Bệnh động kinh là gì?
Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động và/hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút hoặc không, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ.
Mục lục
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1993), tỷ lệ động kinh giao động từ 0,5% – 1,5% dân số.
Thông cáo báo chí của TCYTTG năm 2001 hiện nay trên thế giới có 50 triệu người mắc chứng động kinh. Tỷ số mới mắc của động kinh trong một năm (incidence) là 50/100000 dân ở các nước phát triển và 100/100000 dân ở 04các nước đang phát triển, do các nước này có tỷ lệ cao về nhiễm trùng thần kinh cấp và mạn, về biến chứng sản khoa, về suy dinh dưỡng v.v… Những nguyên nhân dẫn đến động kinh thường khác nhau, từ việc do nhiễm trùng trước khi sinh và chấn thương khi đẻ đến những tổn thương về não do những tai biến, đột quị, nhiễm khuẩn hay ngộ độc. Những yếu tố về gen di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng ở một số dạng động kinh. Sự cộng góp có liên quan của mỗi nguyên nhân này khác nhau đáng kể ở từng khu vực trên thế giới.
Triệu chứng của bệnh động kinh
Các cơn động kinh
1. Cơn lớn:
Xuất hiện đột ngột. Người bệnh đang hoạt động bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ý thức – ngã như cây chuối đổ. Ngay lúc đó thì xuất hiện các hiện tượng sau:
– Giai đoạn co cứng: Đầu, mắt quay về một hướng (trợn mắt), ngừng thở, mặt tái nhợt, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, đồng tử giãn. Thời gian từ 10 – 30 giây.
– Giai đoạn co giật: giật rung tăng dầnmắt trợn ngược kèm theo (đái dầm, ỉa đùn, xuất tinh). Co giật kéo dài tới 2 – 3 phút.
– Giai đoạn doãi cơ: Thở chở lại bệnh nhân hôn mê kéo dài khoảng 1phút. Nhưng cũng có vài cử động vô nghĩa. Thời gian kéo dài 60 giây hoặc hơn.
– Sau đó bệnh nhân tỉnh lại nhưng có thể lú lẫn vài phút.
2. Cơn nhỏ:
– Cơn vắng: Xuất hiện đột ngột, ngừng đột ngột. Đó là sự đình chỉ, ngừng rất nhanh các hoạt động đang làm dở… kéo dài 1 – 2 giây.
– Cơn bất động: Là sự suy yếu trương lực
– Cơn giật cơ: Hay gặp ở trẻ nhỏ. Có thể xảy ra ở bất kỳ một nhóm cơ hoặc toàn thân. Thường hay gặp ở chi trên, đầu, cổ. Đang cầm bị rơi, hay gật đầu nhẹ, hay máy ngón tay…
3. Các cơn khác:
– Động kinh cục bộ B.J Bravais Jackson
- Cơn co cứng hoặc giật rung nửa thân. Thường bắt đầu từ những ngón tay hoặc ngón chân, lan truyền tới tay, chân, nửa thân…
– ĐK tâm thần vận động
- Tính chất rất phong phú, nhiều khi xuất hiện riêng lẻ về giác quan và vận động.
- Ảo giác (ảo khứu, ảo thị có màu sắc sợ hãi …) và ảo tưởng
- Vận động hoàn toàn tự động, ý thức thu hẹp, hành động dữ dội, làm nguy hiểm người xung quanh.
Các cơn tâm thần tương đương
Các rối loạn tâm thần xuất hiện từng cơn
– Rối loạn khí sắc: Cơn loạn cảm buồn dầu bất bình, bất mãn với tất cả hay gây gổ, nổi khùng, nghi bệnh…
– Rối loạn ý thức: Trạng thái hoàng hôn (hành vi nguy hiểm do hoang tưởng ảo giác và cảm xúc căng thẳng chi phối nên rất tàn bạo như giết người, đốt nhà v.v…).
Các biến đổi nhân cách
1. Nhân cách động kinh:
– Nổi bật là tư duy bầy nhầy, chi tiết, vụn vặt, định kiến.
– Cục cằn, gây gổ, nổi cơn giận dữ.
– Phản ứng độc ác mãnh liệt, không thích hợp vì lý do nhỏ nhất.
– Sau cơn thường là yên tĩnh không nhận mình là vô lý, đổ lỗi cho người xung quanh.
2. Sa sút động kinh:
– Mất trí Động kinh.
– Tư duy nghèo nàn, không phân biệt được điều quan trọng với thứ yếu.
– Trí nhớ giảm sút
– Chỉ còn hoạt động bản năng.
Chẩn đoán bệnh động kinh như thế nào?
Phân biệt
– Phân biệt Động kinh với Hystery – cơn phân ly
– Loạn thần Động kinh với các loạn thần triệu chứng và bệnh tâm thần phân liệt.
– Động kinh với nhân cách bệnh kiểu bùng nổ, hoặc cảm xúc không ổn định.
– Động kinh với các cơn co giật
Chẩn đoán xác định
– Muốn chẩn đoán xác định bệnh Động kinh trước hết phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng, dựa vào thầy thuốc, nhân viên y tế mô tả, chứng kiến.
– Điện não đồ có dấu hiệu bệnh lý, có sóng động kinh…
Chẩn đoán nguyên nhân
– ĐK chưa rõ căn nguyên – ĐK nguyên phát – ĐK vô căn.
– Động kinh do yếu tố di truyền.
– Do các bệnh cơ thể: nhiễm trùng, nhiễm độc v.v…
– Do các bệnh ở não như u não, viêm não, chấn thương sọ não v.v…
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
1. Do tác dụng tương tác qua lại của thuốc kháng động kinh rất phức tạp vì vậy khởi đầu sử dụng một loại kháng động kinh.
2. Thuốc được chọn phải phù hợp với thể động kinh của từng bệnh nhân, ít tác dụng phụ, rẻ tiền và phù hợp với đặc điểm cơ địa của người bệnh.
3. Bắt đầu bằng liều thấp rồi tăng dần để tìm liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Liều thuốc được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể người bệnh trong 24 giờ.
4. Đã dùng tới liều cao nhất mà không kết quả thì được phép phối hợp từ 2 loại kháng động kinh trở lên.
5. Nếu động kinh có kèm theo loạn thần thì có thể kết hợp thuốc chống động kinh với thuốc chống loạn thần, tùy theo triệu chứng loạn thần mà chỉ định thuốc chống loạn thần phù hợp.
6. Không ngừng thuốc, thay đổi thuốc đột ngột. Thời gian điều trị ít nhất 2 năm người bệnh ổn định hoàn toàn kể từ cơn cuối cùng.
7. Không được phối hợp giữa Gardenal và Primidon; giữa Depakine và Gardenal.
Các thuốc kháng động kinh thường dùng
1. Gardenal (Phenobacbital) dạng viên 100mg và 10mg
Ống tiêm 200mg/2ml. Tác dụng đối với cơn Động kinh co giật toàn thể (cơn lớn).
Liều điều trị : ở người lớn 2 – 3mg/kg/ngày với một lần ngày.
Trẻ em 3 -4 mg/kg/nggày chia 1 -2 lần ngày
Viên 10mg từ 2 tuổi đến 10 tuổi cứ mỗi tuổi tăng 1 viên
2. Phenytoin (Sodanton, Dihydan) viên 0,1g
Tác dụng với cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể.
Liều điều trị: người lớn 250 – 350mg/ngày chia 1 đến 2 lần.
Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia 2 lần.
3. Carbamazepine (Tegretol) viên 200mg
Tác dụng với cơn Động kinh cục bộ đặc biệt với cơn cục bộ phức, gây dị ứng
Liều điều trị: Người lớn 10 – 12mg/kg/ngày chia 2 lần.
Trẻ em 20 – 25mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.
4. Depakine (Acid Valproic) viên 300mg
Tác dụng với các thể Động kinh, ít có tác dụng phụ.
Liều điều trị: người lớn 200- 400mg/ngày chia 1 – 2 lần (khởi đầu) – tăng dần. Trẻ em 30 -35mg/kg/ngày chia 1 – 3 lần.
Phác đồ điều trị động kinh cơn lớn
1. Đối với người lớn
Thuốc……Phác đồ A mg/kg/24 giờ……..Phác đồ B mg/kg/24 giờ
Gardenal…………2 – 4 mg/kg………………………8 mg/kg
Sodanton…………3 – 5 mg/kg………………………8 mg/kg
Vitamin B6………100 mg/ngày……………………300 mg/ngày
2. Đối với trẻ em (For children):
Thuốc……Phác đồ A mg/kg/24 giờ……..Phác đồ B mg/kg/24 giờ
Gardenal…………3 – 4 mg/kg………………………..10 mg/kg
Sodanton…………5 – 8 mg/kg………………………..10 mg/kg
Vitamin B6………100 mg/ngày………………………200 mg/ngày
Bắt đầu bằng một loại kháng động kinh theo phác đồ A, khi các cơn không thuyên giảm chuyển sang điều trị theo phác đồ B hoặc kết hợp 2 loại kháng động kinh liều lượng theo phác đồ A.
Phác đồ điều trị động kinh cơn vắng ý thức, cơn nhỏ giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co thắt ở trẻ em
Thuốc…….Người lớn mg/kg/24 giờ……….Trẻ em mg/kg/24 giờ
Depakine………..20 – 30 mg/kg…………………30 – 50 mg/kg
Vitamin B6……..100 mg/ngày…………………..50 mg/ngày
Tiến triển và tiên lượng
– Tiến triển mạn tính tuần tiến, ít thuận lợi.
– Người bệnh có thể tham gia các hoạt động bình thường của cuộc sống: học tập, lao động, xây dựng gia đình và các hoạt động xã hội…
– Những dấu hiệu, tiên lượng không tốt là bệnh bắt đầu sớm, có chiều hướng lên cơn hàng loạt có thể dẫn đến trạng thái Động kinh.
– Thoái hoá nhân cách dẫn đến mất trí
Phòng bệnh
Giai đoạn 1 (Stage 1)
– Ngăn ngừa, loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
– Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, giải thích một cách hợp lý về bệnh tật.
– Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn não, các chấn thương nhất là chấn thương chu sinh.
Giai đoạn 2 (Stage 2)
Phát hiện sớm và điều trị tích cực, hạn chế sự tiến triển xấu.
Giai đoạn 3 (Stage 3)
Phục hồi chức năng cho người bệnh Động kinh.
Benh.vn