khỏe hơn bạn nghĩ. Không chỉ có thể gây ngộ độc khi sử dụng lâu dài mà việc sử dụng thức ăn chế biến từ nồi nhôm còn có thể làm mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.

noi-nhom

Nấu ăn bằng nồi nhôm là phản khoa học

Dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Theo các nhà khoa học phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm phản ứng hóa học lại càng dễ xảy ra, hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này hòa tan vào thức ăn đi vào cơ thể con người, sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận và tổ chức não.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, lượng nạp nhôm vào cơ thể (an toàn) cho mỗi người mỗi tuần là 2mg cho 1kg cân nặng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu lượng nhôm nạp vào quá mức sẽ xảy ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ trung khu thần kinh, nhất là với chứng trì độn tuổi già. Ngoài ra, nó còn sẽ làm tổn hại đến sự phát triển thần kinh trẻ nhỏ, dẫn đến trở ngại phát triển trí lực.

Nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn. Nồi nhôm đựng các thức ăn có chất acid, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh ngớ ngẩn. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính… trong đồ đựng nhôm qua đêm.

Ngoài ra, cũng không nên đánh trứng trong bát nhôm vì lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu xám vì những phản ứng hóa học.

Nguy cơ ngộ độc và mất dinh dưỡng từ nồi nhôm

Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phospho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phốtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi albumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe,làm cho người chóng già, sinh ra đứa trẻ kém thông minh, người cao tuổi bị lẫn.

Các nhà khoa học đã tiến hành giải phẫu đối với hai cháu chín tuổi và năm tuổi đã chết sớm vì bệnh già cỗi, phát hiện hàm lượng nguyên tố nhôm trong đại não cao gấp 6 lần so với người bình thường.

Rán đồ ăn bằng nồi nhôm không có lợi cho sức khỏe

Do vậy, nếu dùng nồi niêu bằng nhôm nấu thức ăn lâu dài thì nguyên tố nhôm vào cơ thể quá nhiều, chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do dó, không nên sử dụng nồi nhôm nấu nướng.

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính…

Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn.

Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan… Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe của gia đình, người tiêu dùng tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…Nếu có thể nên tránh dùng nồi nhôm thay vào đó có thể dùng các loại nồi tráng men.

Bài viết Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nau-an-bang-noi-nhom-co-hai-den-suc-khoe-nhu-the-nao-5200/feed/ 0
Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà https://benh.vn/nhung-noi-co-nhieu-vi-khuan-nhat-trong-nha-2194/ https://benh.vn/nhung-noi-co-nhieu-vi-khuan-nhat-trong-nha-2194/#respond Mon, 10 Feb 2020 04:09:24 +0000 http://benh2.vn/nhung-noi-co-nhieu-vi-khuan-nhat-trong-nha-2194/ Nhà là nơi chúng ta dành phần lớn thời gian, bạn nghĩ nhà luôn là nơi an toàn. Tuy nhiên có những vị trí trong nhà chứa cực nhiều vi khuẩn mà bạn không ngờ tới. Nơi có nhiều vi khuẩn trong nhà sẽ khiến bạn vô cùng kinh ngạc, thậm chí gấp nhiều lần bồn cầu nơi bạn cho là bẩn nhất  

Bài viết Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhà là nơi chúng ta dành phần lớn thời gian, bạn nghĩ nhà luôn là nơi an toàn. Tuy nhiên có những vị trí trong nhà chứa cực nhiều vi khuẩn mà bạn không ngờ tới. Nơi có nhiều vi khuẩn trong nhà sẽ khiến bạn vô cùng kinh ngạc, thậm chí gấp nhiều lần bồn cầu nơi bạn cho là bẩn nhất  

1, Thảm lót chân

Thảm lót chân là một trong những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà

Thảm lót chân gần cửa là một trong những khu vực được đánh giá bẩn nhất trong nhà. Vì sao? Gần 96% lòng bàn chân hội tụ vi khuẩn gây bệnh, mỗi lần lau chân vào thảm đi vào trong nhà đều sẽ mang theo mầm bệnh.

Để giảm lượng vi khuẩn trên thảm lót chân, nên giặt bằng xà phòng mỗi tuần 1 lần. Sau đó dùng vòi cao áp xịt mạnh để loại bỏ xà phòng và rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn. Với lót chân, nên phơi nơi có nhiều ánh nắng và gió là tốt nhất.

2, Điện thoại di động

Điện thoại di động là một trong những nơi nhiều vi khuẩn nhất trong nhà mà con người vẫn đang hàng ngày tiếp xúc. Một chiếc điện thoại di động ẩn chứa vi khuẩn cao gấp 10 lần so với bồn cầu.

Điện thoại di động có thể dẫn dến da bị nhiễm tụ cầu khuẩn, có thể dẫn đến mắt nhiễm khuẩn pseudomonas và salmonella. Khe hở ở bên ngoài vỏ cũng là nơi ngụ trú của các loại vi khuẩn. Đặc biệt giới trẻ hiện nay, có thói quen vừa đi vệ sinh vừa nghịch điện thoại, điều này càng làm tăng mầm bệnh. Cứ tưởng tượng mà xem, khi tay bạn tiếp xúc với hàng triệu con vi khuẩn trong nhà vệ sinh, sau đó cầm điện thoại áp lên mặt. Điều đó thực sự kinh khủng. Hãy từ bỏ thói quen cực xấu này

3, Máy hút bụi

Nghiên cứu cho thấy rằng 13% máy hút bụi có vi khuẩn E. coli, có nghĩa là mỗi khi bạn sử dụng nó, bạn có thể lây lan vi khuẩn ở khắp mọi nơi.

Vệ sinh máy hút bui vô cùng đơn giản. Nhớ đổ rác sau mỗi lần hút dù túi lọc chưa đầy. Máy hút bụi cũng cần được vệ sinh để trông sạch sẽ. Đừng quên lau sạch phần tay cầm trước khi sử dụng.

4, Thớt

Thớt là nơi có nhiều vi khuẩn trong nhà

Chiếc thớt trong căn bếp của bạn có nhiều vi khuẩn gấp 200 lần so với chiếc toilet. Nguyên nhân chính là từ thịt sống! Có những người không cẩn thận sẽ dùng duy nhất một chiếc thớt để thái cả đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín. Việc đó là không nên. Nhà bếp luôn cần nó nước nóng để tráng thớt thái đồ sống nếu không muốn nuôi vi khuẩn trên thớt.

5, Miếng rửa bát

Nghiên cứu cho thấy 7% giẻ rửa bát bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) – một loại siêu khuẩn gây nhiễm trùng da. Miếng rửa bát cũng được coi là nơi tập trung nhiều nhất của vi khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác trong nhà.

Mọi người thường sử dụng miếng rửa bát đũa sau khi ăn, và tiếp tục sử dụng cho lần sau mà không hề rửa sạch, điều này sẽ lây lan mầm bệnh. Hãy giữ giẻ rửa bát luôn sạch và khô trước khi sử dụng cho bữa sau bạn nhé.

6, Chai lọ đựng gia vị

Khó có thể ngờ rằng, nơi có nhiều vi khuẩn trong nhà lại là lọ đựng gia vị. Nhiều người không rửa tay trước khi dùng giấm, nước tương, nước sốt cà chua và các loại gia vị khác, có thể gây nhiễm trùng chéo. Với lọ đựng gia vị, nên vệ sinh nắp hàng tuần. Tất nhiên, hãy đảm bảo tay bạn sạch trước khi mở nắp. Nhìn lọ gia vị sạch sẽ thực sự sẽ khiến bạn yêu công việc nấu ăn hơn rất nhiều đấy.

7, Tay cầm tủ lạnh

Bạn thường chú ý vệ sinh tủ lạnh và loại bỏ thực phẩm hỏng, cũ nhưng tay cầm tủ lạnh lại ít được để ý đến. Chúng lại là nơi có vi khuẩn trong nhà. Vi khuẩn cùng nấm mốc có thể lây lan ra bất cứ khi nào bạn mở cửa tủ lạnh.

Không chỉ tay cầm tủ lanh, mà bên trong tủ lạnh cũng nên vệ sinh thường xuyên. Đồ trong tủ cũng cần sắp xếp khoa học, thịt sống phía dưới, rau củ bên trên rồi đến hoa quả và đồ ăn đã nấu chính.

8. Bồn rửa bát – nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà

Thật khó để tưởng tượng rằng có hơn 500.000 vi khuẩn trong bồn rửa nhà bếp, gấp 1000 lần số lượng vi khuẩn trung bình trong nhà vệ sinh. Đây mới thực sự là nơi nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Bạn rửa thực phẩm sống trong đó, đổ thức ăn thừa xuống và để bát đĩa bẩn chất đống, nó có thể trở thành nơi sinh sản rất nhiều vi khuẩn và bẩn nhất là phần lọc rác.

Để giảm thiểu sự lây lan của vi trùng mọi người cần phải có những thói quen tốt như cởi bỏ giầy trước khi bước vào trong nhà và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hay chạm vào thực phẩm sống cũng giúp giảm lây nhiễm vi trùng.

Các chuyên gia thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong vòng 20-30 giây để loại bỏ vi trùng và phòng chống bệnh tật.

Benh.vn ( TH vietnamnet.vn )

Bài viết Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-noi-co-nhieu-vi-khuan-nhat-trong-nha-2194/feed/ 0
Nguy hiểm ‘chết người’ rình rập từ việc dùng thớt nhựa https://benh.vn/nguy-hiem-chet-nguoi-rinh-rap-tu-viec-dung-thot-nhua-9063/ https://benh.vn/nguy-hiem-chet-nguoi-rinh-rap-tu-viec-dung-thot-nhua-9063/#respond Tue, 04 Apr 2017 07:00:29 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-chet-nguoi-rinh-rap-tu-viec-dung-thot-nhua-9063/ Thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn các loại thớt gỗ khác, theo tạp chí Allrecipes. Và khi bạn tìm hiểu nó thực sự ‘bẩn’ như thế nào, bạn sẽ chẳng bao giờ dám sử dụng nữa.

Bài viết Nguy hiểm ‘chết người’ rình rập từ việc dùng thớt nhựa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn các loại thớt gỗ khác, theo tạp chí Allrecipes. Và khi bạn tìm hiểu nó thực sự ‘bẩn’ như thế nào, bạn sẽ chẳng bao giờ dám sử dụng nữa.

Tại sao thớt nhựa lại nguy hiểm ?

Với nhiều người, họ cho rằng, thớt nhựa dễ dàng lau sạch và vì vậy, nó vệ sinh hơn thớt gỗ. Nhưng các nhà nghiên cứu cho hay, vi khuẩn sẽ sản sinh nhanh hơn nhiều trên chất liệu nhựa. Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin cũng chỉ ra rằng, vi khuẩn bao gồm cả salmonella (thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy) không tồn trại trên thớt gỗ khi để qua đêm. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này sẽ được nhân rộng và phát triển trên thớt nhựa.

Thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn các loại thớt gỗ khác, theo tạp chí Allrecipes. Và khi bạn tìm hiểu nó thực sự ‘bẩn’ như thế nào, bạn sẽ chẳng bao giờ dám sử dụng nữa. (Ảnh Daily mail)

Các chuyên gia cũng cho rằng, những người hay sử dụng thớt nhựa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn  thớt gỗ.

Khi thấy thớt của nhà bạn có nhiều vết lõm và rãnh, hãy thay thớt mới ngay lập tức. Vì vết lõm ấy chính là nơi ẩn cư của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu muốn an toàn, chỉ nên dùng thớt nhựa để thái thịt sống hoặc các loại thực phẩm sẽ được làm chín ở nhiệt độ cao. Nên sử dụng thớt gỗ để thái thức ăn chín và các loại rau ăn sống hoặc hoa quả.

Khi thấy thớt của nhà bạn có nhiều vết lõm và rãnh, hãy thay thớt mới ngay lập tức. Vì vết lõm ấy chính là nơi ẩn cư của các loại vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh Daily mail)

Lời kết

Tất nhiên, cả thớt gỗ và thớt nhựa đề chứa vi khuẩn nên cách tốt nhất để giữ an toàn và ngăn ngừa bệnh tật là phải rửa sạch thớt bằng nước nóng và xà phòng trước khi thái thực phẩm. Lau khô bằng khăn ngay khi rửa sạch và không để chúng còn ướt mà đã sử dụng. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào đồ ăn của bạn, gây hại cho sức khỏe..

Tóm lại, bạn nên sử dụng thớt gỗ thay vì thớt nhựa. Nếu sử dụng thớt nhựa, phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước nóng, xà phòng và lau khô sau khi vừa rửa xong để tránh vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Nguy hiểm ‘chết người’ rình rập từ việc dùng thớt nhựa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-chet-nguoi-rinh-rap-tu-viec-dung-thot-nhua-9063/feed/ 0
Sốc: Xưởng sản xuất bỉm người lớn từ rác thải tái chế https://benh.vn/soc-xuong-san-xuat-bim-nguoi-lon-tu-rac-thai-tai-che-9245/ https://benh.vn/soc-xuong-san-xuat-bim-nguoi-lon-tu-rac-thai-tai-che-9245/#respond Sun, 08 Jan 2017 07:03:57 +0000 http://benh2.vn/soc-xuong-san-xuat-bim-nguoi-lon-tu-rac-thai-tai-che-9245/ Thay vì sử dụng giấy bản, vải xô hỗ trợ trẻ nhỏ, bệnh nhân, người già thấm lót và giữ vệ sinh vùng kín. Thời hiện đại, bỉm (miếng lót mềm nhiều lớp có hình dáng như chiếc quần lót) ra đời vừa tiện lợi, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, mới đây người dân Trung Quốc vô cùng phẫn nộ khi phát hiện một xưởng sản xuất bỉm của người lớn có nguồn gốc từ rác thải tái chế.

Bài viết Sốc: Xưởng sản xuất bỉm người lớn từ rác thải tái chế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thay vì sử dụng giấy bản, vải xô hỗ trợ trẻ nhỏ, bệnh nhân, người già thấm lót và giữ vệ sinh vùng kín. Thời hiện đại, bỉm (miếng lót mềm nhiều lớp có hình dáng như chiếc quần lót) ra đời vừa tiện lợi, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, mới đây người dân Trung Quốc vô cùng phẫn nộ khi phát hiện một xưởng sản xuất bỉm của người lớn có nguồn gốc từ rác thải tái chế.

Kinh hoàng khung cảnh “xưởng” sản xuất bỉm

Mới đây, lực lượng chức năng huyện Đàm Thành, Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã phát hiện ra những điều bí mật gây sốc khi đến kiểm tra hai xưởng nguyên liệu để sản xuất bỉm người lớn.

Theo miêu tả của Sina, trong một căn phòng rộng 300-400m2, đập vào mắt là đống bỉm trẻ em cao đến 3-4m. Càng đi sâu vào bên trong, mùi khó chịu bốc lên ngột ngại và bụi bẩn bám khắp phòng.

Thông thường, bỉm dành cho người lớn được làm từ vải không dệt, bột giấy làm từ gỗ hoặc bột bông… Nhưng tại những xưởng gia công như thế này, người ta sản xuất bỉm từ nguyên liệu gọi là hỗn hợp bột giấy.

Nguyên liệu làm bỉm là rác thải tái chế

Loại nguyên liệu này được lấy từ rác thải tái chế bao gồm bỉm, tã trẻ em bị loại từ các nhà máy lớn. Sau đó, họ sẽ thu mua và nghiền lại để lấy hỗn hợp bột giấy.

Những chiếc bỉm trẻ em bị lỗi không qua bất cứ công đoạn khử trùng nào, đưa qua vài thiết bị máy móc và công nhân gia công. Với vài công đoạn như vậy, những chiếc bỉm người lớn đã ra đời.

Một người phụ trách nhà xưởng nói rằng theo nhu cầu của khách hàng mà bột hỗn hợp có chất lượng không giống nhau thậm chí có 18 cấp độ. Một người khác cho biết dù dùng hỗn hợp bột giấy để sản xuất bỉm không thể bảo đảm chất lượng nhưng hiện tại nó đang là sản phẩm chủ lực trên thị trường.

Rác thải tái chế dùng để sản xuất bỉm cho người lớn

Việc sản xuất như thế này sẽ không tránh được việc còn sót tạp chất ở bỉm. Người phụ trách xưởng nói rằng bản thân nhiên liệu gốc đã là sản phẩm loại, cộng thêm với quá trình nghiền vật liệu cũng dễ dàng pha tạp nhiều tạp chất.

Nguy cơ không lường trước

Ngày lại ngày, phế liệu đã trở thành những chiếc bỉm được đóng gói tinh tươm, được dùng cho những người già cơ thể yếu ớt. Mặc dù vậy, người phụ trách xưởng này vẫn ngang nhiên nói rằng dù cho có xảy ra vấn đề với người già thì họ cũng không phải chịu gánh nặng gì bởi người già không được quan tâm nhiều như các em bé.

Đối với người dân, câu hỏi là các cơ quan chức năng đã làm gì? khi các cơ sở sản xuất bỉm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng vẫn ngang nhiên tồn tại, lộng hành, thách thức pháp luật?

Benh.vn. ( Theo Vietnam+)

Bài viết Sốc: Xưởng sản xuất bỉm người lớn từ rác thải tái chế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/soc-xuong-san-xuat-bim-nguoi-lon-tu-rac-thai-tai-che-9245/feed/ 0
Hải Phòng phát hiện gần 700 tấn lạc nhập khẩu có côn trùng nguy hại https://benh.vn/hai-phong-phat-hien-gan-700-tan-lac-nhap-khau-co-con-trung-nguy-hai-6305/ https://benh.vn/hai-phong-phat-hien-gan-700-tan-lac-nhap-khau-co-con-trung-nguy-hai-6305/#respond Wed, 26 Oct 2016 05:43:28 +0000 http://benh2.vn/hai-phong-phat-hien-gan-700-tan-lac-nhap-khau-co-con-trung-nguy-hai-6305/ Theo tin cho biết, đầu năm 2015, gần 700 tấn lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ về cảng Hải Phòng đã bị phát hiện có côn trùng nguy hại.

Bài viết Hải Phòng phát hiện gần 700 tấn lạc nhập khẩu có côn trùng nguy hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tin cho biết, đầu năm 2015, gần 700 tấn lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ về cảng Hải Phòng đã bị phát hiện có côn trùng nguy hại.

Phát hiện và lấy mẫu kiểm dịch

Ngày 13/1, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật) Vũ Văn Hương cho biết: Quá trình lấy mẫu kiểm dịch cho hàng nông sản nhập khẩu đơn vị phát hiện 8 lô hàng với 35 container lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ có chứa côn trùng Caryedon serratus Olivier (sống).

Đây là loài côn trùng thuộc đối tượng kiểm dịch Nhóm 1. Từ trước đến nay, tại đơn vị và trên địa bàn cả nước chưa phát hiện loại côn trùng này.Trước đó, 8 lô hàng và 35 container trên thực hiện thủ tục kiểm dịch đầu năm 2015, do 5 doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu thuộc cả loại hình nhập kinh doanh trong nước và tạm nhập tái xuất.

 

Côn trùng Caryedon serratus Olivier là nhóm sinh vật gây hại

Quy trình xử lý

Theo Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT, côn trùng Caryedon serratus Olivier được chú giải là (Mọt lạc serratus), nằm trong Nhóm I- Nhóm “những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.Sau khi phát hiện côn trùng nguy hại trên, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I đã tiến hành xử lý bước đầu bằng hóa chất để tiêu diệt côn trùng, đồng thời đề nghị cơ quan Hải quan chưa thông quan cho các lô hàng trên để thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo.

Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I (Cục Hải quan Hải Phòng) xác nhận, 8 lô hàng trên mở tờ khai tại đơn vị. Đây là mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, nên phải có kết quả kiểm tra của cơ quan Kiểm dịch thực vật đơn vị mới có thể hoàn thành thủ tục hải quan, trường hợp cơ quan Kiểm dịch có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu sẽ không thông quan cho lô hàng.

Được biết, những năm gần đây, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, đã phát hiện nhiều lô hàng nông sản nhập khẩu có chứa mầm bệnh, côn trùng nguy hại và đã buộc tái xuất hàng chục nghìn tấn hàng hóa, xử phạt vi pham hành chính hàng nghìn trường hợp với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng.

Hải Yến – Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Hải Phòng phát hiện gần 700 tấn lạc nhập khẩu có côn trùng nguy hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hai-phong-phat-hien-gan-700-tan-lac-nhap-khau-co-con-trung-nguy-hai-6305/feed/ 0
Màng bọc thực phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn https://benh.vn/mang-boc-thuc-pham-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6431/ https://benh.vn/mang-boc-thuc-pham-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6431/#respond Sat, 24 Sep 2016 05:45:52 +0000 http://benh2.vn/mang-boc-thuc-pham-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6431/ Màng bọc thực phẩm giờ đây đã trở thành một yếu tố cần thiết đối với các bà nội trợ. Sử dụng để bảo quản thực phẩm dư thừa hay trước khi chế biến luôn là điều được họ quan tâm và thấy thích thú hơn cả. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây lại cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bài viết Màng bọc thực phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Màng bọc thực phẩm giờ đây đã trở thành một yếu tố cần thiết đối với các bà nội trợ. Sử dụng để bảo quản thực phẩm dư thừa hay trước khi chế biến luôn là điều được họ quan tâm và thấy thích thú hơn cả. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây lại cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Gây hại đến sức khỏe

 

Trong hầu hết các loại màng bọc thực phẩm, nhà sản xuất đều có sử dụng thêm chất hoá dẻo để tăng độ dẻo dai cho màng bọc như DEHP, DEHA, một số khác sử dụng nhựa PVC. Các chất này khi vượt ngưỡng cho phép, biến chất do dùng sai cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng.

Trong đó, chất tạo dẻo như DEHP có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng; còn DEHA là chất dẻo đã bị bị cấm sử dụng gần chục năm nay vì có thể gây ảnh hưởng đến hormone, làm rối loạn nội tiết, khiến estrogen tăng, nội tiết tố nam giảm, khiến nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ…

Ngoài ra, để màng dẻo và mềm hơn, một số cơ sở sản xuất còn đưa vào chất hoá dẻo CD (catdimi). Đây cũng là chất gây hại cho sức khoẻ, gây ra các bệnh nan y. Bản thân việc sử dụng màng bọc PVC để bọc thực phẩm cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Khi bọc đồ ăn nóng hoặc đưa vào lò vi sóng, màng bị phân huỷ và giải phóng các chất độc hại thuộc nhóm dioxin. Các chất này ngấm vào thức ăn và tích tụ trong cơ thể khi bạn ăn uống. Với một lượng lớn, chúng dễ dàng gây hại cho sức khoẻ, nhất là tim, gan…

Sử dụng thế nào cho đúng?

 

Việc chọn và sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách là rất quan trọng. Đa số, người tiêu dùng chỉ biết sử dụng mà ít ai có hiểu biết về mức độ độc hại của những loại màng bọc này. Nên mua màng bọc của thương hiệu có uy tín, đã có đăng ký và kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý; nên chọn màng bọc PE vì loại này nhà sản xuất thường ít cho thêm phụ gia tạo dẻo.

Người tiêu dùng có thể phân biệt màng bọc PE và PVC qua màu sắc, độ dính. Màng bọc PE thường có màu trắng, dễ bóc, khi sờ vào ít dính tay còn màng bọc PVC có màu vàng, khó bóc, dính chặt, ở nhiệt độ cao sẽ có mùi hắc.Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm, không bọc trực tiếp vào thực phẩm.

Dùng màng bọc với hoa quả nhiều vitamin C dễ làm hao hụt lượng vitamin có trong hoa quả. Một điều cần lưu ý nữa, màng bọc dù hàng xịn thì cũng không nên sử dụng khi thức ăn còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Vì khi ở nhiệt độ cao, các chất độc hại sẽ được giải phóng ra, ngấm vào thực phẩm, ăn phải chất này lâu ngày có thể gây dị ứng, viêm da hay ung thư… Khi hâm nóng đồ ăn, phải bỏ màng bọc thực phẩm ra. Bạn có thể dùng thuỷ tinh chịu nhiệt hoặc đĩa sứ để đậy lên thức ăn.

Lời khuyên cho người tiêu dùng

Vì vậy, không nên bọc khi thức ăn còn quá nóng, thực phẩm có nhiều dầu mỡ… để tránh những tác hại do màng bọc gây ra với sức khỏe. Màng bọc PVC nên dùng với thực phẩm chưa qua chế biến, màng nhôm không bọc cho thực phẩm giàu axít, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế.

Cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sản sinh độc tố. Không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun hay xuất hiện mùi lạ… Ngoài màng bọc, bạn nên mua sắm các vật đựng thức ăn chất lượng, có nắp đậy đi kèm để bảo quản tốt thực phẩm trong nhà.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Màng bọc thực phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mang-boc-thuc-pham-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6431/feed/ 0
Cách phân biệt sữa dê thật và sữa dê giả của GmB https://benh.vn/cach-phan-biet-sua-de-that-va-sua-de-gia-cua-gmb-5734/ https://benh.vn/cach-phan-biet-sua-de-that-va-sua-de-gia-cua-gmb-5734/#respond Thu, 17 Mar 2016 05:32:39 +0000 http://benh2.vn/cach-phan-biet-sua-de-that-va-sua-de-gia-cua-gmb-5734/ Tại Việt Nam, sữa dê còn rất mới, nên người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm phân biệt như thế nào là sữa dê thật và sữa dê giả. Hãng sữa dê GmB đã đưa ra 7 cách phân biệt để chọn được sữa dê thật, sữa dê nguyên chất từ chính hãng GmB 

Bài viết Cách phân biệt sữa dê thật và sữa dê giả của GmB đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, sữa dê còn rất mới, nên người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm phân biệt như thế nào là sữa dê thật và sữa dê giả. Hãng sữa dê GmB đã đưa ra 7 cách phân biệt để chọn được sữa dê thật, sữa dê nguyên chất từ chính hãng GmB 

Sữa dê ngày nay được biết đến như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít béo, nhiều canxi, tốt cho sức khỏe,…Vì sản lượng còn ít, nên sữa dê được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho giới nhà giàu quý tộc tại Mỹ và Châu Âu.

1. Bạn hãy xem dưới đáy lon sữa có 15 số seri để chống hàng giả, hàng nhái.

Mỗi lon sữa sẽ có một dãy 15 số seri khác nhau, dãy số này không có thứ tự nhất định và được tạo ra ngẫu nhiên theo bí mật lập trình riêng của hãng GmB, mỗi dãy số seri là thể hiện ngầm một lý lịch ẩn của từng lon sữa đó: ngày giờ sản xuất, trên dây chuyền nào, số lô sản xuất, người chịu trách nhiệm xuất xưởng…Khách hàng chỉ cần vào website: www.gmbfood.com, nhập 15 số seri của lon sữa mình mới mua vào mục “check serial”, để kiểm tra và biết ngay lon sữa trên tay mình là thật hay giả.

Những kẻ gian có ý định làm sữa giả sẽ không biết những con số seri này được tạo ra bằng cách nào, theo qui luật gì. Vì vậy, việc chống sữa giả, sữa nhái bằng công nghệ kỹ thuật số này có tính bảo mật rất cao và hữu hiệu. Như vậy, người tiêu dùng chắc chắn là đã mua được sữa dê GmB chính hãng và rất yên tâm.

Chống sữa giả bằng công nghệ kỹ thuật số seri của hãng GmB.

2. Bạn hãy nhìn, chạm và ngửi

Bột sữa dê GmB có màu trắng – vàng rất nhạt, bột sữa tơi xốp, mùi thơm nhẹ của bơ phomát sữa, có mùi rất riêng của sữa dê, không có vị béo ngậy như sữa bò. Khí hậu tại Hà Lan mát mẻ quanh năm nhiệt độ khoảng 16- 20 độ, dê không tiết ra mồ hôi, giúp cho sữa dê GmB luôn luôn có mùi thơm dịu nhẹ.

3. Bạn yêu cầu người bán hàng cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Sữa dê GmB nguyên chất được sản xuất tại Hà Lan, Tên và địa chỉ nhà máy là: Hyproca Dairy Products B.V, số 25 Hammerweg 7731 AH Ommen, The Netherlands.

Giấy chứng nhận Xuất xứ – sữa dê GmB nguyên chất sản xuất tại Hà Lan.

4. Bạn yêu cầu người bán cung cấp Giấy chứng nhận công bố sản phẩm

Bột sữa dê GmB đạt tiêu chuẩn của Cục An toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế Việt Nam.

5. Bạn hãy xem trên nhãn bao bì

Bao bì ghi rõ sữa dê GmB sản xuất theo nhượng quyền của GmB Food International LLC (Mỹ), địa chỉ: 9040 Telstar, El Monte, California, 91731, The United States of America.

6. Hiện nay, sữa dê GmB không có sản phẩm nào đựng trong lon thiếc

Chỉ sử dụng lon nhựa nguyên sinh để đóng gói và bảo quản – theo tiêu chuẩn dược phẩm – thực phẩm của FDA (Mỹ).

Sản phẩm sữa dê GmB dành cho trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.

7. Để tuyệt đối không mua nhầm sữa giả, sữa nhái nhãn hiệu, bạn nên tìm mua sữa dê GmB tại những cửa hàng chính hãng của GmB.

Thiết kế cửa hàng sữa dê GmB lấy màu tím làm chủ đạo, nhân viên mặc áo Vest- váy tím rất sang trọng và thân thiện. Đặc biệt, giá bán sữa dê GmB được niêm yết thống nhất bằng nhau ở tất cả các cửa hàng GmB chính hãng trên toàn quốc, không có hiện tượng giá bán bị đẩy cao ở những vùng xa xôi. (vì hãng GmB kiểm soát rất gắt gao vấn đề này, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng). Ngoài ra, bạn có thể gọi điện hoặc đặt mua hàng online từ website: www.gmbfood.com/vn để chắn chắc mua được sữa dê thật từ chính hãng GmB.

Thiết kế mẫu chuỗi 500 cửa hàng sữa dê GmB chính hãng tại Việt Nam

Sữa dê GmB đang có bán tại các cửa hàng chính hãng GmB trong hệ thống siêu thị Big C và Coopmart Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ.

Giao hàng miễn phí tận nơi toàn quốc, xin gọi: (08). 3732 5555 – 0908 77 33 50.

Công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Tế GmB

Tp.Hồ Chí Minh:

56 Trần Hưng Đạo, P.7, Quận 5,

62 Bàu Cát 5, P. 14, Quận Tân Bình,

Coopmart Lý Thường Kiệt: 497, Hòa Hảo, Phường 7, Quận 10,

Siêu thị Satra: 460 Đường 3 tháng 2, P12, Quận 10

Coopmart Xa Lộ Hà Nội: 191 Quang Trung, P. Hiệp Phú, Quận 9.

Coopmart Tuy Lý Vương: 40- 54 Tuy Lý Vương, P12, Quận 8.

Coopmart Rạch Miễu: 48 Hoa Sứ, P7, Q. Phú Nhuận

Coopmart Nguyễn Kiệm: 571-573 Nguyễn Kiệm, P9, Phú Nhuận

Hà Nội:

Số 1E, Hồ Đắc Di, P. Nam Đồng Q. Đống Đa

Hải Phòng:

Số 1 Lê Hồng Phong, P.Lạc Viên, Ngô Quyền (Tầng 2)

Đồng Nai:

Big C Đồng Nai: Kp1,Long Bình Tân ,Biên Hòa.

Bình Dương:

Big C Dĩ An: QL 1K, Đông Hòa, Huyện Dĩ An

Cần Thơ:

Coopmart Cần Thơ:  Số 1, Đại Lộ Hòa Bình.P Tân An.Ninh Kiều. (lầu 2)

www.gmbfood.com/vn

Benh.vn

Bài viết Cách phân biệt sữa dê thật và sữa dê giả của GmB đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phan-biet-sua-de-that-va-sua-de-gia-cua-gmb-5734/feed/ 0
Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ sản phẩm sứ nhiễm chì https://benh.vn/canh-bao-nguy-co-tiem-an-tu-san-pham-su-nhiem-chi-5928/ https://benh.vn/canh-bao-nguy-co-tiem-an-tu-san-pham-su-nhiem-chi-5928/#respond Sat, 13 Feb 2016 05:36:20 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-nguy-co-tiem-an-tu-san-pham-su-nhiem-chi-5928/ Đồ sứ là một trong những đồ dùng gia dụng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Đặc biệt bát đĩa sứ đồ dùng sứ được sử dụng trong nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chì rất nguy hiểm.

Bài viết Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ sản phẩm sứ nhiễm chì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đồ sứ là một trong những đồ dùng gia dụng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Đặc biệt bát đĩa sứ đồ dùng sứ được sử dụng trong nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chì rất nguy hiểm.

Tình trạng tiêu thụ gốm sứ Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 300 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đồ gốm sứ gia dụng, đạt doanh số khoảng 2000 tỉ đồng mỗi năm và chiếm 30% thị phần cả nước. Trong đó có các thương hiệu lớn, sản phẩm chất lượng tốt như sứ Minh Long I, sứ Hải Dương, sứ Long Phương…còn lại là hàng Trung Quốc hoặc hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

Điểm đáng chú ý là các sản phẩm này thường có hoa văn sặc sỡ bóng loáng vì có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia ngành sứ, nguyên liệu tốt kết hợp với các giải pháp công nghệ đưa nhiệt độ nung đúng chuẩn lên 1300˚C sẽ tạo được những sản phẩm sứ tốt bền đẹp. Tuy nhiên hiện nay chỉ có các sản phẩm sứ vệ sinh là có một bộ phận tiêu chuẩn chất lượng riêng, còn đối với sứ dân dụng, tiêu chuẩn chủ yếu do doanh nghiệp tự công bố. Vì thế trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sản phẩm sứ có chất lượng khác nhau khiến người tiêu dùng khó phân biệt.

Cách chọn sứ

Với người tiêu dùng, khi mua dùng ngón tay gõ đồ sứ, nếu nghe tiếng kêu coong coong như tiếng kim loại thì là đồ tốt, được sản xuất đúng quy cách. Ngược lại nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ chất lượng kém.

Nhiều nhà sản xuất đánh giá, để có sản phẩm sứ tốt, nguyên liệu phải được chọn lọc và trải qua 10 khâu xử lý trước khi tạo hình thành sản phẩm sứ.

Trước những hậu quả khó lường với người tiêu dùng bởi các sản phẩm sứ không đảm bảo chất lượng, các nhà sản xuất gốm sứ trong nước đang cố gắng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Benh.vn (Theo Vietnamplus)

Bài viết Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ sản phẩm sứ nhiễm chì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-nguy-co-tiem-an-tu-san-pham-su-nhiem-chi-5928/feed/ 0
Hậu họa khi đeo đồ trang sức rẻ tiền https://benh.vn/hau-hoa-khi-deo-do-trang-suc-re-tien-4344/ https://benh.vn/hau-hoa-khi-deo-do-trang-suc-re-tien-4344/#respond Fri, 06 Nov 2015 04:54:38 +0000 http://benh2.vn/hau-hoa-khi-deo-do-trang-suc-re-tien-4344/ Ngắm nhìn những đồ nữ trang mỹ ký trên thị trường Hà Nội: nhẫn, vòng đeo tay, hoa tai, chuỗi vòng cổ … xi mạ vàng làm phụ kiện thời trang được bầy bán ở phố cổ, chợ Đồng Xuân, các khu chợ sinh viên….ai cũng tấm tắc khen đẹp…nhiều khi còn “long lanh” hơn cả hàng thật.

Bài viết Hậu họa khi đeo đồ trang sức rẻ tiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngắm nhìn những đồ nữ trang mỹ ký trên thị trường Hà Nội: nhẫn, vòng đeo tay, hoa tai, chuỗi vòng cổ … xi mạ vàng làm phụ kiện thời trang được bầy bán ở phố cổ, chợ Đồng Xuân, các khu chợ sinh viên….ai cũng tấm tắc khen đẹp…nhiều khi còn “long lanh” hơn cả hàng thật.

Tuy nhiên, đằng sau sự hào nhoáng đó lại “ẩn chứa” những nguy hiểm“chết người”. Vậy, Sự thực về vấn đề này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về các thành phần của chúng.

Thành phần chế tạo

– Niken.

– Chì.

– Catmi…

Xuất sứ:

Thái Lan, Hàn Quốc nhưng chủ yếu là hàng Trung Quốc.

Đơn giá:

– Từ 10.000 đồng đến 90.000 đồng.

– Có những loại vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.

Ưu điểm của sản phầm:

– Giá rẻ.

– Kiểu dáng đa dạng,

– Dễ tìm kiếm.

– Có thể thay đổi dễ dàng

Biến chứng:

– Mẩn ngứa.

– Sưng đỏ.

– Phồng rộp, chảy nước

– Nhiễm trùng da.

– Ung thư…

Vì sao trang sức gây dị ứng da

1. Do kim loại gây dị ứng:

Phần lớn trang sức đều có chứa nhiều thành phần kim loại. Người ta thường cho thêm nickel và đồng vào để làm cho trang sức chắc chắn và bền đẹp hơn. Nhưng những kim loại này thường là thủ phạm gây dị ứng da.

2. Do mồ hôi

Muối trong mồ hôi người có thể phản ứng với kim loại trong trang sức gây phản ứng dị ứng trên da.

3. Do hóa chất trên cơ thể

– Hóa chất trên cơ thể như: xà phòng, nước hoa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt và chất khử mùi, từ đó để lại những chất cặn của hóa chất trên cơ thể gây phản ứng dị ứng trên da.

Phản ứng thờ ơ của người dùng

Dù thông tin về nữ trang rẻ tiền của Trung Quốc bị tẩy chay tại Mỹ và các quốc gia trên thế giới do chứa chất kim loại độc hại, nhưng việc mua bán vẫn diễn ra rất nhộn nhịp ở Việt Nam.

Tại các thành phố lớn, trẻ em đeo nhẫn, khuyên tai, lắc tay bằng đồ rẻ tiền không nhiều, nhưng ở các vùng quê, trẻ em chủ yếu sử dụng những nữ trang của Trung Quốc.

Nhiều người còn cho rằng, họ không sử dụng thường xuyên nên cũng không lo lắng lắm về điều này. Cũng có người cho rằng, nếu đã phát hiện ra chất độc hại như vậy thì bên Trung quốc họ đã cấm sản xuất từ lâu.

Những trường hợp bị dị ứng do đeo nữ trang “rởm”

Em N.H.P 18 tuổi Đống Đa, Hà Nội

Nhân dịp sinh nhật, P được bạn trai tặng một bộ vòng cổ, vòng tay (xuất sứ Trung Quốc) theo mô tuýp thời trang cổ rất đẹp.

Tuy nhiên khi đeo được 2 ngày, trên tay, đặc biệt cổ của P nổi một vầng hồng đúng vị trí của chiếc vòng..gây ngứa ngáy rất khó chịu…Để chiều lòng bạn trai, P “cố gắng” đeo….nhưng đến tối ngày thứ 3 thì toàn bộ vị trí của chiếc vòng sưng mọng nước, P có hiện tượng tức ngực, khó thở.

Cấp cứu vào khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ khám và chuẩn đoán P bị nhiễm trùng da do hóa chất từ chiếc vòng cổ “ rởm”

Khi  bác sỹ “trách” ở trung tâm thành phố, có hiểu biết… lại để bệnh nặng đến vậy, P chỉ biết thở dài, tất cả chỉ tại  “cái vòng đẹp và …bệnh cả nể”.

Đánh giá của chuyên gia y tế

Phần lớn các loại phụ kiện hiện nay đều làm từ niken – kim loại rẻ tiền và gây dị ứng cho da.

Catmi là một kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc, catmi khi dùng mạ lên kim loại khác để chống gỉ thì trở nên sáng bóng rất đẹp.

 

Niken – kim loại gây dị ứng cho da (Ảnh minh họa)

Điều đặc biệt là nguồn gốc các loại nữ trang đều được nhập từ Trung Quốc, nơi sản xuất đồ trang sức trẻ em có chứa kim loại nặng catmi độc hại mà Mỹ đã phát hiện và công bố.

Để biết trang sức có nhiễm catmi hay không, người thường không phát hiện được. Muốn phát hiện ra chất catmi phải mang sản phẩm đến phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, các phòng thí nghiệm chỉ xét nghiệm những đồ nhập theo đường chính ngạch.

Năm 2010, quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả xét nghiệm 7.608 sợi dây truyền, nhẫn, lắc tay xi mạ của Trung Quốc, trong đó có đến 7.500 sợi có chứa chất độc chì và cadimi ở mức rất cao.

Lời kết

Là phụ nữ ai cũng thích làm đẹp và đặc biệt thích đeo các loại trang sức như lắc tay, vòng cổ, khuyên tai…để tăng sự quyến rũ và thể hiện sự “quý phái, sang trọng”.

Tuy nhiên, chúng ta nên chọn mua những sản phẩm nữ trang được bầy bán ở các cửa hàng vàng bạc, đá quý uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tránh gây độc hại cho da và sức khỏe. Đặc biệt lưu ý đối với trẻ nhỏ.

Khi đeo đồ rẻ tiền, đồ tặng kỷ niệm của bạn bè …khi thấy có các biểu hiện dị ứng trên da như: mẩn ngứa, sưng đỏ…thì phải cởi bỏ ngay, tránh gãi làm trầy xước da và đến bác sỹ để được thăm khám, điều trị.

ĐHA – Benh.vn

Bài viết Hậu họa khi đeo đồ trang sức rẻ tiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hau-hoa-khi-deo-do-trang-suc-re-tien-4344/feed/ 0
Sự thật về đũa ăn một lần “sạch” siêu bẩn https://benh.vn/su-that-ve-dua-an-mot-lan-sach-sieu-ban-3829/ https://benh.vn/su-that-ve-dua-an-mot-lan-sach-sieu-ban-3829/#respond Tue, 06 Oct 2015 04:44:06 +0000 http://benh2.vn/su-that-ve-dua-an-mot-lan-sach-sieu-ban-3829/ Hiện nay đũa ăn dùng một lần được sử dụng khá phổ biến tại các quán ăn, nhất là các quán bình dân, vỉa hè, hàng rong như bún đậu, phở thậm trí cả cơm hộp…. Người dùng khá an tâm về độ an toàn của những đôi đũa trắng được bọc túi ni lông trông rất sạch sẽ này.

Bài viết Sự thật về đũa ăn một lần “sạch” siêu bẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay đũa ăn dùng một lần được sử dụng khá phổ biến tại các quán ăn, nhất là các quán bình dân, vỉa hè, hàng rong như bún đậu, phở thậm trí cả cơm hộp…. Người dùng khá an tâm về độ an toàn của những đôi đũa trắng được bọc túi ni lông trông rất sạch sẽ này.

Sự tiện lợi của đũa ăn một lần

Không biết vô tình hay quá tin vào chất lượng của những đôi đũa này mà chủ các quản ăn cũng cho rằng quán của họ phục vụ bà con sạch sẽ thể hiện ở việc đũa của họ dùng một lần rồi vứt đi. Chị Loan – chủ quán phở trên đường Lò Đúc nói:  “Quán của chị luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, bát được nhúng nước sôi trước khi dùng, đũa thì dùng một lần rồi vứt đi”

Người bán thì không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ còn người tiêu dùng thì sao? Bạn Ngọc Anh – sinh viên trường Đại học Ngoại giao chia sẻ: “ Em rất yên tâm khi thấy quán ăn sử dụng đũa ăn một lần rồi bỏ đi, vừa không phải rửa, không phải lo chuột, gián bò vào qua đêm”

Đũa ăn một lần giá rẻ được sử dụng tại hầu hết các quán ăn, chợ cóc

Đũa dùng một lần vừa tiện, vừa rẻ 100 đôi đũa chỉ có 10.000 đồng, nếu mua sỉ thì còn rẻ hơn nữa. Vậy sự thật về việc sản xuất đũa sạch siêu bẩn như thế nào?

Sự thật về nơi sản xuất đũa được coi là sạch

Cảnh tượng tại cơ sở sản xuất đũa dùng một lần – nơi được cho là đã làm ra những đôi đũa sạch lại khiến chúng ta không khỏi giật mình, bởi người dân nơi đây cũng không dám dùng sản phẩm mà mình làm ra. Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động này, chúng tôi đến một cơ sở sản xuất đũa được cho là “sạch” ở  xã Tân Tiến (huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên).

Ngay trước mắt tôi là cơ sở sản xuất đũa “sạch” của ông Bảy rộng khoảng hơn 200 m2. Phía ngoài cổng, một vài chiếc xe máy đến chờ lấy hàng để mang đi giao cho các quán ăn tại Hà Nội và rải rác ở xã lân cận trong huyện.

Cơ sở sản xuất đũa dùng một lần ở Văn Giang – Hưng Yên.

Với những chiếc máy thô sơ, cũ kỹ…

Bám đầy dầu mỡ bẩn thỉu.

Cơ sở sản xuất đũa dùng một lần của ông Bảy có gần 10 người làm công, chủ yếu là những người dân ở trong xã. Bước vào bên trong, là những chiếc máy sản xuất đũa cũ kỹ, bám đầydầu mỡ máy. Khi chúng vận hành thì để lại hàng tá mùn bụi tre bay khắp gian nhà. Mọi người phải dùng khẩu trang để chống bụi, thậm chí bụi bẩn còn bám đầy ở những chiếc đũa.

Những người sản xuất ở đây vẫn tự nhận là cơ sở đũa… sạch!

Họ tận dụng mọi thứ thậm chí dùng cả những viên gạch bám bẩn để chia đống đũa được cho là “sạch” thành từng phần. 

Có còn dám dùng đũa này để gắp đồ ăn?

Hai thanh niên trai tráng đang bốc những chiếc đũa đã được sơ chế qua rồi cho vào máy gọt đầu đũa. Nhóm nữ công nhân ngồi kế bên đang phân loại những chiếc đũa bị gẫy, không đạt chuẩn bỏ đi. Điều ngạc nhiên, họ tận dụng tối đa những viên gạch bám đầy đất để ngăn những chồng đũa đã được phân loại.

Hàng nghìn đôi đũa dùng một lần bẩn sẽ được đưa ra thị trường…!

Quá dơ bẩn ở nơi sản xuất đũa dùng một lần!

Khi tôi ngạc nhiên hỏi ông chủ liệu những đôi đũa này có đảm bảo vệ sinh, ông Bảy – chủ cơ sở sản xuất này cho biết: “Ở đây chỉ là cơ sở sản xuất, tinh chế đũa sạch. Đũa sơ chế được lấy ở một cơ sở sản xuất trên Hòa Bình về vẫn đảm bảo không bị mốc cho tới tay người tiêu dùng”.

Benh.vn (Theo TTVN) 

Bài viết Sự thật về đũa ăn một lần “sạch” siêu bẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-that-ve-dua-an-mot-lan-sach-sieu-ban-3829/feed/ 0