Thức giấc ban đêm khiến con người cảm thấy bực bội. Có một số nguyên nhân tự nhiên nhưng cũng có không ít các yếu tố về thể chất, tâm trạng đánh thức chúng ta.
Mục lục
Cùng xem những nguyên nhân ấy là gì và cách khắc phục chúng ra sao.
1. Bạn bị ho
Hiện tượng axit được đẩy lên thực quản rồi trào ngược lên cổ họng. Hiện tượng này xảy ra khi ta nằm ngửa, và sau vài giờ kh đi ngủ. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua.
Cách khắc phục:
Chúng ta nên theo dõi cân nặng, tránh hiện tượng béo bụng, điều này sẽ gây áp lực đối với vùng bụng, và đẩy thức ăn từ ruột lên thực quản. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ 6 tiếng đồng hồ. Khi ngủ thì nên tựa vào gối.
2. Bạn mắc chứng đi tiểu về đêm
Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1, 2. Vì thông qua đường nước tiểu, cơ thể đào thải lượng đường ra bên ngoài. Đi tiểu về đêm còn là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như u xơ tử cung – khi các khối u lành trong tử cung to dần cản trở bàng quang. Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần còn do viêm bàng quang.
Cách khắc phục
Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường, bạn nên đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm kiểm tra máu. Còn chứng viêm bàng quang nên điều trị bằng thuốc kháng sinh.
3. Bạn khó thở
Bạn biết gì về bệnh hen suyễn về đêm? Có nhiều người chỉ biết chứng hen suyễn khi họ bị thức giấc về đêm vì những cơn ho làm phiền.
Cách khắc phục
Đôi khi nguyên nhân của chứng hen syễn do các đồ dùng trong phòng ngủ. Vì vậy, muốn khắc phục chứng hen suyễn, chúng ta nên thay đồ nội thất, đồ trong phòng ngủ cho sạch sẽ, hoặc sử dụng thuốc hít corticosteroid tốt cho hô hấp suốt thời gian dài.
4. Bạn cảm thấy chóng mặt
Nếu khi thức giấc bị chóng mặt, đây là chứng chóng mặt lành tính có thể nguyên nhân do nhiễm trùng hoặc viêm làm xuất hiện dịch ở tai ảnh hưởng đến các dây thần kinh đưa thông tin từ tai đến não gây ra hiện tượng chóng mặt.
Cách khắc phục
Để khắc phục chứng chóng mặt sau khi ngủ dậy, bạn có thể nằm ngửa trên 2 chiếc gối, giúp vị trí của đầu được thoải mái. Các chuyên gia khuyên: Nếu bị chóng mặt sau khi thức giấc. Bạn nên để chút ánh sáng nhẹ chiếu vào giường ngủ, lúc này cũng không nên nhắm mắt giúp não sắp xếp lại thông tin. Sau đó, chúng ta dồn sự tập trung vào một thông tin nào đó trong khoảng vài phút. Vì khi chúng ta chỉ tập trung vào 1 thông tin thì não không bị phân tán bởi nhiều thông tin khác nhau. Từ đó, cơn chóng mặt sẽ dịu dần.
5. Mất ngủ do cơ thể quá nóng
Đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu khá điển hình ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân cũng có thể do uống quá nhiều đồ uống có cồn, và còn do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Đôi khi, đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu của nhiễm trùng, hoặc một số bệnh như bệnh lao, viêm nội tâm mạc. Các giáo sư da liễu thuộc đại học Bradford cho hay: Những bệnh lý này đổ mồ hôi suốt cả ngày nhưng đặc biệt khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nhất vào ban đêm.
Cách khắc phục
Nếu thấy đổ mồ hôi vài đêm/tuần, bạn nên đi khám và tìm các sản phẩm đặc trị phù hợp, ví dụ cỏ ba lá màu đỏ. Do trong thành phần của loại thảo dược này chứa phytoestrogens bổ sung estrogen tự nhiên.
6. Mất ngủ do bị rối loạn
Chứng rối loạn đánh thức chúng ta khỏi giấc ngủ sâu. Hiện tượng này khiến chúng ta khi ngủ, thức dậy nhưng không hoàn toàn tỉnh táo. Nếu rối loạn mãn tính sẽ gây hiện tượng ngừng thở khi ngủ.
Khắc phục
Giảm cân, bỏ thuốc, hạn chế uống đồ uống không lành mạnh có thể khắc phục phần nào chứng rối loạn, trả lại giấc ngủ ngon.
7. Mất ngủ do đói bụng
Có một vài nguyên nhân khiến bạn thức giấc do đói bụng. Ví dụ hội chứng ăn đêm mà nguyên nhân do căng thẳng, mệt mỏi, và trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm giúp khắc phục chứng ăn đêm, đảm bảo năng lượng nạp trong ngày giúp bạn không bị đói về đêm. Ngoài ra, thức giấc do đói còn có thể do các bệnh tuyến giáp, nguyên nhân do thiếu hooc môn tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất. Từ đó khó duy trì mức độ đường huyết. chuẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, điều trị bằng thuốc viên nội tiết tố levothyroxine. Một cách khác là hạ đường huyết, trường hợp chỉ áp dụng đối với những người không mắc bệnh tiểu đường.
Khắc phục
Nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh. Nếu các biểu hiện không thuyên giảm cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
8. Mất ngủ do trầm cảm, mệt mỏi
Trạng thái mệt mỏi hay bất kỳ điều gì khiến tâm trạng không tốt dễ làm mất giấc về đêm. Nếu cảm xúc bị xáo trộn làm cho thể trạng hưng phấn hơn ngay cả trong lúc ngủ. Chính vì vậy càng có nhiều yếu tố có thể làm bạn dễ thức giấc như tiếng ồn bên ngoài. Nếu sáng sớm thức giấc thấy tâm trạng mệt mỏi là dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm.
Khắc phục
Nên ngủ trong căn phòng tối, nhiệt độ mát mẻ. hơn nữa, tập thể dục, ngồi thiền sẽ giảm căng thẳng. Đối với bệnh trầm cảm nên tìm phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhờ thuốc chống trầm cảm, và tư vấn.
9. Thức giấc do khát nước
Thức giấc do khát nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do lượng đường huyết cao khiến cho cơ thể có nhu cầu đào thải glucose dư thừa, dẫn đến hiện tượng mất nước, nên bạn thấy khát nước. Ngoài ra, các triệu chứng khác như giảm cân, thị lực giảm…
Khắc phục
Nên xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh tiểu đường kịp thời.
Benh.vn. ( Theo SK&ĐS)(theo Net Doctor)