Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:18:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách dùng thuốc táo bón Duphalac an toàn, hợp lý, hiệu quả https://benh.vn/cach-dung-thuoc-tao-bon-duphalac-an-toan-hop-ly-hieu-qua-51976/ https://benh.vn/cach-dung-thuoc-tao-bon-duphalac-an-toan-hop-ly-hieu-qua-51976/#respond Fri, 10 May 2024 07:29:19 +0000 https://benh.vn/?p=51976 Thuốc Duphalac là thuốc nhuận tràng điều trị táo bón và điều trị hôn mê gan. 

Bài viết Cách dùng thuốc táo bón Duphalac an toàn, hợp lý, hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Duphalac là thuốc nhuận tràng điều trị táo bón và điều trị hôn mê gan. Đây là loại thuốc được sử dụng và bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thành phần

Mỗi gói chứa: Lactulose 10 g

Cơ chế tác dụng

Lactulose khi dùng đường uống không hấp thu mà nằm lại trong lòng ruột, làm thay đổi áp lực thẩm thấu kéo nước vào lòng ruột giúp phân mềm hơn. Cơ chế điều trị táo bón là: nhuận trường thẩm thấu.

Lactulose bị thủy phân bởi các enzyme của vi khuẩn thành các acid hữu cơ, gây giảm pH ở đoạn giữa của kết tràng. Sự acid hóa môi trường trong ruột sẽ làm kích thích nhu động ruột, điều này cho phép đào thải amoniac ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Liều dùng và cách dùng của Duphalac

Trường hợp táo bón

– Trẻ em:

Liều trung bình hàng ngày như sau:

  • Nhũ nhi từ 0 đến 12 tháng: 1/3 gói/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 6 tuổi: 1/3 đến 2/3 gói/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 14 tuổi:
    • Điều trị tấn công: 1 gói/ngày
    • Điều trị duy trì: 2/3 gói/ngày.

– Người lớn:

  • Điều trị tấn công: 1 đến 3 gói/ngày, hay 1 đến 3 muỗng canh/ngày,
  • Điều trị duy trì: 2/3 đến 5/3 gói/ngày.
  • Giảm liều nếu bị tiêu chảy.

Bệnh não gan

Trong mọi trường hợp, liều lý tưởng là liều giúp cho đi phân mềm 2 lần/ngày.

Thời gian điều trị thay đổi theo triệu chứng bệnh.

– Điều trị ngoại trú:

Người lớn: 1 đến 2 gói x 3 lần/ngày, điều trị dài hạn.

– Điều trị ở bệnh viện trường hợp bệnh nhân bị hôn mê hoặc tiền hôn mê:

Điều trị tấn công bằng cách cho vào ống thông dạ dày hoặc thụt rửa:

  • Thông dạ dày: 6-10 gói, nguyên chất hoặc pha loãng với nước,
  • Thụt rửa với ống thông có bong bóng : pha 300 ml thuốc với 700 ml nước ấm và thụt giữ trong 20 phút đến 1 giờ; sau 12 giờ có thể lặp lại thao tác nếu cần.

Điều trị chuyển tiếp đường uống: 1 đến 2 gói x 3 lần/ngày.

Không dùng Duphalac trong các trường hợp

Các bệnh lý đại tràng viêm thực thể (như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…), hội chứng tắc hoặc bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.

Chế độ kiêng galactose do trong thành phần của thuốc có một loại đường tương tự (8%).

Khi nào thì bị quá liều và xử trí quá liều như thế nào?

Triệu chứng: tiêu chảy.

Xử lý: ngưng điều trị

Khi dùng Duphalac có thể gặp một số tác dụng phụ

  • Trướng bụng và phân lỏng: các rối loạn này có thể xảy ra vào thời gian đầu điều trị, các hiện tượng này sẽ ngưng khi điều chỉnh liều thích hợp.
  • Hiếm khi bị ngứa, đau hậu môn, sụt cân vừa phải.
  • Khi gặp những biểu hiện này nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bài viết Cách dùng thuốc táo bón Duphalac an toàn, hợp lý, hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-dung-thuoc-tao-bon-duphalac-an-toan-hop-ly-hieu-qua-51976/feed/ 0
Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/ https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/#respond Thu, 11 Jan 2024 09:32:41 +0000 http://benh2.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/ Nguyên nhân của táo bón là do ăn uống không hợp lý (nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước), ít vận động, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, co thắt, nhu động ruột giảm…

Bài viết Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta gặp một vài trường hợp khó chịu như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau bụng… Những rắc rối nhỏ này có thể không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và rất thường gặp. Cho nên, việc nắm vững một vài mẹo xử lý nhanh các triệu chứng khó chịu này rất quan trọng,

Bệnh táo bón

Nguyên nhân của táo bón là do ăn uống không hợp lý (nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước), ít vận động, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, co thắt, nhu động ruột giảm…

táo bón

Sau đây là cách xử lý khi bị táo bón:

– Sử dụng thuốc có chứa Metamucil: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ), đây là thành phần rất hiệu quả trong điều trị táo bón khởi phát. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng khi điều trị táo bón mãn tính. Khi cơn táo bón đã bước đầu được cải thiện thì thực hiện các phương pháp sau:

  • Nên ăn sáng ngay sau khi thức dậy vì lúc ấy cường độ hoạt động của đại tràng mạnh gấp ba lần so với các thời điểm khác trong ngày. Ăn ngay sau khi thức dậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ruột được tối ưu hóa trong vòng hai giờ.
  • Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế Học đường ở Houston (bang Texas, Mỹ), dù uống nhiều nước không trực tiếp cải thiện được tình trạng táo bón, nhưng giúp chúng ta chủ động phòng chống táo bón vì tránh cho cơ thể không bị thiếu nước.
  • Thường xuyên vận động sẽ tạo điều kiện cho thức ăn tiêu hóa ở ruột tốt hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cho thấy rằng những người ít vận động có nguy cơ táo bón tăng đến 50% so với những người tập luyện thường xuyên.

Bệnh tiêu chảy

Ống tiêu hóa của chúng ta có các tế bào hấp thụ chất lỏng từ thức ăn và thức uống. Các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng tấn công vào các tế bào đó sẽ gây ức chế hoạt động của chúng, gây tình trạng phân lỏng.

Cách xử lý khi bị tiêu chảy là:

– Sử dụng thuốc chống tiêu chảy có chứa hai thành phần loperamide và simethicone. Các nhà khoa học tại Đại học Chicago cho biết hai thành phần này giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và khó chịu ở bụng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với thuốc chỉ chứa một trong hai thành phần đã nêu.

– Ăn sữa chua: Men vi sinh và vi khuẩn trong sữa chua giúp làm ổn định các men tự nhiên trong ruột, điều chỉnh hoạt động tiêu hóa.

tiêu chảy

Trung tiện nặng mùi

Trung tiện là hiện tượng khí có mùi bị tống ra đường hậu môn khi các vi khuẩn trong ruột già phá vỡ sợi lên men và tinh bột chưa tiêu hóa (chủ yếu từ thức ăn thực vật như các loại đậu, hành tây, cần tây, cà rốt, nho khô, chuối, mầm lúa mì…).

Để giảm tình trạng trung tiện nặng mùi, bạn hãy thử:

– Giảm ăn các loại thức ăn chứa tinh bột khó tiêu hóa đã kể trên, chỉ nên ăn thịt, cá, trứng, các loại carbohydrate dễ tiêu hóa có trong gạo, cà chua, rau diếp, nho và anh đào…

– Kiểm tra thành phần đường trong đồ uống vì có một số loại đường hóa học trong thức uống hằng ngày mà ruột non không thể hấp thu hoàn toàn.

– Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống đơn thuần không cho kết quả khả quan thì nên thử dùng men tiêu hóa có chứa enzyme alpha-galactosidase để phá vỡ các carbohydrate phức tạp thành các loại đường đơn giản hơn, cho phép carbohydrate được hấp thụ dễ dàng trong ruột non, không di chuyển xuống đại tràng.

Xem thêm: 10 thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể

Theo Menshealth

Bài viết Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/feed/ 0
Bệnh táo bón ở trẻ em https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/#respond Tue, 28 Nov 2023 04:00:32 +0000 http://benh2.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

tao_bon_o_tre_em
Táo bón ở trẻ em là triệu chứng thường gặp gây đau đầu cho nhiều phụ huynh

Thế nào là đại tiện bình thường

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi đại tiện 2 lần/ngày,  ngược lại có trẻ đi cầu theo nhu cầu. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Dấu hiệu nhận biết có táo bón ở trẻ em

  • Bé thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Bé có cảm giác đau khi đi đại tiện, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.
  • Phân rất cứng và khô, thậm trí rất to khiến bé không rặn được

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi đại tiện trở nên đau đớn và là cực hình đối với bé

Bệnh táo bón trẻ em xuất hiện khi nào

Sau khi trẻ ốm: Trong thời gian bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết, lượng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể làm cơ thể bé bị nóng khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toitlet bẩn làm trẻ nhịn đi đại tiện và dần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng.

Dị ứng với sữa bò: Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

Uống sữa công thức không phù hợp: Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Điều trị bệnh táo bón trẻ em như thế nào

Nếu bé chưa được một tuổi bạn nên thận trọng trong việc điều trị. Cần có sự chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày là 1,5l đối với trẻ 4 – 6 tuổi và 2l đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn. Vì vậy nên khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng
  • Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
  • Nên thay đổi loại sữa nếu thấy trẻ bị táo bón. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bé cần phải ăn như vậy để không bị đau khi đi đại tiện.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi đại tiện sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi toitlet ở trường).

Đừng cho con uống thuốc nhuận tràng nhiều nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể ngâm đít trẻ vào nước ấm hoặc thụt cho bé mệt chút mật ong để làm mềm phân và kích thích phản xạ đi cầu. Lưu ý nên bôi xà phòng vào dụng cụ trước để tạo độ trơn và không làm đau đít bé.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị táo bón

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không.

Với thuốc nhuận tràng, một chu trình chữa bệnh của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

Các thuốc trị táo bón gồm những nhóm sau:

  • Thuốc tạo khối: igol, metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: sorbitol, forlax, duphalac,…
  • Thuốc làm mềm phân: docusat
  • Thuốc bôi trơn: norgalax, microlax….
  • Thuốc kích thích trị táo bón: bisacodyl, cascara….

Việc dùng các thuốc kể trên dài ngày hoặc quá 8-10 ngày rất có hại cho bé vì các tác dụng phụ của các thuốc kể trên có thể gây biến chứng cho ruột, hại gan và thận. Trong khi việc phải cho bé uống thuốc thường xuyên sẽ làm bé sợ hãi, quấy khóc, hờn dỗi gây mệt mỏi cho các bậc cha mẹ. Ngoài ra vì sợ uống thuốc nên đến bữa bé sẽ không ăn vì sợ

Benh.vn

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/feed/ 0
10 thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể https://benh.vn/10-thuc-pham-bo-sung-chat-xo-dac-biet-tot-cho-co-the-5710/ https://benh.vn/10-thuc-pham-bo-sung-chat-xo-dac-biet-tot-cho-co-the-5710/#respond Tue, 06 Jun 2023 13:32:11 +0000 http://benh2.vn/10-thuc-pham-bo-sung-chat-xo-dac-biet-tot-cho-co-the-5710/ Chất xơ là một hỗn hợp Carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, chất xơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng như giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng Cholesterol, giảm nguy cơ bị bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và thậm chí ngừa một số loại ung thư.

Bài viết 10 thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chất xơ là một hỗn hợp Carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, chất xơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng như giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng Cholesterol, giảm nguy cơ bị bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và thậm chí ngừa một số loại ung thư. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu 10 loại thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể!

thuc_pham_bo_sung_chat_xo

Bổ xung rau củ quả, ngũ cốc giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe (ảnh minh họa)

Có 2 loại chất xơ: Chất xơ không hòa tan trong nước và Chất xơ hòa tan trong nước.

Nhu cầu chất xơ và phân loại chất xơ

Chất xơ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người và là phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Thực tế cả hai loại chất xơ đều rất cần thiết.

Chất xơ không tan được trong nước

Chất xơ không tan tạo nên chất thô trong ruột và không tiêu hóa được. Chúng có những vai trò quan trọng với cơ thể như:

  • Chống táo bón: Ở trong ruột, chất xơ này trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón rất tốt. Ăn nhiều chất xơ loại này rất cần uống đủ nước.
  • Phòng chống bệnh đường ruột: Sợi xơ không tan làm giảm áp lực trong ruột bằng cách kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn.
  • Ngừa ung thư ruột: Tăng lượng thức ăn không tiêu hóa (tăng sợi xơ) khiến cho tốc độ thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, do vậy làm giảm thời gian những chất độc tiếp xúc với ruột.
  • Chất xơ không tan trong nước có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột.

Chất xơ tan được trong nước

Chất xơ tan được tạo nên các chất kết dính dạng gel hoặc gôm và tan được trong nước. Chúng đặc biệt có vai trò:

  • Làm giảm cholesterol máu: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm có nhiều chất xơ tan được có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách làm axít mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt cholesterol máu.
  • Làm giảm đường máu: Ăn nhiều sợi xơ tan được trong bữa ăn có tinh bột (ngũ cốc) giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, chính vì vậy đường máu sau ăn không tăng nhanh. Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít thuốc chữa tiểu đường hơn.

Chất xơ tự nhiên được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm, như hoa quả, rau, ngũ cốc và cây họ đậu. Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp các loại thức ăn bổ sung chất xơ như sữa chua, kem, ngũ cốc có đường… Tuy nhiên, các loại chất xơ này thường không mang lại lợi ích tương tự như các loại chất xơ tự nhiên khác. Đó là bởi vì các loại thực phẩm như ngũ cốc sẽ chứa chất xơ tổng hợp, còn các loại thực phẩm bổ sung chất xơ như bánh mì chỉ chứa chất xơ dạng đơn.

Những loại chất xơ dạng đơn có thể được tách ra hoặc tổng hợp từ các loại thực vật giàu chất xơ. Tuy rằng chất xơ dạng đơn cũng mang lại lợi ích như khiến bạn có cảm giác no hơn, nhưng với số lượng quá ít, chúng không thể mang lại nhiều tác động tích cực rõ ràng cho cơ thể bạn. Thêm vào đó, chất xơ dạng đơn không có nhiều tác dụng đáng kể trong việc kích thích tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều, chúng có thể gây ra đầy hơi. Tóm lại, bạn chỉ nên lưu ý lựa chọn các loại thức ăn giàu chất xơ tự nhiên mà thôi.

Nhu cầu chất xơ hàng ngày của con người

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên ăn 25-30g chất xơ/ngày hay 12g chất xơ cho 1000 calo ăn vào. Hầu hết chúng ta chỉ ăn khoảng 10g chất xơ/ngày. Trẻ em ăn lượng chất xơ tùy theo tuổi, có thể tính 1 cách đơn giản theo công thức: tuổi + 5 = số gram chất xơ cần ăn. Ví dụ trẻ 8 tuổi cần 8 + 5 = 13g chất xơ/ngày.

Lưu ý: Nếu thêm quá nhiều chất xơ và quá nhanh sẽ gặp một số biến chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy sôi bụng. Những biểu hiện này không trầm trọng và sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Nên uống nhiều nước.

Top 10 thực phẩm giàu chất xơ tốt nhất cho cơ thể

Bổ sung chất xơ tốt nhất cho cơ thể là bổ sung bằng thực phẩm sử dụng hàng ngày. Trong số các thực phẩm bổ sung chất xơ, top 10 loại thực phẩm bổ xung chất xơ tốt nhất được liệt kê sau đây.

Táo bổ sung chất xơ hòa tan

Táo và lớp vỏ của nó có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả thông thường như đào, nho và bưởi. Hơn nữa, táo còn tốt cho những người có lượng cholesterol cao vì các chất xơ hòa tan trong táo giúp điều chỉnh lượng cholesterol. Theo nghiên cứu thì một quả táo có chứa 3,5 gam chất xơ, nhưng nếu bạn bỏ vỏ của nó thì chất xơ giảm chỉ còn 1,7 gam. Vì vậy, nếu có thể đảm bảo táo bạn đã mua là sạch, tốt nhất bạn nên ăn táo cả vỏ.

Atisô nguồn chất xơ dồi dào

Một trái Atisô chứa 10 gam chất xơ, nhưng chỉ 120 gam calo. Bông Atiso chứa nguồn silymarin dồi dào, nó chứa nhiều kali hơn cả chuối.

Quả bơ

Trong quả bơ có chứa 11-17gam chất xơ. Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì trong trái bơ có loại chất béo “chống ăn nhanh” có tên là axit oleic sẽ kích thích phản ứng của cơ thể, có tác dụng ngăn chặn tạm thời cơn đói cồn cào đang “thiêu đốt” tâm trí bạn, điều này đặc biệt tốt cho người muốn giảm cân.

qua_bo_tot_cho_suc_khoe

Lúa mạch bổ sung chất xơ

Không giống như nhiều loại ngũ cốc chỉ chứa chất xơ trong lớp cám bên ngoài mà lúa mạch còn chứa chất xơ ở trong suốt toàn bộ hạt nhân. Do đó, lúa mạch có số lượng đáng kể các chất xơ. Một nửa chén lúa mạch nấu chín mỗi bữa có chứa khoảng 4 gam chất xơ và chỉ chứa 95 gam calo. Trong khi đó, gạo hạt dài chỉ chứa 1,75 gam chất xơ. Chất xơ trong lúa mạch là chất xơ hòa tan, giúp hòa tan chất béo, điều chỉnh cholesterol, giúp giữ mức đường huyết ổn định.

Đậu bổ sung chất xơ

Có thể nói đậu là một trong những nguồn chất xơ tốt nhất trên hành tinh. Chỉ cần một nửa chén đậu có gần 10 gam chất xơ và rất ít calo. Hãy thêm những hạt đậu vào bát súp, điểm nó trong salad là cách bổ sung đậu tuyệt vời cho bữa ăn. Hoặc bạn có thể nấu cháo, nấu chè đậu vừa bổ dưỡng lại thơm ngon.

Bông cải xanh bổ sung chất xơ

Bạn khó có thể tìm một nguồn dinh dưỡng nào có nhiều chất xơ như bông cải xanh đấy.  Ngoài chất xơ, bông cải xanh cũng chứa 2 gam protein, 288 mg kali, và 43 mg canxi. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa chất chống ung thư, giúp làm giảm nguy cơ suy giảm nội tiết tố liên quan đến bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

bot_yen_mach_bo_sung_chat_xo

Bột yến mạch và ngũ cốc là bữa sáng hoàn hảo.

Bột yến mạch và ngũ cốc bổ sung chất xơ

Bắt đầu một ngày mới với bột yến mạch hoặc một bát hạt ngũ cốc có chứa ít nhất 5 gam chất xơ nhé. Đây là một bữa sáng hoàn hảo cho bạn và cả gia đình. Hãy ăn nó cùng mầm lúa mì, nho khô, chuối bởi tất cả đều là những nguồn chất xơ phong phú

Đu đủ bổ sung chất xơ

Một quả đu đủ có 55 calo và 2,5 gam chất xơ. Ngoài ra, nó còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng khác như kali, canxi, vitamin C và A. Thêm nữa, đu đủ có các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy protein.

Quả mọng bổ sung chất xơ

Tất cả các loại quả mọng nước như dâu tây có chứa ít calo và nhiều chất xơ. Ví như trong quả dâu tây có chứa 64 calo và 8 gam chất xơ.

Quả bí ngô bổ sung chất xơ

Trong quả bí ngô thơm ngon có chứa 49 calo và 2,5 gam chất xơ. Đây là một loại rau tuyệt vời để tận hưởng trong suốt các mùa trong năm.  Ngoài ra bí ngô có 565mg kali- một khoáng chất tuyệt vời xây dựng xương cốt mạnh mẽ và giảm nguy cơ đột quỵ.

Bài viết 10 thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-thuc-pham-bo-sung-chat-xo-dac-biet-tot-cho-co-the-5710/feed/ 0
Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/#respond Sun, 28 May 2023 05:13:37 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng này là do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng trẻ em thường do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

dau_bung_o_tre_em

Đau bụng rất thường gặp ở trẻ em

Tiếp cận trẻ bị đau bụng

Việc thăm khám một trẻ đau bụng thường khó khăn vì những trẻ nhỏ không thể chỉ ra chỗ đau và việc sợ hãi khi tiếp xúc người lạ. Những trẻ lớn hơn nhiều khi cũng có tâm lý sợ nhân viên y tế nên việc đánh giá mức độ của tình trạng đau bụng trẻ em rất khó khăn. Bác sĩ có thể quan sát tư thế, động tác, cách đi của trẻ để phán đoán như trẻ đi nhưng giữ phần bụng dưới bên phải có thể nghi ngờ viêm ruột thừa hay không.

Một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hoá gây đau bụng như: Động kinh thể bụng; nhện đen độc cắn; hội chứng tan máu urê huyết cao; viêm mao mạch dị ứng; ngộ độc kim loại nặng; viêm hầu họng (đặc biệt do nhiễm liên cầu); viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết ….

Khai thác các triệu chứng xuất hiện bệnh đau bụng trẻ em qua cha mẹ để có thể định hướng bệnh như: đau bụng có liên quan đến tình trạng nôn của trẻ không, xuất hiện trước hay sau khi nôn; hoặc có thể khai thác các dấu hiệu mà cha mẹ trẻ nhận ra bất thường so với sinh hoạt bình thường của trẻ như: trẻ thỉnh thoảng khóc thét lên, ưỡn người hoặc cong gập người lại khi đang bế trẻ, hoặc trẻ có những cơn tái người, vã mồ hôi …

Sau khi định hướng được tình trạng đau bụng, bác sĩ có thể cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán như: siêu âm ổ bụng, chụp phim Xquang, làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc có thể chụp scanner ổ bụng …

Thăm khám trẻ cẩn thận kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định căn nguyên bệnh cho trẻ để có quyết định xử trí hợp lý kiểm soát tình trạng đau bụng của trẻ. Như đánh giá tình trạng mất nước ở những trẻ nghi ngờ do viêm dạ dày ruột để bù nước hợp lý hoặc hướng dẫn bù nước và theo dõi tại nhà (các dấu hiệu như: thóp trũng, mắt trũng, không có nước mắt, đái ít, nếp véo da, thay đổi trạng thái tinh thần…).

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau bụng trẻ em

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân

Thường do virus và Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 4 tháng đến 23 tháng; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do Norwalk virus.

Ngoài ra có thể có các nguyên nhân do vi khuẩn như E.Coli; Salmonella, Campylobacter..

Đánh giá trẻ

Nôn thường xuất hiện trước khi ỉa lỏng từ 12-24 giờ.

Sốt nhẹ có thể liên quan hoặc không đến tình trạng viêm dạ dày ruột cấp.

Xác định mức độ nôn của, chất nôn

Trẻ mất nước nhẹ có thể không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, trẻ có đái ít là dấu hiệu muộn của mất nước. Trẻ dễ mất nước là những trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đi ỉa tần số nhiều (thường > 8 lần/ngày) hoặc trẻ nôn nhiều (> 2 lần/ngày) và những trẻ suy dinh dưỡng.

Ỉa chảy nghi ngờ do nguyên nhân vi khuẩn thường ở những trẻ đi du lịch, trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sốt cao, có máu trong phân.

Mức độ mất nước của trẻ cần được xác định khi vào khám cấp cứu. Tuy nhiên có một vấn đề là người nhà thường không biết chính xác cân nặng của trẻ trước khi bị bệnh. Nếu có thể biết trước cân nặng của trẻ ta có thể ước tinh lượng nước mất khoảng 1 lít khi cân nặng giảm 1 kg. Đánh giá mất nước cũng có thể dựa trên những biểu hiện bên ngoài của trẻ như thóp trũng, mắt trũng, miệng khô, uống nước háo hức hoặc trạng thái tinh thần của trẻ…

Chú ý ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi khi có dấu hiệu mất nước biểu hiện ra bên ngoài là trẻ đã mất nước rất nhiều so với các trẻ lớn.

Tuổi và dấu hiệu

Mức độ mất nước

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Trẻ nhỏ

Mất 3% (30ml/kg)

Mất 6% (60ml/kg)

Mất > 9% (90ml/kg)

Trẻ nhũ nhi

Mất 5% (50ml/kg)

5-10% (100ml/kg)

≥ 10%

Dấu hiệu lâm sàng:

 

 

 

Nếp véo da

Mất nhanh

Mất chậm

Mât rất chậm

Mắt

Bình thường

trũng

Rất trũng

Nước mắt

Bình thường

Giảm

Không có

Thóp

Phẳng

Trũng nhẹ

Trũng sâu

Tinh thần

Tỉnh táo

Kích thích

Li bì/hôn mê

Nhịp tim

Bình thường

Tăng

Rất nhanh

Nước tiểu

Bình thường

Giảm

Thiểu niệu/Vô niệu

Xử trí

Trẻ mất nước từ mức độ trung bình là phải theo dõi tại bệnh viện.

Tuỳ theo mức độ mất nước và tình trạng bệnh kèm theo của trẻ mà nhân viên y tế sẽ có biện pháp điều trị, theo dõi và hướng dẫn gia đình cụ thể.

Táo bón gây đau bụng trẻ em

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng thường gặp nhất của trẻ em đến khám tại một phòng cấp cứu Nhi.

Trẻ mới sinh thường ỉa phân su trong vòng 48 giờ sau đẻ và đi ỉa thường từ 0 đến 12 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Khi trẻ 3-4 tháng tuổi số lần đi ngoài giảm xuống, với những trẻ uống sữa công thức thường chỉ đi ngoài 1 lần/ngày.

Nguyên nhân gây táo bón

– Những nguyên nhân nặng nề là: hậu môn bị bịt lại, hẹp hậu môn, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, ngộ độc, hạ calci máu, suy giáp…

– Những nguyên nhân khác thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc ăn bột, cháo. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón. Ở lứa tuổi học đường có thể nguyên nhân là do sử dụng chế độ ăn nhiều chất bột và tâm lý không muốn đi vệ sinh tại trường học.

Đánh giá tình trạng táo bón

– Thăm hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc tình trạng đi ngoài của trẻ: thời gian, tần suất đi ngoài, kích thước, hình dáng cục phân, tính chất đau của trẻ (có liên quan đến bữa ăn không, đau từng cơn hay liên tục, những lần trước sau khi đi ngoài trẻ có đỡ đau không)..

– Khám xét xem trẻ có tình trạng sốt, nôn hay sút cân không.

– Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thói quen đi ngoài của trẻ khi đi học, tình trạng sử dụng thuốc và các thực phẩm khác.

– Thăm khám đánh giá tình trạng ổ bụng: bụng mềm, khối ở vùng bụng, khối dọc theo đại tràng….

– Kiểm tra tình trạng hậu môn: không có lỗ hậu môn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn (thường gặp).

– Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ đi làm siêu âm bụng, chụp Xquang ổ bụng… để loại trừ các nguyên nhân khác.

Xử trí táo bón gây đau bụng ở trẻ

Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý; động viên trẻ tăng cường uống nước, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn.

Sử dụng các thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng không nên lạm dụng.

Có thể thụt tháo phân để giúp trẻ đi ngoài nhưng không nên sử dụng thường xuyên dễ làm mất phản xạ đi ngoài của trẻ.

Điều trị các bệnh lý vùng hậu môn

Viêm ruột thừa

Chiếm khoảng 3-4%0 ở trẻ em và chiếm khoảng 2,3% số trẻ có đau bụng vào cấp cứu.

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó khăn, những trẻ lớn hơn biểu hiện ban đầu có thể là đau bụng vùng quanh rốn sau đó vài giờ mới khu trú lại vùng hố chậu phải. Chính vì đánh giá khó nên tỷ lệ biến chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em cao hơn ở người lớn (30-65%).

Thăm khám

Triệu chứng cổ điển là đau vùng bụng dưới bên phải kèm theo buồn nôn, nôn và sốt (thường nhẹ ở trẻ em), bí trung đại tiện.

Triệu chứng phổ biến nhất trong viêm ruột thừa ở trẻ em là đau ¼ bụng dưới bên phải, bụng chướng, phản ứng thành bụng và nôn. Khai thác trong tiền sử có thể phát hiện triệu chứng đau bụng trước rồi nôn có thể có ích trong phân biệt với viêm dạ dày ruột cấp tính. Ở trẻ nhỏ thường có triệu chứng ỉa chảy.

Các bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hiện nay còn có thể chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán viêm ruột thừa.

Xử trí bệnh viêm ruột thừa

Khi đã chẩn đoán viêm ruột thừa cần liên hệ chuyên khoa ngoại để xử trí

Lồng ruột gây đau bụng trẻ em

Xảy ra nhiều ở lứa tuổi 3 tháng đến 24 tháng, chỉ có 10% xuất hiện ở trẻ > 3 tuổi

Biểu hiện lồng ruột

Trẻ có những cơn khóc thét và tái người đi do đau bụng nhiều và trẻ thường đưa đầu gối gập lên phía ngực, giữa những cơn đau trẻ dường như bình thường hoặc trông mệt mỏi kiệt sức tuỳ vào giai đoạn và mức độ đau .

Nôn. Tuy nhiên đau cũng không phải là triệu chứng thường xuyên.

Phân có nhầy máu chiếm khoảng 20-40%.

Sốt cũng có thể xuất hiện nếu ở giai đoạn muộn.

Siêu âm bụng có giá trị chẩn đoán cao.

Xử trí lồng ruột

Đưa trẻ đến cơ sở y tế có thể tháo lồng ruột cho trẻ; tuỳ từng giai đoạn mà bác sĩ có biện pháp xử trí hợp lý.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ em như tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, thoát vị, hoặc các nguyên nhân nội khoa khác như: viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu… cũng gây các triệu chứng đau bụng. Như vậy, khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến khám lại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí hợp lý.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/feed/ 0
Táo bón ? Hãy tránh xa những thực phẩm sau https://benh.vn/tao-bon-hay-tranh-xa-nhung-thuc-pham-sau-69407/ https://benh.vn/tao-bon-hay-tranh-xa-nhung-thuc-pham-sau-69407/#respond Tue, 08 Oct 2019 04:14:09 +0000 https://benh.vn/?p=69407 Bạn thường xuyên phải ngồi lâu trong toa lét ? Mỗi lần đi vệ sinh là đau đớn ? Hãy xem lại ngay trong thực đơn của mình có những thứ sau đây không ?

Bài viết Táo bón ? Hãy tránh xa những thực phẩm sau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn thường xuyên phải ngồi lâu trong toa lét ? Mỗi lần đi vệ sinh là đau đớn ? Hãy xem lại ngay trong thực đơn của mình có những thứ sau đây không ?

Sản phẩm bơ sữa

sản phẩm sữa

Nếu bạn bị táo bón thường xuyên, hãy tự chăm sóc bản thân và xem xét chế độ ăn uống của bạn. Trong số các thực phẩm có thể cản trở bạn: quá nhiều phô mai và sữa. Nhưng bạn có thể không phải từ bỏ sữa – chỉ cần ăn ít hơn và thay đổi lựa chọn của bạn. Hãy thử sữa chua với men vi sinh, vi khuẩn sống tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp giảm táo bón.

Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn

phô mai và khoai tây chiên

Lối sống bận rộn của bạn có bạn ăn trên đường không? Những bữa ăn sẵn có thể thuận tiện, nhưng chúng có thể gây ra táo bón. Hầu hết là thực phẩm ít chất xơ, mà bạn cần để giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống của bạn. Bằng cách dành thời gian cho việc ăn uống , bạn có thể tăng tốc độ tiêu hóa của bạn.

Đồ chiên

bữa tối gà rán

Hãy cân nhắc việc chọn một món khai vị có nhiều chất xơ hơn nếu bạn gặp khó khăn trong nhà vệ sinh. Thực phẩm chiên đầy chất béo và khó tiêu hóa. Khi thức ăn di chuyển qua đại tràng của bạn từ từ, quá nhiều nước có thể được lấy ra khỏi nó. Điều đó làm cho phân bị cứng và khô

Trứng

hai quả trứng chiên trong chảo

Chúng giàu protein nhưng ít chất xơ. Bạn không cần phải đưa chúng ra khỏi thực đơn. Chỉ cần thêm một số thực phẩm giàu chất xơ vào hỗn hợp. Hãy thử món trứng tráng với rau bina tươi và cà chua.

Thịt mềm

dải bít tết

Đầy đủ protein và chất béo nhưng lại là thực phẩm thiếu chất xơ, món bít tết ngon ngọt đó cần được cân bằng với một bên bông cải xanh. Điều đó sẽ giúp nó thoải mái thông qua hệ thống tiêu hóa của bạn.

Cupcakes

Cupcakes sô cô la

Táo bón có thể do nhiều lý do một món tráng miệng ngọt ngào nên là một điều không thường xuyên. Bánh ngọt, bánh quy và các món ăn khác có đường tinh luyện có ít chất xơ và chất lỏng, và nhiều chất béo. Điều đó không tốt nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ cho mọi thứ di chuyển qua đường tiêu hóa. Hãy làm thỏa mãn sự ngọt ngào của bạn với dâu tây và sữa chua. Bụng của bạn sẽ cảm ơn bạn cho nó

Bánh mì trắng

bánh mì trắng trong giỏ

Quá nhiều thứ này sẽ cung cấp cho bạn phân cứng, khô. Nó được làm bằng bột trắng vì vậy chúng được xếp vào nhóm thực phẩm ít chất xơ. Hãy dùng bánh mì nướng ngũ cốc thay thế. Nó có thể giúp chuyến đi tiếp theo của bạn vào phòng tắm diễn ra suôn sẻ hơn.

Caffeine

tách cà phê

Một vài tách cà phê làm cho một số người chạy vào phòng tắm, nhưng nó cũng có thể có tác dụng ngược lại. Chất caffeine trong cà phê và nước ngọt có thể giữ cho cơ thể bạn không bị giữ nước, và bạn cần nước để thường xuyên đi vệ sinh hơn. Nếu bạn bị táo bón, hãy bỏ qua cốc thứ hai cho đến khi mọi thứ trôi qua.

Rượu

ly rượu vang

Giống như cà phê, rượu có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước nhiều hơn. Điều đó có thể gây rắc rối cho các lần ghé thăm phòng tắm của bạn cho đến khi bạn bị đủ nước trở lại. Nếu bạn chuẩn bị uống cocktail, hãy uống một cốc nước cùng lúc để giữ cho mọi thứ trôi chảy.

Hy vọng những tip trên sẽ giúp bạn có thời gian thoải mái hơn trong nhà vệ sinh

Webmd.com

Bài viết Táo bón ? Hãy tránh xa những thực phẩm sau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tao-bon-hay-tranh-xa-nhung-thuc-pham-sau-69407/feed/ 0
Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/#respond Wed, 07 Aug 2019 06:59:34 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết.

Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Một số yếu tố thông thường hoặc rối loạn dẫn đến táo bón ở trẻ em:

Chế độ ăn ít chất xơ: Một nguyên nhân phổ biến của táo bón là một chế độ ăn uống có quá ít chất xơ. Chất xơ giúp phân mềm ở lại để nó di chuyển thông suốt thông qua đại tràng.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây táo bón ở trẻ em bao gồm: Thuốc giảm đau, đặc biệt là các chất ma tuý, Thuốc kháng acid có chứa nhôm và canxi, Một số thuốc chống trầm cảm, Thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn cơ bàng quang để ngăn chặn khẩn cấp, thường xuyên, hoặc không kiểm soát được tiểu tiện

Bệnh và điều kiện cụ thể: Một số bệnh lý và các điều kiện có thể gây táo bón, bao gồm:

Ngộ độc: một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra bởi một chất độc từ một loại vi khuẩn có ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các nguyên nhân táo bón.

Bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết khác làm gián đoạn quá trình cơ thể sử dụng để có được hoặc tạo ra năng lượng từ thực phẩm.

Rối loạn chức năng tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa là vấn đề gây ra bởi những thay đổi trong cách đường ruột hoạt động.

Trong đó, theo các chuyên gia tiêu hóa nhi khoa, có tới 95% trẻ bị táo bón chức năng, hoàn toàn không phải do yếu tố bệnh lý gây nên.

Cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Thay đổi trong ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng: bổ sung nhiều nước, chất xơ trong chế độ ăn của trẻ.

Thay đổi hành vi, lối sống: tăng cường vận động cho trẻ.

Thuốc: sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thụt tháo giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột.

Ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng

Thay đổi chế độ ăn uống để giúp điều trị táo bón ở trẻ em bao gồm uống nhiều nước và tăng cường trái cây và rau. Trẻ em nên uống nước trong suốt cả ngày. Một trong những cách chính để phòng ngừa và điều trị táo bón là bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của con mình. Điều này bao gồm giảm loại thực phẩm gây ra táo bón, bao gồm sữa bò, chuối, sữa chua, phô mai, cà rốt nấu chín và thực phẩm khác có ít chất xơ. Đối với trẻ em uống nhiều sữa, sữa đậu nành là một lựa chọn tốt, vì nó thường là không gây ra táo bón. Một sự thay đổi chế độ ăn uống quan trọng ngày càng tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của con mình.

Thay đổi hành vi

Trẻ lớn hơn cần được khuyến khích sử dụng nhà vệ sinhvà rửa tay sau khi ăn. Một số trẻ em làm tốt bố mẹ có thể thưởng cho chúng để khuyến khích. Một thói quen sinh hoạt khoa học, một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh táo bón ở trẻ.

Thuốc

Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ cần phải thận trọng, tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị táo bón phổ biến nhất là Lactulose giúp làm mềm phân tăng nhu động ruột, các loại chất xơ, thuốc thụt táo bón. Tuy nhiên, với mỗi loại thuốc sử dụng đều có những tác dụng bất lợi lên cơ thể trẻ và không nên sử dụng kéo dài. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ sát sao chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ khi trẻ bị táo bón.

Trên đây là nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết và có hướng xử trí thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/feed/ 0
8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/ https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/#respond Fri, 22 Feb 2019 09:15:56 +0000 https://benh.vn/?p=55361 Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón kéo dài vì vẫn có nhiều biện pháp điều trị chứng táo bón. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ để cùng bé vượt qua giai đoạn táo bón kéo dài.

Bài viết 8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón kéo dài vì vẫn có nhiều biện pháp điều trị chứng táo bón. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ để cùng bé vượt qua giai đoạn táo bón kéo dài.

tre_bi_tao_bon

Gia tăng sự tự tin cho trẻ

Thường xuyên khen ngợi bé vì những tiến bộ nhỏ nhất, chẳng hạn khen bé khi bé chịu uống thuốc đúng giờ hoặc ngồi bô sau bữa ăn.

Thiết lập kỷ luật

Cha mẹ cần đề ra quy định cụ thể, giúp trẻ hiểu mình cần làm gì mỗi khi bị táo bón: uống thuốc đều đặn, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể, dành thời gian đi đại tiện mỗi ngày. Có thể tặng cho bé những phần thưởng nho nhỏ để tiếp thêm động lực, như một buổi đi chơi công viên hay một món đồ chơi xinh xắn. Từ đó giúp bé hào hứng hơn trong việc tuân thủ các quy định cha mẹ đề ra.

Dành thời gian cho trẻ đi vệ sinh

Đảm bảo bé có đủ thời gian mỗi ngày để đi vệ sinh. Điều này có thể khiến bố mẹ phải dậy sớm thêm 10 phút hoặc lên kế hoạch để có 10 phút rảnh rỗi sau khi ăn tối. Chỉ nên cho bé ngồi bô hoặc bồn cầu 5-10 phút. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể phải ngồi cạnh và trò chuyện với con và giúp con lau rửa sau khi bé hoàn thành “nhiệm vụ”.

Cha mẹ phải làm gương tốt cho con

Khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh, hãy thông báo cho bé và đi ngay vào nhà vệ sinh để làm gương.

Mềm dẻo với trẻ

Duy trì nếp sinh hoạt đều đặn là điều quan trọng, tuy nhiên đôi khi thái độ mềm dẻo cũng sẽ có ích.

Tăng cường trò chuyện

Nếu bé đủ lớn, hãy trò chuyện thường xuyên về những tiến bộ của con và dùng những lời lẽ đơn giản để giải thích về ảnh hưởng tích cực khi dùng thuốc, việc duy trì chế độ ăn lành mạnh và vận động. Trẻ càng hiểu rõ những vấn đề này bao nhiêu thì càng dễ phối hợp với cha mẹ bấy nhiêu.

Bày tỏ tình yêu vô điều kiện của bố mẹ dành cho trẻ

Đừng bao giờ trách phạt hay chế giễu con vì tội ị đùn hay quên không đi vệ sinh. Cố gắng đừng nổi cáu khi nhu cầu đi vệ sinh của con làm xáo trộn kế hoạch của bạn. Bé cần biết bạn vẫn yêu và ủng hộ chúng ngay cả khi bé làm không tốt. Những người thân khác trong gia đình và giáo viên của trẻ cũng cần giữ thái độ tương tự.

Tìm kiếm hỗ trợ từ người thân

Đối phó với trẻ bị táo bón là việc không dễ dàng, chuyện này có thể khiến bạn bực mình hoặc xấu hổ. Đi tiêu là nhu cầu của mọi người và người nào cũng có lúc phải vật lộn với vấn đề này. Hãy trò chuyện với người thân, bạn bè, chia sẻ những khó khăn mà bạn và bé đang trải qua.

Bài viết 8 mẹo nhỏ giúp cha mẹ “đối phó” với chứng táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/8-meo-nho-giup-cha-me-doi-pho-voi-chung-tao-bon-o-tre-55361/feed/ 0
Phương pháp phòng tránh táo bón sau sinh https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-tao-bon-sau-sinh-1960/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-tao-bon-sau-sinh-1960/#respond Fri, 11 Jan 2019 05:04:56 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-tranh-tao-bon-sau-sinh-1960/ Phụ nữ sau sinh cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường để tránh táo bón gây những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này. Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên người phụ nữ cần suy xét để sử dụng các giải pháp loại trừ táo bón phù hợp mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.

Bài viết Phương pháp phòng tránh táo bón sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Hỏi: Sau khi sinh bị táo bón nên làm gì để không ảnh hưởng tới em bé ?

Đáp: Phụ nữ sau sinh cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường để tránh táo bón gây những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này. Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên người phụ nữ cần suy xét để sử dụng các giải pháp loại trừ táo bón phù hợp mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.

ăn nhiều rau củ quả trị táo bón sau sinh

Ăn nhiều rau củ quả vừa cung cấp vitamin vừa thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trị táo bón sau sinh

Các biện pháp ngừa táo bón được khuyên cho phụ nữ sau sinh

  • Ở nước ngoài các bác sĩ khuyên các sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng ngay sau khi sinh con để tử cung co hồi tốt, sản dịch ra trong những ngày đầu nhiều rồi hết nhanh hơn. Vận động sẽ giúp các sản phụ giảm nguy cơ táo bón.
  • Uống thêm nước để có đủ lượng nước làm mềm phân, dễ đại tiện hơn
  • Ăn thêm rau củ quả có tác dụng nhuận tràng, mẹ và bé vừa có thêm vitamin đồng thời chất xơ trong rau xanh có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm chứng táo bón như chuối tiêu, táo, nước hoa quả
  • Dù đau đớn các bác sĩ vẫn khuyên các sản phụ không nên nhịn đi đại tiện vì phân tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại gây táo bón
  • Giảm bớt căng thẳng và cố gắng ngủ đủ giấc.

Bài viết Phương pháp phòng tránh táo bón sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-tao-bon-sau-sinh-1960/feed/ 0
Mẹo hay chữa táo bón https://benh.vn/meo-hay-chua-tao-bon-2918/ https://benh.vn/meo-hay-chua-tao-bon-2918/#respond Sun, 11 Nov 2018 04:23:28 +0000 http://benh2.vn/meo-hay-chua-tao-bon-2918/ Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau

Bài viết Mẹo hay chữa táo bón đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ… Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau:

1.   Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

2.   Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

3.   Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

4.   Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

5.   Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

6.   Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

7.   Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

Benh.vn st.

Bài viết Mẹo hay chữa táo bón đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-hay-chua-tao-bon-2918/feed/ 0