Ngay trong đầu năm 2015, dịch sốt xuất huyết tại Brazil đã bùng phát trên khắp các tỉnh thành với hơn 460.000 ca nhiễm bệnh khiến hơn 130 người thiệt mạng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết ẩm ướt khiến muỗi phát triển mạnh.
Trước tình hình trên, các nhà khoa học tại Brazil đã thả hơn 100.000 con muỗi đã được biến đổi gen vào môi trường ở Piracicaba – một trong những thành phố ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch sốt xuất huyết ở bang Sao Paulo, Brazil.
Muỗi biến đổi gen đã được thả ra môi trường để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Theo hãng sáng chế Oxitec, việc đưa những con muỗi đực biến đổi gen vào môi trường sẽ tạo ra những con muỗi khuyết tật ở các thế hệ tiếp theo. Phương pháp này được chứng minh có tác dụng giảm 90% số muỗi trong khu vực, qua đó giảm thiểu số bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, Oxitec sẽ đưa vào môi trường hơn 800.000 con muỗi biến đổi gen mỗi tuần trong 10 tháng tiếp theo.
Song hành với việc thả muỗi biến đổi gen ra môi trường, các lực lượng chức năng đã đến nhà người dân địa phương để giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về cách vệ sinh, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là ngủ màn, tránh để nước ứ đọng nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi sốt xuất huyết…
Hải Yến – Benh.vn