Viêm phổi là bệnh lý phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và thế giới. Bệnh lý này giết chết hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Nhận biết được bệnh và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị là cách duy nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Mục lục
- 1 Viêm phổi, bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới
- 2 II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi
- 3 Phân loại viêm phổi theo nơi mắc
- 4 Điều kiện thuận lợi khiến gia tăng bệnh viêm phổi
- 5 Triệu chứng của viêm phổi
- 6 Chẩn đoán bệnh viêm phổi
- 7 Biến chứng viêm phổi
- 8 Điều trị Viêm phổi
- 9 Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi (Pneumonia): nguyên nhân gây ra, triệu chứng bệnh, điều trị như thế nào, các dạng viêm phổi, cách điều trị và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào?
Viêm phổi, bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới
Bệnh lý viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng trở thành dịch và đại dịch.
Viêm phổi là gì
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi (phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Khi các phế nang chứa nhiều dịch sẽ gây ra khó thở, ho kèm các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về phương pháp chẩn đoán và sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mới nhưng cho đến nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh viêm phổi nguy hiểm đến mức nào
Viêm phổi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Mặc dù sự tiến bộ không ngừng ở trong các biện pháp kháng khuẩn, xét nghiệm chẩn đoán vi sinh và các biện pháp phòng ngừa bệnh, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh truyền nhiễm trên thế giới. Ở trẻ em, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất toàn thế giới. Năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, và chiếm tới 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi
Viêm phổi có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn và virus. Trong đó virus gây bệnh dễ dàng chuyển thành dịch, đại dịch, nhưng nguyên nhân vi khuẩn lại nguy cấp hơn.
Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn và virus
Về mặt lý thuyết thì bất cứ loại vi trùng nào cũng có thể gây ra viêm phổi, nhưng trong thực tế lâm sàng chúng ta chỉ thường gặp một số chủng gây bệnh nhất định. Phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể có hệ thống lá chắn tuyệt với nhằm chống lại những vi trùng này xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả. Hoặc 1 điều kiện thuận lợi nào đó khiến vi trùng xâm nhập, phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây bệnh.
Trong những thập kỷ gần đây một số nguyên nhân gây viêm phổi mới đã được tìm thấy và đặc biệt là có sự gia tăng chủng vi khuẩn kháng các loại kháng sinh đã nhạy cảm trước đây. Gần đây chủng virus cúm A gây các triệu chứng trầm trọng trong đó có viêm phổi như virus cúm A / H5N1, H1N1 hay chủng virus Corona đã gây những dịch bệnh viêm phổi lớn như SARS, Mers, Covid…
Vi sinh vật gây viêm phổi xâm nhập khi chúng ta hít thở từ môi trường bên ngoài vào phổi. Chúng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên sau đó sẽ lan dần vào phổi. Viêm phổi cũng có thể do 1 ổ nhiễm khuẩn xa, theo máu vào phổi.
Phân loại viêm phổi theo loại vi trùng xâm nhiễm
Người ta có thể phân loại viêm phổi do loại vi trùng xâm nhiễm. Các vi trùng có thể gây viêm phổi gồm: virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh trùng (amip, san lá phổi, giun, sán). 1 số nhóm không do vi trùng xâm nhiễm gồm tác nhân vật lý, hoá học, hoặc các dị nguyên do bệnh nhân hít vào.
Vi khuẩn – Nguyên nhân gây viêm phổi nguy hiểm
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn là loài Streptococcus pneumoniae. Loại viêm phổi này có thể tự xảy ra hoặc sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Chúng có thể ảnh hưởng đến một phần (thùy) của phổi, gây nên một tình trạng gọi là viêm phổi thùy.
Các nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn phổ biến khác bao gồm:
- Viêm phổi do Mycoplasma
- Legionella pneumophila
- Haemophilusenzae
- …
Virus – Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em
Có một số loại virus gây nên cảm lạnh, cúm có thể gây bệnh viêm phổi. Virus là nguyên nhân đứng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 tới 3 tuần tự chăm sóc mà không cần tới thuốc điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể trở nên rất nghiêm trọng.
Virus đường hô hấp thường là nguyên nhân gây viêm phổi. Một số ví dụ bao gồm:
- Virus cúm A ( cúm )
- Virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Virut mũi (cảm lạnh thông thường)
Nấm là nguyên nhân viêm phổi chủ yếu ở người có miễn dịch kém hoặc bệnh mạn tính
Viêm phổi do nấm là loại viêm phổi phổ biến nhất ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc vấn đề về sức khỏe mãn tính và ở những người đã hít phải liều lượng lớn vi các sinh vật. Các loại nấm có thể đến từ đất, phân chim, hoặc những vị trí ẩm thấp ,…
Ví dụ về các loại nấm có thể gây viêm phổi bao gồm:
- Loài Cryptococcus
- Loài histoplasmosis
- Pneumocystis jirovecii
Ngoài ra viêm phổi còn có thể do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê do mắc hội chứng hồi lưu thực quản, tổn thương nhu mô phổi do acid dịch vị và enzym tiêu hóa trong dịch dạ dày gây ra có thể phổi hợp với nhiễm trùng.
Phân loại viêm phổi theo nơi mắc
Viêm phổi có thể mắc tại cộng đồng hoặc mắc tại bệnh viện. Dựa vào nơi mắc để phân biệt loại viêm phổi và có hướng điều trị phù hợp.
Viêm phổi mắc tại cộng đồng
Viêm phổi mắc tại cộng đồng có nghĩa là nguyên nhân viêm phổi tới từ môi trường sống lao động hàng ngày của bạn. Những vi khuẩn hàng đầu gây ra viêm phổi mắc tại cộng đồng là: Streptococcus pneumoniea, Heamophilus influenzae , Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Virus cúm A ( H5N1 , H1N1, H3N2) , virus sởi, thủy đậu.
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện có nghĩa là người bệnh bị mắc bệnh viêm phổi trong thời gian nhập viện để điều trị bệnh khác, triệu chứng xuất hiện sau 48h nhập viện. Viêm phổi tại bệnh viện thường nguy hiểm hơn do các tác nhân thường có nguy cơ kháng kháng sinh nhiều hơn so với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Những bệnh nhân thường phải sử dụng máy thở lâu dài trong bệnh viện có nguy cơ mắc viêm phổi này cao hơn.
Những vi khuẩn thường gây ra viêm phổi mắc tại bệnh viện: Staphylococcus aureus, Psedomonas aeruginosa, Vi khuẩn E.coli, Klebsialla proteus…
Viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội
Đây là viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, khi đó các yếu tố nguyên nhân bệnh dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm phổi. Nguyễn nguyên nhân thường gặp là: Pneumocytis carinii ( ở bệnh nhân AIDS ), Respiratory syncytial virus, Aspergilus fumigatus, Candida,…
Điều kiện thuận lợi khiến gia tăng bệnh viêm phổi
Cơ thể của chúng ta có hệ thống rào chắn miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi vi trùng xâm nhập kèm một số điều kiện thuận lợi sau, xâm nhiễm có thể tiển triển thành bệnh và hậu quả nghiêm trọng
- Thời tiết lạnh, cơ thể nhiễm lạnh đột ngột
- Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang,…
- Cơ thể suy yếu: Người già, người suy dinh dưỡng,…
- Do nằm lâu khiến ứ đọng phổi ở người hôn mê, bệnh nhân tai biến mạch máu não
- Biến dạng lồng ngực : Gù, vẹo cột sống
- Tắc nghẽn đường hô hấp : Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- Hút thuốc : Hút thuốc lâu dài làm suy giảm hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể đặc biệt là ở đường hô hấp
Triệu chứng của viêm phổi
Triệu chứng của viêm phổi được xem xét trên từng dạng bệnh khác nhau. Đối chiếu với những triệu chứng dưới đây để sơ bộ đánh giá loại viêm phổi bạn đang mắc phải.
Triệu chứng của viêm phổi điển hình
Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh khởi phát bằng triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C ngay từ đầu
- Ho khan, ho khạc nhiều đờm mủ xanh, vàng
- Đau ngực vùng tổn thương, đau tăng khi ho
- Khó thở nhiều mức độ xu hướng ngày càng tăng lên
Trẻ có triệu chứng của viêm phổi, viêm phổi nặng nếu có thêm các triệu chứng sau: Tím tái nặng, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, co giật hoặc hôn mê, suy dinh dưỡng nặng
Khi bác sĩ khám phổi cho bạn: Viêm phổi thùy (Hội chứng đông đặc, ran ẩm ran nổ tập trung vùng tổn thương, có thể có tiếng thổi ống), Phế quản phế viên ( Không có hội chứng đông đặc, ran nổ, ran ẩm rải rác hai bên phổi)
Các triệu chứng qua xét nghiệm, chụp chiếu
Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng
Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh: Soi cấy đờm, dịch phế quản, máu hoặc dịch màng phổi,… tìm vi khuẩn gây bệnh
Triệu chứng của viêm phổi không điển hình
Nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn nội bào
Thường xảy ra khi bạn có viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng
- Mệt mỏi toàn thân, đau đầu, sốt nhẹ < 39 độ C
- Ho khan có đờm nhầy
- Không khó thở
- Khi bác sĩ khám phổi nghe phổi thấy ít có tiếng ran nổ ran rít
- Khi xét nghiệm máu không thấy bạch cầu tăng
Triệu chứng Viêm phổi mắc tại bệnh viện
Bệnh nhân thường hôn mê nên phản xạ ho kém, gây ứ đọng chất tiết ở phổi
Thường bệnh nhân phải đặt nội khí quản hoặc thở bằng máy
Điều trị kháng sinh thường kém hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc vì vậy dự phòng mắc viêm phổi bệnh viện là rất quan trọng
Triệu chứng Viêm phổi do virus cúm
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 7 ngày
Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,… trước khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp
Bệnh nhân ho, sốt cao, khó thở, có thể kèm theo suy đa phủ tạng
Chẩn đoán bệnh viêm phổi
Để chẩn đoán chính xác dạng viêm phổi và nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng và hướng dẫn bạn làm 1 số xét nghiệm cần thiết.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn những gì khi nghi ngờ bạn bị viêm phổi
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bạn cảm thấy chúng như thế nào, mô tả cảm giác của bạn và bắt đầu từ khi nào bạn cảm thấy chúng. Để giúp tìm hiểu xem nhiễm trùng của bạn có có nguyên nhân từ đâu, là do vi khuẩn, vi rút hay nấm gây ra, bạn có thể được hỏi một số câu hỏi về cách bạn có thể bị nhiễm bệnh chẳng hạn như:
- Gần đây bạn có đi du lịch ở đâu không?
- Bạn làm nghề gì?
- Bạn có nuôi thú cưng hay gần đây có tiếp xúc với thú cưng không?
- Bạn có đến thăm bất cứ ai ở bệnh viện, hay tiếp xúc với người bị bệnh về hô hấp không?
- Gần đây bạn có bị bệnh gì không ?
Khám phổi
Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn bằng ống nghe. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi của bạn có thể tạo ra tiếng ran ẩm, ran rít,… đặc trưng khi bạn hít thở. Điều đó sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và tìm hiểu thêm về nhiễm trùng của bạn. Chúng có thể bao gồm:
- Xét nghiệm đờm đờm được lấy sau khi bạn ho mạnh và sâu để nuôi cấy, soi
- Chụp ảnh X-quang ngực để tìm vị trí và mức độ viêm phổi của bạn qua hình ảnh.
- Nhiễm oxy xung để đo mức oxy trong máu của bạn. Viêm phổi có thể ngăn phổi của bạn di chuyển đủ oxy vào máu.
- Xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng và cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh cho bạn.
Các xét nghiệm bổ sung khi bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ cao
Nếu bạn được coi là bệnh nhân có nguy cơ cao nếu bạn là người cao tuổi hay bạn bị bệnh làm suy giảm miễn dịch, hoặc nếu bạn nhập viện, các bác sĩ có thể muốn bạn làm một số xét nghiệm bổ sung khác, bao gồm:
- CT scan ngực để có cái nhìn rõ hơn về phổi và tìm kiếm áp xe hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra.
- Xét nghiệm khí máu động mạch , để đo lượng oxy trong mẫu máu lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay của bạn. Điều này là chính xác hơn so với oxy hóa xung.
- Nội soi phế quản , bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để nhìn vào đường thở của phổi. Nếu bạn nhập viện và điều trị mà các bác sĩ đưa ra không có tác dụng tích cực, các bác sĩ có thể muốn xem liệu còn có điều gì khác ảnh hưởng đến đường thở của bạn hay không, chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở. Họ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết nhu mô phổi để xét nghiệm.
- Nuôi cấy dịch màng phổi , lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ các mô xung quanh phổi, để phân tích và xác định vi khuẩn gây viêm phổi.
Biến chứng viêm phổi
Đừng chủ quan, viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Những người dễ bị biến chứng viêm phổi
1 số đối tượng nhạy cảm có thể bị biến chứng viêm phổi. Đây đều là những đối tượng có miễn dịch suy yếu hoặc phát triển chưa hoàn thiện
- Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
- Những người mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác như tiểu đường hoặc xơ gan.
- Những người có hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt.
Các biến chứng Viêm phổi rất nghiêm trọng
Bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời theo phác đồ chuẩn của bác sỹ, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây ra các biến chứng đáng tiếc.
- Nhiễm trùng huyết, một tình trạng trong đó có tình trạng viêm không kiểm soát được trong cơ thể, có thể dẫn đến suy tạng lan rộng.
- Suy hô hấp, cần có máy thở hoặc máy thở.
- Áp xe phổi, không thường xuyên, nhưng đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Chúng xảy ra khi túi mủ hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi. Những điều này đôi khi có thể cần phải được dẫn lưu bằng phẫu thuật.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) , một dạng suy hô hấp nặng.
Điều trị Viêm phổi
Để điều trị bệnh viêm phổi, người bệnh cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị chặt chẽ của các thầy thuốc. Nhiều trường hợp nặng có thể điều trị tích cực tại các bệnh viện.
Nguyên tắc điều trị viêm phổi
- Sử dụng thuốc điều trị đúng nguyên nhân (nguyên nhân gây bệnh là gì thì sử dụng thuốc điều trị tương ứng)
- Sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là viêm phổi, đối với các trẻ em bị viêm phổi ( <2 tuổi) sử dụng kháng sinh để điều trị đúng phác đồ bác sỹ. Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh ngoài đơn
- Sử dụng thêm các thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh gây ra
- Bệnh nhân cần nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch
- 1 Đơn thuốc chỉ được sử dụng 1 lần.
Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra cho bạn và không dừng lại khi cảm thấy đã đỡ các triệu chứng khó chịu như ho hay sốt mà phải uống đúng và đủ liều.
Viêm phổi mắc tại cộng đồng
Bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn chủ yếu là các kháng sinh sử dụng đường uống, trong 7 tới 10 ngày
Ngoài ra bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc để giảm đi các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bạn.
Người bệnh cần tránh xa các yếu tố kích thích như khói bụi, khói thuốc,… Uống nhiều nước, ăn uống các đồ ăn đồ uống ấm và đầy đủ dinh dưỡng. Và nghỉ ngơi tại giường
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Các bác sĩ sẽ xem xét kĩ để sử dụng kháng sinh cho bạn theo phác đồ để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Kháng sinh được đưa ra chủ yếu bằng đường tiêm.
Ngoài ra người bệnh cũng được kê các thuốc giảm triệu chứng và phải kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Trong khi bạn đang điều trị bệnh, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình và bạn bè của mình, để vi trùng của bạn không lây lan sang người khác. Che miệng và mũi khi bạn ho, sau đó vứt bỏ khăn giấy trong thùng chứa chất thải có nắp kín và rửa tay thường xuyên.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kết hợp nâng cao sức đề kháng và duy trì một lối sống tích cực, tránh xa các tác nhân gây bệnh thường gặp.
Tiêm phòng vaccine cúm và 1 số bệnh liên quan viêm phổi
Cúm là nguyên nhân phổ biến gây miễn dịch kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm phổi. Vì thế tiêm phòng cúm là một cách hiệu quả để ngăn viêm phổi
Ngoài ra có một số loại vi khuẩn, virus cũng nằm trong số các nguyên nhân có thể gây viêm phổi mà bạn có thể phòng ngừa nhờ vaccin như: ho gà, thủy đậu, sởi
Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn gây viêm phổi phổ biến
Rửa tay đúng cách
Rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đặc biệt là sau khi xì mũi, đi vệ sinh, mặc tã và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
Không hút thuốc lá để phòng chống viêm phổi cho bản thân và gia đình
Những người hút thuốc được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao. Hút thuốc lá lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hàng rào miễn dịch của bạn, Nhớ rằng, khi bạn hút thuốc, 85% khói thuốc là vợ con hít phải chứ không phải bạn
Để ý tới các dấu hiếu sức khỏe
- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn, v.v … Giúp bạn khỏi bị nhiễm virut và các bệnh về đường hô hấp. Chúng cũng giúp thúc đẩy phục hồi nhanh khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.
Nếu bạn có con, hãy hỏi bác sĩ về
- Vắc-xin HIB để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em do Haemophilus cúm loại b
- Một loại thuốc gọi là Synagis (palivizumab), được dùng cho một số trẻ dưới 24 tháng tuổi để ngăn ngừa viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) .
Nếu bạn bị ung thư hoặc HIV gây ra suy giảm miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để ngăn ngừa viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.
Hy vọng với các kiến thức trên đây Benh.vn đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm phổi và cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như cách tuân thủ điều trị nếu như lỡ mắc phải.