Đái dầm trong khi ngủ thường xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân do: cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa làm chủ việc tiểu tiện…nhưng theo thời gian, chứng đái dầm sẽ hết. Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành vẫn đái dầm thì đây lại là một bệnh lý? Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng đái dầm ở người lớn? Cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.
Mục lục
Triệu chứng
+ Tiểu tiện không tự chủ.
+ Tiểu nhiều lần vào ban ngày hoặc ban đêm…
Bệnh đái dầm gây phiền toái và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân
Do bệnh lý
+ Do di truyền (nếu cả cha và mẹ bị bệnh đái dầm thì con có nguy cơ 77% rủi ro mắc bệnh, nếu chỉ có trong 2 người, mức rủi ro là 40%).
+ Do rối loạn hormon chống lợi tiểu (do bệnh nhân tiểu đường dạng 2, tiết hormone ADH vào ban đêm, nước tiểu vẫn ở mức cao dẫn đến đái dầm)
+ Do bàng quang nhỏ hơn (khả năng lưu giữ nước tiểu ở bàng quang nhỏ hơn so với người bình thường) dẫn đến tình trạng tiểu tiện quá mức.
+ Do nhiễm trùng đường tiểu.
+ Nhiễm trùng sỏi niệu đạo.
+ Các chứng rối loạn thần kinh.
+ Dị dạng cơ thể học.
+ Ung thư tuyến tiền liệt.
+ Tuyến tiền liệt phì đại.
Nguyên nhân gây bệnh do di truyền, các bệnh về hệ tiết niệu…(Ảnh minh họa)
Do sinh hoạt
+ Do uống rượu (người thường xuyên uống rượu, việc sản xuất hormone vasopressin giúp kiểm soát sự bài tiết nước tiểu bị giảm đi, vì vậy, khi bàng quang đầy thì không hormone nào có thể xử lý dẫn đến đái dầm).
+ Do tác dụng phụ của thuốc (một số loại thuốc trị bệnh tâm thần: thioridazine, clozapine, risperidone có thể gây ra chứng đái dầm).
+ Do stress (stress làm cho con người mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ, khi ngủ thường mộng mỵ…đôi khi tiểu tiện không tự chủ được)…
Chứng đái dầm ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?
+ Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
+ Gây khó khăn trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
+ Làm cho người bệnh mặc cảm, tự ti…
Phương pháp phòng và điều trị
Dùng thuốc
+ Dùng thuốc giảm bài tiết nước tiểu trong đêm (thuốc DDAVP, dạng tổng hợp của hoor môn vasopressin).
+ Sử dụng một số bài thuốc đông y.
Lưu ý: Bác sỹ sẽ khám để xác định nguyên nhân gây bệnh (căn cứ vào kết quả sẽ có phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể).
Dùng thuốc để giảm bài tiết nước tiểu trong đêm (Ảnh minh họa)
Phương pháp hạn chế bệnh
+ Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ.
+ Sử dụng lá rau ngót (vị ngọt, mát, tính bình) có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu.
+ Cháo bạch quả cật dê là một trong những món ăn khá hiệu quả đề điều trị chứng đái dầm.
+ Luyện các bài tập cơ xương chậu nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện…
Luyện tập các bài cơ xương chậu để kiểm soát tiểu tiện đêm (Ảnh minh họa)
Lời kết
Bệnh đái dầm gây phiền toái cho người bệnh và những người thân trong gia đình. Người bệnh thường tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần vào ban đêm…gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
Nguyên nhân mắc bệnh đái dầm do ảnh hưởng bởi hệ thống thần kinh, các bệnh về hệ tiết niệu, do sử dụng thuốc… Vì vậy, người bị bệnh nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, uống thuốc giảm bài tiết nước tiểu trong đêm, luyện các bài tập cơ xương chậu nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện…
Benh.vn