Sau một thời gian, nữ doanh nhân thành đạt, bà mẹ của năm đứa con và bà ngoại của một vài đứa cháu, đã nói về các nguyên tắc của nuôi con như sau.
Mục lục
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bạn không phài là ngân hàng của trẻ
“Tôi đưa cho con 50 USD trong một năm để mua giày và mua cho chúng bốn cái quần jean. Chúng sẽ không thể mua những đôi giày đắt tiền bằng số tiền đó. Nhưng nếu chúng muốn, chúng có thể đi làm thêm hay chờ đến khi hàng giảm giá. – Bà Johnson kể để nhấn mạnh rằng trẻ con cần phải có những gì cần thiết nhất nhưng những gì chúng tưởng tượng và mơ ước thì chúng phải tự hiện thực hóa điều ấy.
“Điều tồi tệ nhất mà cha mẹ thường làm là kiếm tiền để mang đến cho con cái những gì mà chính họ không có khi còn nhỏ. Khi con cái của họ lớn lên, chúng sẽ phải sống trong một thế giới mà chúng không quen sống” – nữ doanh nhân Mỹ kết luận.
Dạy con yêu lao động
Khi ngày nghỉ đến, trẻ con thường nghe thấy câu nói nào? “Thật sung sướng, thứ sáu rồi”, “Thế là được nghỉ ngơi không phải làm việc nữa”, “Sếp của tôi là một con bò, những người dưới quyền anh ta chẳng làm việc gì cả và công việc thì thật vớ vẩn”… Những quan điểm, cách nghĩ đó dạy cho các con bạn từ thuở ấu thơ rằng công việc là điều tồi tệ, nặng nề và chán ngắt. Trẻ con được luyện tập theo cách đó sẽ không muốn làm việc hay không muốn tìm kiếm sự nghiệp riêng của mình. Đó là ý kiến của Denis Johnson.
Trong gia đình của bà, trẻ em bắt đầu làm những công việc nhẹ nhàng từ khi lên 2 và tới năm 11 tuổi thì chúng đã có những đóng góp lớn vào gia đình. “Đó là cách trẻ em trả cho việc sống và ăn uống trong nhà của chúng. Trên đời này chẳng có gì là miễn phí cả” – Johnson khẳng định. Bà không thuê người nấu ăn, giặt giũ hay trông trẻ – tất cả mọi việc đều được phân công cho các thành viên gia đình.
Bên cạnh đó, bà cũng dạy cho các con có thể làm những việc mà chúng không thích hay những việc hết sức khó khăn – điều đó giúp phát triển tính cáchvà sức mạnh ý chí của con trẻ. Nếu bạn chỉ làm những gì bạn thích – những việc đó không mang lại lợi ích nào cho bạn.
Không tivi và không điện thoại di động
Ai sẽ là người bạn của trẻ? Thường là tivi, máy tính và điện thoại. Con cái của Denis Johnson có được chiếc điện thoại đầu tiên năm 16 tuổi, chiếc máy tính đầu tiên là chiếc máy tính cũ của bố và trong nhà họ không có tivi.
“Không nên cho phép trẻ em sử dụng điện thoại riêng, bởi chúng chưa làm ra tiền. Điện thoại di động khiến con người không biết cách tổ chức và quản lý thời gian của mình, còn tivi chỉ kể về những kiểu cách sống sai trái. Bạn sẽ học được gì từ bộ phim hoạt hình Sponge Bob? Đó là một nhân vật lười biếng, cẩu thả, láu cá thích thú vì có thể sống bám vào người khác. Bạn có muốn các con của bạn lớn lên như thế? Bạn có muốn con gái bạn có những người chồng như thế? Chỉ cần bỏ tivi 30 ngày là bạn sẽ thoát khỏi cơn nghiện ấy” – Johnson khuyên.
Tiêu xài hay tiết kiệm?
Có 2 cách tiêu tiền: hoặc mua những thứ hoàn toàn không cần thiết cho trẻ hoặc dạy trẻ rằng có thể tiết kiệm tiền, làm ra tiền và đầu tư.
“Trong gia đình chúng tôi có một quy tắc: nếu con để dành được 10 đô la thì mẹ sẽ cho con thêm 10 đô la. Khi con có một món tiền đáng kể, con có thể mua những món đồ giúp cho con lớn lên và phát triển: như xe đạp, các nhạc cụ, du lịch, Johnson kể. Và đừng mua những gì mà mọi đứa trẻ khác mua! Thông thường đó là những thứ không cần thiết và chúng chỉ làm chật nhà mà thôi.
Dạy trẻ sống hào phóng
Hầu hết những người thành công đều là những người rất hào phóng về tiền bạc và giàu tình cảm. Họ không bao giờ là kẻ ganh tỵ và họ rất phóng khoáng. Hãy dạy trẻ coi trọng những điều đó.
Phải có mục đích ngay từ khi còn nhỏ
Những người giàu có hiểu rất rõ con cái của họ phải có những mục tiêu nào. Và họ đào tạo ra những sinh viên Harvard tương lai, những nhà quản lý cao cấp tương lai, những bác sĩ hay tổng thống tương lai. Trong khi đó những người thường thường sẽ luôn dạy con với ý nghĩ: biết đâu rồi sẽ may mắn!
“Trong gia đình một người bạn rất giàu có của tôi có một đứa con trai không muốn học hành và nó chẳng biết nó sẽ làm gì trong cuộc sống tương lai. Khi đó bố của nó đã có một quyết định hết sức cương quyết: Anh gửi nó tới làm việc ở nhà tế bần dành cho người không nhà cửa, không của cải. Chỉ một tuần sau, cậu bé trở về nhà với mong muốn học hành tử tế và tham gia vào công việc làm ăn của gia đình” – Johnson kể lại.
Benh.vn (Theo yhocvn.net)