Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 07:03:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh táo bón ở trẻ em https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/#respond Tue, 28 Nov 2023 04:00:32 +0000 http://benh2.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

tao_bon_o_tre_em
Táo bón ở trẻ em là triệu chứng thường gặp gây đau đầu cho nhiều phụ huynh

Thế nào là đại tiện bình thường

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi đại tiện 2 lần/ngày,  ngược lại có trẻ đi cầu theo nhu cầu. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Dấu hiệu nhận biết có táo bón ở trẻ em

  • Bé thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Bé có cảm giác đau khi đi đại tiện, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.
  • Phân rất cứng và khô, thậm trí rất to khiến bé không rặn được

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi đại tiện trở nên đau đớn và là cực hình đối với bé

Bệnh táo bón trẻ em xuất hiện khi nào

Sau khi trẻ ốm: Trong thời gian bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết, lượng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể làm cơ thể bé bị nóng khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toitlet bẩn làm trẻ nhịn đi đại tiện và dần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng.

Dị ứng với sữa bò: Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

Uống sữa công thức không phù hợp: Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Điều trị bệnh táo bón trẻ em như thế nào

Nếu bé chưa được một tuổi bạn nên thận trọng trong việc điều trị. Cần có sự chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày là 1,5l đối với trẻ 4 – 6 tuổi và 2l đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn. Vì vậy nên khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng
  • Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
  • Nên thay đổi loại sữa nếu thấy trẻ bị táo bón. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bé cần phải ăn như vậy để không bị đau khi đi đại tiện.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi đại tiện sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi toitlet ở trường).

Đừng cho con uống thuốc nhuận tràng nhiều nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể ngâm đít trẻ vào nước ấm hoặc thụt cho bé mệt chút mật ong để làm mềm phân và kích thích phản xạ đi cầu. Lưu ý nên bôi xà phòng vào dụng cụ trước để tạo độ trơn và không làm đau đít bé.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị táo bón

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không.

Với thuốc nhuận tràng, một chu trình chữa bệnh của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

Các thuốc trị táo bón gồm những nhóm sau:

  • Thuốc tạo khối: igol, metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: sorbitol, forlax, duphalac,…
  • Thuốc làm mềm phân: docusat
  • Thuốc bôi trơn: norgalax, microlax….
  • Thuốc kích thích trị táo bón: bisacodyl, cascara….

Việc dùng các thuốc kể trên dài ngày hoặc quá 8-10 ngày rất có hại cho bé vì các tác dụng phụ của các thuốc kể trên có thể gây biến chứng cho ruột, hại gan và thận. Trong khi việc phải cho bé uống thuốc thường xuyên sẽ làm bé sợ hãi, quấy khóc, hờn dỗi gây mệt mỏi cho các bậc cha mẹ. Ngoài ra vì sợ uống thuốc nên đến bữa bé sẽ không ăn vì sợ

Benh.vn

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/feed/ 0
Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/#respond Sun, 28 May 2023 05:13:37 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng này là do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng trẻ em thường do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

dau_bung_o_tre_em

Đau bụng rất thường gặp ở trẻ em

Tiếp cận trẻ bị đau bụng

Việc thăm khám một trẻ đau bụng thường khó khăn vì những trẻ nhỏ không thể chỉ ra chỗ đau và việc sợ hãi khi tiếp xúc người lạ. Những trẻ lớn hơn nhiều khi cũng có tâm lý sợ nhân viên y tế nên việc đánh giá mức độ của tình trạng đau bụng trẻ em rất khó khăn. Bác sĩ có thể quan sát tư thế, động tác, cách đi của trẻ để phán đoán như trẻ đi nhưng giữ phần bụng dưới bên phải có thể nghi ngờ viêm ruột thừa hay không.

Một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hoá gây đau bụng như: Động kinh thể bụng; nhện đen độc cắn; hội chứng tan máu urê huyết cao; viêm mao mạch dị ứng; ngộ độc kim loại nặng; viêm hầu họng (đặc biệt do nhiễm liên cầu); viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết ….

Khai thác các triệu chứng xuất hiện bệnh đau bụng trẻ em qua cha mẹ để có thể định hướng bệnh như: đau bụng có liên quan đến tình trạng nôn của trẻ không, xuất hiện trước hay sau khi nôn; hoặc có thể khai thác các dấu hiệu mà cha mẹ trẻ nhận ra bất thường so với sinh hoạt bình thường của trẻ như: trẻ thỉnh thoảng khóc thét lên, ưỡn người hoặc cong gập người lại khi đang bế trẻ, hoặc trẻ có những cơn tái người, vã mồ hôi …

Sau khi định hướng được tình trạng đau bụng, bác sĩ có thể cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán như: siêu âm ổ bụng, chụp phim Xquang, làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc có thể chụp scanner ổ bụng …

Thăm khám trẻ cẩn thận kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định căn nguyên bệnh cho trẻ để có quyết định xử trí hợp lý kiểm soát tình trạng đau bụng của trẻ. Như đánh giá tình trạng mất nước ở những trẻ nghi ngờ do viêm dạ dày ruột để bù nước hợp lý hoặc hướng dẫn bù nước và theo dõi tại nhà (các dấu hiệu như: thóp trũng, mắt trũng, không có nước mắt, đái ít, nếp véo da, thay đổi trạng thái tinh thần…).

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau bụng trẻ em

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân

Thường do virus và Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 4 tháng đến 23 tháng; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do Norwalk virus.

Ngoài ra có thể có các nguyên nhân do vi khuẩn như E.Coli; Salmonella, Campylobacter..

Đánh giá trẻ

Nôn thường xuất hiện trước khi ỉa lỏng từ 12-24 giờ.

Sốt nhẹ có thể liên quan hoặc không đến tình trạng viêm dạ dày ruột cấp.

Xác định mức độ nôn của, chất nôn

Trẻ mất nước nhẹ có thể không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, trẻ có đái ít là dấu hiệu muộn của mất nước. Trẻ dễ mất nước là những trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đi ỉa tần số nhiều (thường > 8 lần/ngày) hoặc trẻ nôn nhiều (> 2 lần/ngày) và những trẻ suy dinh dưỡng.

Ỉa chảy nghi ngờ do nguyên nhân vi khuẩn thường ở những trẻ đi du lịch, trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sốt cao, có máu trong phân.

Mức độ mất nước của trẻ cần được xác định khi vào khám cấp cứu. Tuy nhiên có một vấn đề là người nhà thường không biết chính xác cân nặng của trẻ trước khi bị bệnh. Nếu có thể biết trước cân nặng của trẻ ta có thể ước tinh lượng nước mất khoảng 1 lít khi cân nặng giảm 1 kg. Đánh giá mất nước cũng có thể dựa trên những biểu hiện bên ngoài của trẻ như thóp trũng, mắt trũng, miệng khô, uống nước háo hức hoặc trạng thái tinh thần của trẻ…

Chú ý ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi khi có dấu hiệu mất nước biểu hiện ra bên ngoài là trẻ đã mất nước rất nhiều so với các trẻ lớn.

Tuổi và dấu hiệu

Mức độ mất nước

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Trẻ nhỏ

Mất 3% (30ml/kg)

Mất 6% (60ml/kg)

Mất > 9% (90ml/kg)

Trẻ nhũ nhi

Mất 5% (50ml/kg)

5-10% (100ml/kg)

≥ 10%

Dấu hiệu lâm sàng:

 

 

 

Nếp véo da

Mất nhanh

Mất chậm

Mât rất chậm

Mắt

Bình thường

trũng

Rất trũng

Nước mắt

Bình thường

Giảm

Không có

Thóp

Phẳng

Trũng nhẹ

Trũng sâu

Tinh thần

Tỉnh táo

Kích thích

Li bì/hôn mê

Nhịp tim

Bình thường

Tăng

Rất nhanh

Nước tiểu

Bình thường

Giảm

Thiểu niệu/Vô niệu

Xử trí

Trẻ mất nước từ mức độ trung bình là phải theo dõi tại bệnh viện.

Tuỳ theo mức độ mất nước và tình trạng bệnh kèm theo của trẻ mà nhân viên y tế sẽ có biện pháp điều trị, theo dõi và hướng dẫn gia đình cụ thể.

Táo bón gây đau bụng trẻ em

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng thường gặp nhất của trẻ em đến khám tại một phòng cấp cứu Nhi.

Trẻ mới sinh thường ỉa phân su trong vòng 48 giờ sau đẻ và đi ỉa thường từ 0 đến 12 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Khi trẻ 3-4 tháng tuổi số lần đi ngoài giảm xuống, với những trẻ uống sữa công thức thường chỉ đi ngoài 1 lần/ngày.

Nguyên nhân gây táo bón

– Những nguyên nhân nặng nề là: hậu môn bị bịt lại, hẹp hậu môn, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, ngộ độc, hạ calci máu, suy giáp…

– Những nguyên nhân khác thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc ăn bột, cháo. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón. Ở lứa tuổi học đường có thể nguyên nhân là do sử dụng chế độ ăn nhiều chất bột và tâm lý không muốn đi vệ sinh tại trường học.

Đánh giá tình trạng táo bón

– Thăm hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc tình trạng đi ngoài của trẻ: thời gian, tần suất đi ngoài, kích thước, hình dáng cục phân, tính chất đau của trẻ (có liên quan đến bữa ăn không, đau từng cơn hay liên tục, những lần trước sau khi đi ngoài trẻ có đỡ đau không)..

– Khám xét xem trẻ có tình trạng sốt, nôn hay sút cân không.

– Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thói quen đi ngoài của trẻ khi đi học, tình trạng sử dụng thuốc và các thực phẩm khác.

– Thăm khám đánh giá tình trạng ổ bụng: bụng mềm, khối ở vùng bụng, khối dọc theo đại tràng….

– Kiểm tra tình trạng hậu môn: không có lỗ hậu môn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn (thường gặp).

– Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ đi làm siêu âm bụng, chụp Xquang ổ bụng… để loại trừ các nguyên nhân khác.

Xử trí táo bón gây đau bụng ở trẻ

Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý; động viên trẻ tăng cường uống nước, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn.

Sử dụng các thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng không nên lạm dụng.

Có thể thụt tháo phân để giúp trẻ đi ngoài nhưng không nên sử dụng thường xuyên dễ làm mất phản xạ đi ngoài của trẻ.

Điều trị các bệnh lý vùng hậu môn

Viêm ruột thừa

Chiếm khoảng 3-4%0 ở trẻ em và chiếm khoảng 2,3% số trẻ có đau bụng vào cấp cứu.

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó khăn, những trẻ lớn hơn biểu hiện ban đầu có thể là đau bụng vùng quanh rốn sau đó vài giờ mới khu trú lại vùng hố chậu phải. Chính vì đánh giá khó nên tỷ lệ biến chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em cao hơn ở người lớn (30-65%).

Thăm khám

Triệu chứng cổ điển là đau vùng bụng dưới bên phải kèm theo buồn nôn, nôn và sốt (thường nhẹ ở trẻ em), bí trung đại tiện.

Triệu chứng phổ biến nhất trong viêm ruột thừa ở trẻ em là đau ¼ bụng dưới bên phải, bụng chướng, phản ứng thành bụng và nôn. Khai thác trong tiền sử có thể phát hiện triệu chứng đau bụng trước rồi nôn có thể có ích trong phân biệt với viêm dạ dày ruột cấp tính. Ở trẻ nhỏ thường có triệu chứng ỉa chảy.

Các bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hiện nay còn có thể chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán viêm ruột thừa.

Xử trí bệnh viêm ruột thừa

Khi đã chẩn đoán viêm ruột thừa cần liên hệ chuyên khoa ngoại để xử trí

Lồng ruột gây đau bụng trẻ em

Xảy ra nhiều ở lứa tuổi 3 tháng đến 24 tháng, chỉ có 10% xuất hiện ở trẻ > 3 tuổi

Biểu hiện lồng ruột

Trẻ có những cơn khóc thét và tái người đi do đau bụng nhiều và trẻ thường đưa đầu gối gập lên phía ngực, giữa những cơn đau trẻ dường như bình thường hoặc trông mệt mỏi kiệt sức tuỳ vào giai đoạn và mức độ đau .

Nôn. Tuy nhiên đau cũng không phải là triệu chứng thường xuyên.

Phân có nhầy máu chiếm khoảng 20-40%.

Sốt cũng có thể xuất hiện nếu ở giai đoạn muộn.

Siêu âm bụng có giá trị chẩn đoán cao.

Xử trí lồng ruột

Đưa trẻ đến cơ sở y tế có thể tháo lồng ruột cho trẻ; tuỳ từng giai đoạn mà bác sĩ có biện pháp xử trí hợp lý.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ em như tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, thoát vị, hoặc các nguyên nhân nội khoa khác như: viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu… cũng gây các triệu chứng đau bụng. Như vậy, khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến khám lại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí hợp lý.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/feed/ 0
Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/#respond Wed, 07 Aug 2019 06:59:34 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết.

Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Một số yếu tố thông thường hoặc rối loạn dẫn đến táo bón ở trẻ em:

Chế độ ăn ít chất xơ: Một nguyên nhân phổ biến của táo bón là một chế độ ăn uống có quá ít chất xơ. Chất xơ giúp phân mềm ở lại để nó di chuyển thông suốt thông qua đại tràng.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây táo bón ở trẻ em bao gồm: Thuốc giảm đau, đặc biệt là các chất ma tuý, Thuốc kháng acid có chứa nhôm và canxi, Một số thuốc chống trầm cảm, Thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn cơ bàng quang để ngăn chặn khẩn cấp, thường xuyên, hoặc không kiểm soát được tiểu tiện

Bệnh và điều kiện cụ thể: Một số bệnh lý và các điều kiện có thể gây táo bón, bao gồm:

Ngộ độc: một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra bởi một chất độc từ một loại vi khuẩn có ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các nguyên nhân táo bón.

Bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết khác làm gián đoạn quá trình cơ thể sử dụng để có được hoặc tạo ra năng lượng từ thực phẩm.

Rối loạn chức năng tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa là vấn đề gây ra bởi những thay đổi trong cách đường ruột hoạt động.

Trong đó, theo các chuyên gia tiêu hóa nhi khoa, có tới 95% trẻ bị táo bón chức năng, hoàn toàn không phải do yếu tố bệnh lý gây nên.

Cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Thay đổi trong ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng: bổ sung nhiều nước, chất xơ trong chế độ ăn của trẻ.

Thay đổi hành vi, lối sống: tăng cường vận động cho trẻ.

Thuốc: sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thụt tháo giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột.

Ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng

Thay đổi chế độ ăn uống để giúp điều trị táo bón ở trẻ em bao gồm uống nhiều nước và tăng cường trái cây và rau. Trẻ em nên uống nước trong suốt cả ngày. Một trong những cách chính để phòng ngừa và điều trị táo bón là bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của con mình. Điều này bao gồm giảm loại thực phẩm gây ra táo bón, bao gồm sữa bò, chuối, sữa chua, phô mai, cà rốt nấu chín và thực phẩm khác có ít chất xơ. Đối với trẻ em uống nhiều sữa, sữa đậu nành là một lựa chọn tốt, vì nó thường là không gây ra táo bón. Một sự thay đổi chế độ ăn uống quan trọng ngày càng tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của con mình.

Thay đổi hành vi

Trẻ lớn hơn cần được khuyến khích sử dụng nhà vệ sinhvà rửa tay sau khi ăn. Một số trẻ em làm tốt bố mẹ có thể thưởng cho chúng để khuyến khích. Một thói quen sinh hoạt khoa học, một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh táo bón ở trẻ.

Thuốc

Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ cần phải thận trọng, tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị táo bón phổ biến nhất là Lactulose giúp làm mềm phân tăng nhu động ruột, các loại chất xơ, thuốc thụt táo bón. Tuy nhiên, với mỗi loại thuốc sử dụng đều có những tác dụng bất lợi lên cơ thể trẻ và không nên sử dụng kéo dài. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ sát sao chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ khi trẻ bị táo bón.

Trên đây là nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết và có hướng xử trí thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/feed/ 0
8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/ https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/#respond Fri, 22 Feb 2019 09:15:56 +0000 https://benh.vn/?p=55361 Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón kéo dài vì vẫn có nhiều biện pháp điều trị chứng táo bón. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ để cùng bé vượt qua giai đoạn táo bón kéo dài.

Bài viết 8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón kéo dài vì vẫn có nhiều biện pháp điều trị chứng táo bón. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ để cùng bé vượt qua giai đoạn táo bón kéo dài.

tre_bi_tao_bon

Gia tăng sự tự tin cho trẻ

Thường xuyên khen ngợi bé vì những tiến bộ nhỏ nhất, chẳng hạn khen bé khi bé chịu uống thuốc đúng giờ hoặc ngồi bô sau bữa ăn.

Thiết lập kỷ luật

Cha mẹ cần đề ra quy định cụ thể, giúp trẻ hiểu mình cần làm gì mỗi khi bị táo bón: uống thuốc đều đặn, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể, dành thời gian đi đại tiện mỗi ngày. Có thể tặng cho bé những phần thưởng nho nhỏ để tiếp thêm động lực, như một buổi đi chơi công viên hay một món đồ chơi xinh xắn. Từ đó giúp bé hào hứng hơn trong việc tuân thủ các quy định cha mẹ đề ra.

Dành thời gian cho trẻ đi vệ sinh

Đảm bảo bé có đủ thời gian mỗi ngày để đi vệ sinh. Điều này có thể khiến bố mẹ phải dậy sớm thêm 10 phút hoặc lên kế hoạch để có 10 phút rảnh rỗi sau khi ăn tối. Chỉ nên cho bé ngồi bô hoặc bồn cầu 5-10 phút. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể phải ngồi cạnh và trò chuyện với con và giúp con lau rửa sau khi bé hoàn thành “nhiệm vụ”.

Cha mẹ phải làm gương tốt cho con

Khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh, hãy thông báo cho bé và đi ngay vào nhà vệ sinh để làm gương.

Mềm dẻo với trẻ

Duy trì nếp sinh hoạt đều đặn là điều quan trọng, tuy nhiên đôi khi thái độ mềm dẻo cũng sẽ có ích.

Tăng cường trò chuyện

Nếu bé đủ lớn, hãy trò chuyện thường xuyên về những tiến bộ của con và dùng những lời lẽ đơn giản để giải thích về ảnh hưởng tích cực khi dùng thuốc, việc duy trì chế độ ăn lành mạnh và vận động. Trẻ càng hiểu rõ những vấn đề này bao nhiêu thì càng dễ phối hợp với cha mẹ bấy nhiêu.

Bày tỏ tình yêu vô điều kiện của bố mẹ dành cho trẻ

Đừng bao giờ trách phạt hay chế giễu con vì tội ị đùn hay quên không đi vệ sinh. Cố gắng đừng nổi cáu khi nhu cầu đi vệ sinh của con làm xáo trộn kế hoạch của bạn. Bé cần biết bạn vẫn yêu và ủng hộ chúng ngay cả khi bé làm không tốt. Những người thân khác trong gia đình và giáo viên của trẻ cũng cần giữ thái độ tương tự.

Tìm kiếm hỗ trợ từ người thân

Đối phó với trẻ bị táo bón là việc không dễ dàng, chuyện này có thể khiến bạn bực mình hoặc xấu hổ. Đi tiêu là nhu cầu của mọi người và người nào cũng có lúc phải vật lộn với vấn đề này. Hãy trò chuyện với người thân, bạn bè, chia sẻ những khó khăn mà bạn và bé đang trải qua.

Bài viết 8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/feed/ 0
Bổ sung canxi sai có thể khiến trẻ bị táo bón https://benh.vn/bo-sung-canxi-sai-co-the-lam-tre-bi-tao-bon-3988/ https://benh.vn/bo-sung-canxi-sai-co-the-lam-tre-bi-tao-bon-3988/#respond Tue, 21 Aug 2018 23:00:26 +0000 http://benh2.vn/bo-sung-canxi-sai-co-the-lam-tre-bi-tao-bon-3988/ Canxi là một yếu tố có lợi khi được hấp thu đúng mức. Tuy nhiên, bổ sung canxi sai cách có thể làm trẻ bị táo bón từ trung bình tới nặng. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Bài viết Bổ sung canxi sai có thể khiến trẻ bị táo bón đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Canxi là một yếu tố có lợi cho trẻ khi được hấp thu đúng mức. Nhưng khi trẻ được bổ sung quá nhiều Canxi có thể khiến trẻ bị táo bón, đồng thời gây ra chứng chán ăn, buồn nôn, khó tiêu và các triệu chứng khác.

Tao_bon_tre_em

Bổ sung quá nhiều Canxi có thể khiến trẻ bị táo bón

Trên tạp chí “Dinh dưỡng học lâm sàng Mỹ”, bác sĩ dinh dưỡng Marvel Jackson sẽ chỉ ra cho các mẹ những sai lầm nghiêm trọng nhất khi bổ sung canxi cho con khiến bé bị táo bón.

Sai lầm khi bổ sung canxi có thể gây chứng táo bón ở trẻ

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi

Một số loại rau như rau bina, rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương, có chứa oxalate dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể, gây ra chứng táo bón ở trẻ. Vì vậy khi bổ sung canxi cho con mẹ nên lưu ý đến điều này.

Ăn quá nhiều thực phẩm béo và các loại dầu

Khi bổ sung canxi cho bé phải cẩn thận giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu. Ăn nhiều thực phẩm có axit béo tự do, chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa rất dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi. Canxi không hấp thụ được sẽ theo vào các chất thải, gây ra táo bón ở trẻ.

Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ

Ngũ cốc thô và chế độ ăn uống quá giàu chất xơ cũng là một nguy cơ gây táo bón. Thành phần chất xơ thực vật cũng dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thu canxi, dẫn đến kết tủa canxi, gây ra táo bón cho trẻ.

Trộn canxi với thức ăn, sữa

Một số cha mẹ nghiền nát viên canxi và trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để cho bé ăn. Phương pháp này rất phản khoa học. Trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa. Lượng canxi tồn đọng nhiều, lâu ngày sẽ gây ra táo bón ở trẻ.

Bổ sung Canxi cho trẻ như thế nào khi trẻ bị Táo bón?

cho_tre_uong_nhieu_nuoc_hoa_qua

Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả giúp trẻ giảm bớt nguy cơ táo bón

Các mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi. Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

  • Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
  • Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).
  • Nên cho trẻ ngồi ghế đi cầu riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
  • Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Những cách bổ sung Canxi an toàn và hiệu quả

Bài viết Bổ sung canxi sai có thể khiến trẻ bị táo bón đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-sung-canxi-sai-co-the-lam-tre-bi-tao-bon-3988/feed/ 0
Triệu chứng đau bụng cấp tính ở trẻ em https://benh.vn/trieu-chung-dau-bung-cap-tinh-o-tre-em-4264/ https://benh.vn/trieu-chung-dau-bung-cap-tinh-o-tre-em-4264/#respond Tue, 28 Nov 2017 04:53:01 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-dau-bung-cap-tinh-o-tre-em-4264/ Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến khám tại các cơ sở y tế. Nguyên nhân đau bụng có thể do một số bệnh lý tại ruột hoặc là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa. Mức độ của bệnh, biểu hiệu lâm sàng rất đa dạng. Cần phân biệt đây là đau bụng cấp, đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa.

Bài viết Triệu chứng đau bụng cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến khám tại các cơ sở y tế

Nguyên nhân đau bụng có thể do một số bệnh lý tại ruột hoặc là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa. Mức độ của bệnh, biểu hiệu lâm sàng rất đa dạng. Cần phân biệt đây là đau bụng cấp, đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa.

Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu xảy ra đột ngột, tức thời và có ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ. Có thể phối hợp các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa.

Tiếp cận bệnh nhân đau bụng cấp tính

Việc hỏi về tính chất cơn đau, cách xuất hiện cơn đau: ngày, giờ liên quan với bữa ăn, đột ngột hay từ từ,  vị trí khu trú của cơn đau lúc bắt đầu xuất hiện, cường độ cơn đau: nặng làm trẻ phải thức giấc, ngừng chơi. Yếu tố làm tăng đau: đi lại, ho, hít vào sâu, đi tiểu, yếu tố làm giảm đau: nghỉ ngơi, nôn, sau ăn, tư thế giảm đau. Tiến triển cơn đau tức thời: giảm, tăng đau, không đổi, kéo dài liên tục, xen kẽ, từng cơn.

 Các dấu hiệu kèm theo đau bụng

– Tình trạng toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, sút cân

– Triệu chứng tiêu hoá: buồn nôn, nôn ra máu, rối loạn nhu động: táo bón, bí trung đại tiện, tiêu chảy (số lần, tính chất phân lỏng, có nhày có máu)

– Hô hấp: Sổ mũi, ho.

– Tiết niệu: Đái buốt, vô niệu, nước tiểu máu, sẫm màu.

– Thần kinh: Nhức đầu, rối loạn lưỡng tri

– Đau khớp, đau cơ

– Phát ban hoặc xuất huyết

– Dấu hiệu dậy thì: Có kinh lần đầu tiên

* Các thông tin khác

– Hoàn cảnh gia đình:

– Xung đột gia đình

– Các quan hệ xã hội của trẻ

– Trẻ đi học có khó khăn học tập

– Tiền sử: cơn đau bụng cấp tính hoặc tương tự như cơn đau của bệnh nhi trước đó, tiền sử phẫu thuật

Khám bụng

– Quan sát: xem có trướng bụng, sự di động của bụng, sẹo ở thành bụng

– Sờ bụng để  đánh giá mức độ mềm mại, điểm đau khu trú, co cứng thành bụng, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc

– Gõ bụng: bụng trướng, gõ đục vùng thấp, mất vùng đục trước gan

– Nghe bụng đánh giá nhu động ruột

– Kích thích thành bụng tìm dấu hiệu rắn bò, quai ruột nổi

– Thăm trực tràng

Khám toàn thân

– Cần khám toàn thân một cách hệ thống

– Các biểu hiện nhiễm trùng như da niêm mạc: da tái nhợt, vàng da, thiếu máu, xuất huyết, phát ban

– Đánh giá tình trạng sốc: mạch, huyết áp, refill, nghe tim

– Khám hô hấp: nhịp thở, nghe phổi

– Khám khớp: tìm ban xuất huyết khớp

– Khám tai mũi họng

Phân loại đau bụng cấp

Phân loại theo nguyên nhân

– Đau bụng do nguyên nhân ngoại khoa

– Đau bụng do nguyên nhân nội khoa

– Đau bụng không xác định được nguyên nhân nội hay ngoại khoa cấp tính

Phân loại theo lứa tuổi:  < 1 tuổi, 2-5 tuổi, 6-11 tuổi, vị thành niên

Nguyên nhân ngoại khoa đau bụng cấp ở trẻ

– Viêm ruột thừa cấp tính

– Lồng ruột cấp tính

– Thoát vị bẹn nghẹt

– Các nguyên nhân gây tắc ruột, bán tắc ruột cấp tính: tắc ruột do giun, túi thừa Meckel, bã thức ăn

– Viêm phúc mạc tiên phát hoặc thứ phát

– Các nguyên nhân khác:

– Viêm loét túi thừa Meckel

– U nang buồng trứng xoắn, Tératome xoắn, túi máu tử cung do không thủng màng trinh

– Xoắn tinh hoàn

– Chạm thành bụng (có tiền sử chấn thương bụng)

Nguyên nhân nội khoa đau bụng cấp ở trẻ

Đau bụng có sốt

– Viêm dạ dày ruột cấp tính: TCC, nôn, phân lỏng hoặc máu

– Viêm phổi thuỳ dưới phải: sốt cao, ho, đau ngực, CTM, chụp phổi

– Viêm hạch mạc treo: sốt, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

– Viêm gan do virus

– Viêm họng cấp (viêm họng, đau)

Đau bụng không có sốt

Cần tìm các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, nôn, phân

– Tiêu chảy , nôn => ngộ độc thức ăn

– Táo bón

– Nếu không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá:

  • Viêm mao mạch dị ứng (Schönlein Henoch)
  • Đau bụng giun
  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính, mãn tính
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Sỏi mật
  • Sỏi thận

Đau bụng chưa xác định được nguyên nhân nội hay ngoại khoa

Nên cho trẻ nhập viện để theo dõi, xác định quy luật, đặc điểm của đau bụng, tiến hành khám bụng nhiều lần. Không nên sử dụng thuốc giảm đau, có thể làm các xét nghiệm sơ bộ như: Công thức máu, siêu âm, chụp bụng, nước tiểu. Kết thúc theo dõi khi có thể phân loại được nguyên nhân.

Phân loại đau bụng cấp theo lứa tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi

Co thắt ruột

– Viêm dạ dày ruột

– Táo bón

– Nhiễm khuẩn tiết niệu

– Lồng ruột

– Xoắn ruột

– Thoát vị bẹn nghẹt

– Bệnh phình đại tràng (Hirschsprung’s disease)

 

Trẻ 2-5 tuổi

– Viêm dạ dày ruột

– Viêm ruột thừa

– Táo bón

– Nhiễm khuẩn tiết niệu

– Lồng ruột

– Tắc ruột

– Chấn thương

– Viêm phổi thuỳ

– Đau bụng giun

– Viêm họng cấp

– Viêm hạch mạc treo

 

Trẻ 6-11 tuổi

– Viêm ruột thừa, Viêm phúc mạc

– Giun chui ống mật, dị dạng đường mật

– Viêm ruột hoại tử

– Schönlein Henoch

– Sỏi tiết niệu, NKTN

– Viêm loét dạ dày tá tràng

– Táo bón

– Đau bụng cơ năng

– Chấn thương

– Viêm tụy cấp

– Viêm hạch mạc treo

 

Trẻ 12-18 tuổi

– Viêm ruột thừa

– Viêm dạ dày tá tràng

– Táo bón

– Đau bụng kinh

– Viêm phần phụ

– U nang buồng trứng

– Túi máu tử cung do không có lỗ màng trinh

– Vỡ u nang buồng trứng

– Áp xe vòi trứng

Chửa ngoài tử cung.

 

Chẩn đoán đau bụng cấp tính

– Chẩn đoán mức độ đau bụng cấp

– Chẩn đoán nguyên nhân

– Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán mức độ đau bụng cấp

– Mức độ nhẹ:

+ Hẹn khám lại và theo dõi

+ Đau âm ỉ, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động của trẻ

+ Phối hợp với bệnh nhẹ, lành tính.

– Mức độ vừa:

+ Lưu theo dõi tại phòng khám

+ Đau bụng ảnh hưởng ít tới hoạt động sinh hoạt trẻ, nhưng gây khó chịu, quấy khóc

+ Phối hợp với triệu chứng nhiễm khuẩn

+ Có thể có tiền sử phẫu thuật bụng trước đó

– Mức độ nặng:

+ Cần vào viện theo dõi và điều trị cấp cứu

+ Đau nhiều, liên tục hoặc tuỳ cơn dày, trẻ quấy khóc la hét, ảnh hưởng nặng tới hoạt động bình thường của trẻ

+ Ảnh hưởng nặng tới tình trạng toàn thân

– Mức độ rất nặng:

+ Cần vào cấp cứu, điều trị tích cực

+ Đau liên tục, từng cơn gây sốc, hạ huyết áp, trẻ phải nằm tại giường

+ Kết hợp với một bệnh nhiễm khuẩn rất nặng

+ Trẻ kích thích vật vã, li bì, thờ ơ, suy thở

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp

– Hỏi và khám bệnh chi tiết, cẩn thận

– Phân loại đau bụng:

+ Nguyên nhân ngoại khoa

+Nguyên nhân nội khoa

+ Khi chưa thể phân định được => tiếp tục theo dõi cho tới khi có thể phân loại giữa nội khoa và ngoại khoa rõ ràng

Chẩn đoán phân biệt đau bụng cấp

– Để chẩn đoán phân biệt được nguyên nhân gây đau bụng cấp cần chú ý: Tính chất khởi phát cơn đau, vị trí đau, hướng lan của đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng kèm theo đau bụng

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng đau bụng cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-dau-bung-cap-tinh-o-tre-em-4264/feed/ 0
Phương pháp massage bụng chữa bệnh táo bón cho trẻ https://benh.vn/phuong-phap-massage-bung-chua-benh-tao-bon-cho-tre-5946/ https://benh.vn/phuong-phap-massage-bung-chua-benh-tao-bon-cho-tre-5946/#respond Wed, 10 Feb 2016 05:36:41 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-massage-bung-chua-benh-tao-bon-cho-tre-5946/ Để hạn chế tình trạng táo bón, ngoài việc thay đổi chế độ ăn, massage bụng là phương pháp chữa táo bón rất tốt. Massage giúp cơ thể thoải mái, khắc phục chứng táo bón và rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vậy, phương pháp massage chữa táo bón cho trẻ như thế nào? Benh.vn sẽ bật mí giúp các bà mẹ khắc phục chứng táo bón cho bé yêu của mình.

Bài viết Phương pháp massage bụng chữa bệnh táo bón cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để hạn chế tình trạng táo bón, ngoài việc thay đổi chế độ ăn, massage bụng là phương pháp chữa táo bón rất tốt. Massage giúp cơ thể thoải mái, khắc phục chứng táo bón và rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vậy, phương pháp massage chữa táo bón cho trẻ như thế nào? Benh.vn sẽ bật mí giúp các bà mẹ khắc phục chứng táo bón cho bé yêu của mình.

Táo bón ở trẻ em là vấn đề thường gặp do đa số các bậc phụ huynh không kiểm soát được chế độ ăn uống cũng như thói quen đi tiêu của con mình. Táo bón lâu ngày khiến trẻ quấy khóc, không tăng cân…gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây táo bón

Trẻ bị táo bón do chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao và chất xơ thấp. Ngoài ra, chứng táo bón còn do trẻ uống quá nhiều sữa nguyên chất,ăn nhiều các sản phẩm từ sữa, ít ăn trái cây và rau quả…

Trẻ bị táo bón do chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao, chất xơ thấp, uống ít nước…

Phương pháp massage chữa táo bón

Mục đích: Massage làm tăng nhu động ruột, tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn.

Bước 1: Chuẩn bị

+ Một căn phòng thoáng mát (không có gió lùa), ánh sáng vừa đủ.

+ Cho bé nghe nhạc: những bản nhạc nhẹ, nhạc dân ca Việt Nam…

+ Khăn bông sạch để bé nằm.

+ Dầu mát xa dành cho trẻ em.

+ Rửa sạch tay, cắt ngắn móng tay (tránh trầy xước da bé khi massage).

Bước 2: Massage

Tư thế nằm sấp

+  Mẹ xoa hai tay vào nhau (cho mềm, ấm) trước khi massage cho bé.

+ Xoa dầu vào khu vực định mát xa cho bé.

+ Cho bé nằm sấp (mục địch giúp bụng bé đỡ trướng và kích thích bé đi tiêu được tốt hơn).

+ Dùng hai tay nhẹ nhàng, từ từ vuốt dọc từ đầu tới lưng bé.

+ Thực hiện động tác này 20 lần.

+ Xoa lưng bé thành hình tròn để giúp bé giảm bớt cảm giác đau bụng.

Tư thế nằm ngửa

+ Đặt bé nằm ngửa trên mặt đệm phẳng cứng.

+ Xoa bụng bé nhẹ nhàng từ phải qua trái (giảm đau bụng và phòng tránh đầy hơi).

                 Massage bụng chữa táo bón và phòng tránh đầy hơi…

+ Tay xoa nhẹ nhàng quanh vùng rốn.

+ Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay cạnh rốn bé,  ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại.

+ Thực hiện động tác trên 10 lần.

Lưu ý: Các động tác massage thực hiện 2 đến 3 lần/ ngày.

Bước 3:

+ Sau khi massage, cho bé uống một chút nước và nằm nghỉ ngơi.

Bé khi được massage sẽ thấy vô cùng thoải mái và đi tiêu được một cách dễ dàng.

Những điều cần lưu ý khi massage cho bé

+ Thời gian massage từ 15-30 phút.

+ Massage khi bé đang thư giãn, thoải mái.

+ Nên massage cho bé vào buổi sáng, chiều tối.

+ Không massage trước hoặc sau khi bé ăn vì làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

+ Không massage khi bé đang ngủ.

+ Không massage trên vùng rốn của trẻ mới sinh.

Massage khi bé đang thư giãn, thoải mái, không massage khi bé đang ngủ…

Chế độ ăn uống tránh táo bón cho bé

+ Tăng lượng chất xơ cho bé.

+ Cho bé uống nhiều nước.

+ Bổ sung nước cam ép cho bé để tăng nhu động ruột. (pha loãng với tỷ lệ một phần nước cam và bốn phần nước đun sôi để nguội).

+ Cho bé ăn nhiều rau xanh để giúp bé dễ tiêu hóa như: rau mồng tơi, rau dền đỏ…

Cho bé uống đủ nước, tăng cường hoa quả, rau xanh có chất xơ…

Lời kết

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Nguyên  nhân gây táo bón do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, uống ít nước…khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc…

Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cần tập cho con đi tiêu hàng ngày… massage bụng cho con để giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi…khiến cho trẻ tiêu hóa tốt và đi tiêu dễ dàng hơn.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp massage bụng chữa bệnh táo bón cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-massage-bung-chua-benh-tao-bon-cho-tre-5946/feed/ 0