Rối loạn khả năng ngửi sau COVID-19 bao gồm mất khả năng ngửi, ngửi thấy chỉ một vài mùi, ngửi thấy những mùi không thực sự tồn tại… sau dây gọi chung là mất mùi do COVID. Đây là tình trạng tương đối phổ biến với nhiều người mắc COVID-19. Nhiều trường hợp, tình trạng này kéo dài tới hàng năm sau khi đã khỏi COVID-19.
Hiện nay chưa có biện pháp nào điều trị vấn đề mất mùi sau COVID-19, nhưng có một số phương pháp sau đây dựa trên cơ chế gây mất mùi đang được nhiều thầy thuốc áp dụng.
Tổng quan về mất mùi do COVID-19
Một số người mất mùi do COVID-19 kéo dài tới hàng năm thậm chí hơn 1 năm sau vẫn chưa quay lại được như cũ. Mất mùi do COVID-19 hiện nay đã được tìm hiểu cơ chế tuy nhiên, phục hồi lại vẫn còn là điều chưa chắc chắn.
Dấu hiệu mất mùi do COVID
Dấu hiệu cơ bản nhất là chẳng ngửi thấy mùi gì, đôi khi ngửi thấy lờ mờ. Một số trường hợp chỉ ngửi được mùi này mà không ngửi được mùi kia. Một vài trường hợp thậm chí ngửi gì cũng ra mùi khó chịu, như mùi thúi chẳng hạn. Tất cả liệt kê chung là rối loạn khứu giác do COVID-19.
Tình trạng mất khứu giác này cũng sẽ dẫn tới hậu quả là vị giác cũng giảm luôn do cơ chế hình thành vị thức ăn ảnh hưởng cực lớn bởi khứu giác. Khứu giác và Vị giác kết hợp với nhau mới ra được hương thực thực phẩm đúng nghĩa như chúng ta vẫn đang thưởng thức hiện nay.
Tình trạng mất mùi do Covid kéo dài bao lâu
Trên thực tế không chỉ COVID-19 gây rối loạn khứu giác, những bệnh lý như Cúm, viêm xoang… cũng có thể làm giảm khứu giác trong một thời gian ngắn, tuy nhiên thường chỉ ngắn thôi và sẽ tự phục hồi nhanh chóng. Còn đối với COVID-19, tình trạng có vẻ trầm trọng hơn. Rất nhiều người, đặc biệt là người Tây da trắng, tình trạng mất mùi có thể kéo dài tới hàng năm, thậm chí từ đợt dịch đầu tiên năm 2019 cho tới giờ. Cay đắng nhất là những người sống bằng nghề ngửi như Chuyên gia thử rượu vang, Chuyên gia thử nước hoa…
Còn với những cặp đôi Nam – Nữ thì mùi cơ thể là một thứ cực kỳ quan trọng cho giới tính. Những ai bị rối loạn khứu giác có khả năng cũng rối loạn cả vấn đề về cảm xúc, quan hệ giới tính.
Cơ chế gây mất mùi do COVID
Khi giải phẫu các tế bào khứu giác, người ta nhận thấy một điều rất đặc biệt đó là hoàn toàn không có các thụ thể ACE-II trên các tế bào khứu giác. Do đó, cơ chế gây mất mùi do COVID-19 không phải do virus bám vào, phá hủy tế bào nhận biết mùi vị vì con virus này cần có thụ thể ACE-II để bám vào giống nhu tế bào niêm mạc họng, hầu tỵ, phổi, tim mạch, thận…. Điều này có thể là may mắn, vì như vậy, có thể việc phục hồi khứu giác sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Các nhà khoa học cho rằng, mất mùi sau khi nhiễm virus có thể xảy ra khi các phân tử mùi khó đi tới mũi và liên kết với các thụ thể thích hợp trong mũi. Một số yếu tố khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra chứng giảm khứu giác do Covid-19 như:
- Viêm mũi hoặc phù nề niêm mạc: Sưng bên trong mũi hoặc chảy nước mũi có thể dẫn đến mất khứu giác do ngăn cản phân tử mùi tiếp xúc với tế bào cảm nhận mùi trong mũi.
- Tổn thương lớp niêm mạc biểu mô thần kinh: Virus có thể tấn công mô được tạo thành từ các tế bào cảm giác nhận các kích thích bên ngoài trong tai, mũi và lưỡi.
- Tổn thương dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác trong mũi là dây thần kinh cảm giác đặc biệt cho khứu giác có thể bị virus tấn công.
Chứng mất mùi do hai nguyên nhân tổn thương biểu mô hoặc thần kinh – có thể mất nhiều tháng để sửa chữa và mùi vị quay trở lại, mặc dù vậy mùi của một số bệnh nhân có thể không bao giờ quay trở lại.
Trong một số ít trường hợp, virus cũng có thể làm hỏng hệ thống khứu giác theo kiểu ngược dòng, ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh bậc cao và khiến bệnh nhân gặp phải:
- Chứng mất ngủ – rối loạn nhận thức về mùi
- Ảo giác – một loại “ảo giác khứu giác” hoặc ngửi thấy mùi không có thật ví dụ như ngửi gì cũng ra mùi khó chịu.
Các nhà khoa học cũng đã chụp CT mũi và xoang của những người bị mất mùi do COVID-19 và thấy rằng phần mũi có thụ thể ngửi, khe khứu giác, bị tắc nghẽn với mô mềm và chất nhầy sưng lên – được gọi là hội chứng khe hở. Phần còn lại của mũi và xoang trông bình thường và bệnh nhân không gặp vấn đề gì khi thở bằng mũi.
Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các protein ACE2 – loại mà virus cần để xâm nhập vào các tế bào đã không được tìm thấy trên các tế bào thần kinh khứu giác. Nhưng chúng được tìm thấy trên các tế bào được gọi là “tế bào trung tâm”, hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác.
Các chuyên gia cho rằng những tế bào hỗ trợ này có khả năng là những tế bào bị virus phá hủy và phản ứng miễn dịch sẽ gây sưng tấy vùng đó nhưng vẫn giữ nguyên các tế bào thần kinh khứu giác. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt để đối phó với virus, vết sưng tấy sẽ giảm xuống và các phân tử mùi hương có thể dễ dàng tiếp cận với các thụ thể không bị hư hại của ở mũi và khứu giác trở lại bình thường.
Vậy tại sao mùi không quay trở lại trong một số trường hợp?
Đây là lý thuyết nhiều hơn nhưng dựa trên những gì chúng ta biết về chứng viêm trong các hệ thống khác. Viêm là phản ứng của cơ thể đối với tổn thương và dẫn đến việc giải phóng các hóa chất phá hủy các mô liên quan.
Khi tình trạng viêm này nghiêm trọng, các tế bào lân cận khác bắt đầu bị tổn thương hoặc bị phá hủy bởi “tổn thương bắn tung tóe” này. Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là giai đoạn thứ hai, nơi các tế bào thần kinh khứu giác bị tổn thương.
Việc phục hồi khứu giác chậm hơn nhiều so với các tổn thương khác vì các tế bào thần kinh khứu giác cần thời gian để tái tạo từ việc cung cấp các tế bào gốc trong niêm mạc mũi. Sự phục hồi ban đầu thường liên quan đến sự biến dạng của khứu giác được gọi là rối loạn cảm giác mùi, tức là mọi thứ đều không có mùi giống như trước đây từng ngửi được. Ví dụ, đối với nhiều bệnh nhân Covid-19 đã trải qua, mùi cà phê thường được mô tả là mùi khét, mùi hóa chất, mùi bẩn thỉu và gợi nhớ đến mùi nước thải.
Điều trị mất mùi do COVID-19
Cho tới nay chưa có cách nào đảm bảo hiệu quả điều trị mất mùi do COVID-19 100% và cũng chưa có thống kê nào là sau bao lâu mùi chắc chắn sẽ quay lại bình thường với bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, dựa trên cơ chế gây mất mùi trên đây, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên giải pháp.
Thuốc điều trị khi mất mùi do COVID-19
Như phía trên đã đề cập về tình trạng phù nề các tế bào hỗ trợ dẫn truyền thần kinh khứu giác là một trong những nguyên nhân gây mất mùi ở bệnh nhân COVID-19. Do đó, các bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, uống thuốc chống phù nền steroid, hoặc chymotrypsin trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các loại dung dịch rửa mũi có thể được áp dụng hàng ngày. Ngoài ra, nếu nguyên nhân kết hợp như tổn thương niêm mạc mũi, phù nề niêm mạc, tổn thương tế bào thụ cảm mùi… thì một số loại xịt mũi kết hợp giữa chất sát trùng chống viêm tự nhiên, chất chống oxy hóa và kích thích phục hồi tế bào niêm mạc tổn thương như PlasmaKare X-Spray với nano bạc TSN, dịch chiết Lựu giàu Ellagic acid, Carrageenan từ tảo đỏ có thể là lựa chọn thích hợp và lâu dài kết hợp cùng các biện pháp khác.
Tập khứu giác bằng tinh dầu, vật lý trị liệu cho mũi bệnh nhân mất mùi do Covid
Khứu giác thường được coi như là “Nàng Lọ lem trong số các giác quan” vì nó hay bị bỏ quên bởi các nghiên cứu khoa học. Nhưng nó trở thành mối quan tâm hàng đầu trong đại dịch này. Điều đáng chú ý là chúng ta đã học được nhiều điều về cách thức virus liên quan đến việc mất mùi từ tình trạng lần này.
Nhưng những người bị mất khứu giác bây giờ còn hy vọng gì – Luyện khứu giác hay Vật lý trị liệu cho mũi
Tin tốt là các tế bào thần kinh khứu giác có thể tái tạo. Chúng luôn mọc lại trong hầu hết tất cả các trường hợp. Chúng ta có thể tận dụng sự tái tạo đó và định hướng sự tái tạo đó bằng “vật lý trị liệu cho mũi” hay còn gọi là Luyện khứu giác.
Đã có nhiều bằng chứng chắc chắn rằng nhiều dạng mất mùi được hồi phục nhờ việc tiếp xúc lặp đi lặp lại với một nhóm chất tạo mùi cố định hàng ngày và không có lý do gì để nghĩ rằng cách này sẽ không hiệu quả trong việc mất mùi COVID-19.
Luyện tập khứu giác bằng tinh dầu
Hiện nay chưa có 1 biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn 100% khứu giác quay trở lại bình thường với trường hợp rối loạn khứu giác do COVID-19, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng tinh dầu để tập luyện cho mỗi chu kỳ 3 tháng như sau:
Bệnh nhân nên chọn BỐN MÙI KHÁC NHAU để ngửi, ưu tiên các loại mùi vốn quen thuộc trước khi bị mất khứu giác – như hoa hồng, bạc hà, xả chanh, chanh, tràm, bưởi, oải hương, đinh hương… – vài lần một ngày trong ba tháng. Sau ba tháng, bệnh nhân tiếp tục chuyển sang một bộ bốn mùi khác.
Hướng dẫn cho mỗi chu kỳ ba tháng của việc ngửi một bộ mùi:
- Chọn một mùi và ngửi trong khoảng 15 giây, xem nhãn loại tinh dầu và cố gắng nhớ mùi của loại tinh dầu đó từng như thế nào.
- Nghỉ ngơi trong khoảng 10 giây
- Ngửi mùi tiếp theo trong khoảng 15 giây
- Nghỉ ngơi trong khoảng 10 giây
- Lặp lại cho đến khi bạn đã lấy mẫu tất cả bốn mùi
Về cơ bản, một quá trình lặp đi lặp lại, bền bỉ và kéo dài thời gian, huấn luyện giác quan giúp các thụ thể thần kinh và dây thần kinh khứu giác nhận biết và điều chỉnh lại mùi, giúp chúng tái tạo sau khi bị virus tấn công.
Bệnh nhân có thể lặp lại quá trình này đến một năm trước khi dần dần lấy lại được khứu giác. Bệnh nhân nên tập với nhiều loại tinh dầu tự nhiên đa dạng mùi để rèn luyện khứu giác.