Bệnh lõm lồng ngực ngực bẩm sinh là biến dạng lồng ngực bẩm sinh do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực bị lõm xuống.
Mục lục
Nguyên nhân
– Chủ yếu do dị tật bẩm sinh: Do xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn, do rối loạn cấu tạo bào thai.
– Có yếu tố di truyền gia đình.
– Nam giới mắc nhiều hơn nữ 4 lần.
Chẩn đoán
a. Cơ năng:
– Trẻ ho, khó thở do hạn chế hô hấp.
– Khó thở khi gắng sức.
b. Toàn thân:
– Thường gầy gò, ốm yếu.
– Hay mắc bệnh viêm phổi.
c. Thực thể:
– Hai vai vươn về phía trước.
– Lưng hình cung.
– Ngực lõm xuống: Phân độ
- Độ 1: “Phễu” sâu không quá 2 cm.
- Độ 2: “phễu” sâu > 2 cm.
- Độ 3: “phễu” sâu > 4 cm
– Bụng ưỡn ra
– Khám tim: Mỏm tim lệch trái, tiếng thổi tâm thu do sa van 2 lá, tiếng thổi tâm trương của ổ động mạch chủ ( hội chứng Marfan)…
– Khám phổi, cột sống tìm các tổn thương bất thường kèm theo.
d. Cận lâm sàng:
– XQ ngực thẳng nghiêng: Cho hình ảnh bất thường về lồng ngực, độ lõm của xương ức, tim thường bị đẩy lệch về bên trái…
– CT ngực: Đánh giá chính xác các chỉ số về xương ức, các tổn thương tạng trong lồng ngực. Chỉ số Haller ( bình thường là 2,5) là tỉ lệ giữa khoảng cách ngang lớn nhất mặt trong khung sườn với khoảng cách ngắn nhất giữa xương ức và đốt sống. Nếu Haller > 3,25 thì được coi là lõm lồng ngực năng.
– Đo chức năng hô hấp, điện tim
Điều trị
– Tập phục hồi chức năng và dùng dụng cụ chỉnh hình do các chuyên gia chỉnh hình và phục hồi chức năng khi trẻ còn nhỏ, lõm lồng ngực nhẹ.
– Chỉ định bắt buộc phải phẫu thuật: Khi bị “phễu” độ 3 hoặc độ 2 có các biến chứng như: mệt mỏi tăng, giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, viêm đường hô hấp.
– Lứa tuổi có thể phẫu thuật: Lớn hơn 3 tuổi và không nên quá 14 tuổi. Đối với trẻ dưới 3 tuổi mà có những rối loạn tuần hoàn hô hấp nặng do “phễu” quá sâu thì cần phẫu thuật nhưng phải hết sức thận trọng ở khâu gây mê hồi sức và cần có sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa.
– Hiện nay mổ lõm lồng ngực cũng rất hiệu quả trên bệnh nhân > 18 tuổi.
– Tập thở sau phẫu thuật: Tránh biến chứng xẹp phổi, dầy dính màng phổi…
– Các kỹ thuật mổ lõm lồng ngực:
a. Phẫu thuật Ravitch:
Phẫu thuật viên rạch 2 đường ngang qua xương ức, ở 2 bên của lồng ngực để đặt 1 thanh cong bằng thép dưới xương ức. Phẫu thuật viên sẽ thực hiện lấy các phần sụn biến dạng.
Lớp bao xương sườn được để lại tại chỗ cho sụn mới tái tạo. Xương ức sẽ được chỉnh lại, thanh giằng bằng kim loại được đặt ở phía sau và đưa ra ngoài qua lớp cơ, da để sau đó được bắt chặt vào một cái kẹp, và ở nguyên vị trí đó trong từ 6 đến 12 tuần.
Thanh giằng kim loại được cố định vào xương sườn 2 bên, vết rạch da sẽ được may và băng kín lại. Một bản kim loại nhỏ bằng thép có rãnh có thể được dùng ở đầu của thanh kim loại để giúp giữ nó cố định vào xương sườn.
Không cần truyền máu trong lúc phẫu thuật. Phẫu thuật viên có thể đặt một ống thông ngực tạm thời để giúp phổi dãn nở trở lại nếu màng phổi bị xuyên thủng.
b. Phẫu thuật Nuss:
Là một phương pháp thường dùng, được Dr. Donald Nuss, một phẫu thuật viên nhi tại Norfolk, Virginia thực hiện vào năm 1987. Phẫu thuật này có tính xâm lấn tối thiểu, mất rất ít máu và thời gian hồi phục ngắn.
– Các giai đoạn của Phẫu thuật Nuss: A.Xuyên clamp, B.Xuyên thanh giá đỡ bằng kim loại, C.Đặt thanh kim loại vào sau xương ức, D.Xoay thanh kim loại 180 độ và cố định thanh kim loại vào 2 bên sườn để nâng xương ức
Trong phẫu thuật Nuss can thiệp tối thiểu chỉnh sửa lại chứng ngực lõm, 2 đường rạch da được thực hiện ở 2 vị trí đối diện của lồng ngực. Clamp được đưa vào dưới xương ức để tạo ra một đường hầm cho thanh kim loại (A), sau đó sẽ được kéo rút qua (B). Thanh kim loại cong sẽ được xoay 180 độ lên trên để đẩy xương ức phồng lên (C and D) và sau đó được bắt chặt vào khung sườn.
C-Phẫu thuật Leonard: Triển khai bởi Dr. Alfred Leonard, một phẫu thuật viên lồng ngực nhi ở Minneapolis. Phẫu thuật này không xâm phạm vào lồng ngực, có kết hợp với kỹ thuật dùng khung giá đỡ.
Thịnh đã bình luận
E năm nay 27t..k biết lõm ngực ở độ tuổi này có phẫu thuật đc k a.?
Admin đã bình luận
Chào bạn,
Bạn nên qua cơ sở y tế kiểm tra trực tiếp, căn cứ vào mức độ lõm và các tình trạng khác bác sỹ sẽ đưa quyết định có phẫu thuật không. Trong đa số các trường hợp không có gì đặc biệt, nếu có ảnh hưởng tới sức khỏe do lõm ngực thì bác sỹ đều có thể chỉ định phẫu thuật.
Chúc bạn mạnh khỏe,