Mùa đông thời tiết hanh khô khiến làn da mỏng manh nhạy cảm của bé bị khô dẫn đến nứt nẻ, chảy máu gây đau đớn khó chịu cho trẻ. Thậm chí một vài trường hợp khô da ở trẻ còn chuyển biến thành bệnh vảy cá.
Mục lục
Vậy làm thế nào để chăm sóc da đúng cách cho trẻ, khi trẻ bị nẻ phải làm gì và dấu hiệu nào nên đưa trẻ đi khám?
Dấu hiệu trẻ bị nẻ
– Trên da trẻ xuất hiện vết rạn nứt
Da trẻ xuất hiện vết rạn nứt, da đỏ ửng (Ảnh minh họa)
– Thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như môi, má hoặc bàn tay
– Những vùng da bị nẻ sẽ đỏ ửng, vết nứt sâu sẽ chảy máu gây đau đớn, khó chịu cho trẻ
Phòng tránh da khô nẻ cho trẻ
Khi tắm cho bé
– Giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút.
– Nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sử dụng cho bé loại sữa tắm có khả năng cân bằng độ Ph cho da, đối với dầu gội chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên.
Chọn quần áo mềm mại cho trẻ (Ảnh minh họa)
– Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.
– Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm).
Không dùng nước quá nóng tắm cho trẻ (Ảnh minh họa)
Khi sinh hoạt
– Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.
– Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.
Xoa kem dưỡng da cho trẻ (Ảnh minh họa)
– Xoa kem dưỡng da cho bé: Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.
Làm gì khi trẻ bị nẻ
Mật ong (Ảnh minh họa)
Mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé trở nên khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, mật ong cũng là một chất giữ ẩm tự nhiên giúp điều hòa độ ẩm trong làn da để chống lại tình trạng khô da. Bên cạnh đó nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của mật ong còn giúp làn da mịn màng và làm giảm ngứa do da khô.
Nhờ những lí do trên khi trẻ bị nẻ cha mẹ nên sử dụng mật ong là rất tốt
Những phương pháp trị da khô nẻ cho trẻ bằng mật ong
Sữa tắm mật ong
Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic có trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé để giúp hồi sinh làn da mới của bé. Sữa cũng giúp làn da của bé giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên của nó.
Theo cách này, mẹ bé hãy tắm cho con bằng sữa tắm mật ong. Tắm sữa tắm mật ong thường xuyên sẽ giúp làm làn da bé trắng hồng và mịn màng.
Mật ong và bột yến mạch
Mật ong và bột yến mạch khắc phục làn da khô nẻ cho bé (Ảnh minh họa)
Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé bị khô nẻ trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da. Giống như mật ong, bột yến mạch cũng được coi là một chất giữ tuyệt vời cho làn da bé.
Kết hợp 2-3 muỗng canh mật ong trộn với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Thêm 2 muỗng canh nước hoa hồng và tiếp tục trộn đều. Dùng hỗn hợp mật ong và bột yến mạch trên cả hai chân, 2 tay của bé nếu bé bị nẻ tay chân nhé. Đợi 10 phút chà nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước ấm.
Không nên sử dụng nước nóng để rửa cho con vì nó sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ làn da tự nhiên và khiến da bị khô, ngứa. Thấm cho con bằng khăn mềm để kết thúc quá trình chăm sóc da khô nẻ bằng cách này.
Những dấu hiệu nào nên đưa trẻ bị nẻ đi khám
Nếu trẻ có những triệu chứng dưới đây cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám:
– Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé.
– Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé.
– Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức.
Lời kết
Làn da mỏng manh của trẻ luôn cần được bảo vệ che chở nhất là trong mùa đông khi khí hậu hanh khô khắc nghiệt gây ra nứt nẻ làm cho trẻ đau đớn khó chịu. Các bậc cha mẹ nên lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông ngay từ những bước đơn giản như tắm rửa và lựa chọn quần áo cho trẻ cũng sẽ giúp cho việc phòng tránh da khô nẻ cho bé trở nên đơn giản hơn.
Benh.vn