Những biểu hiện dưới đây rất thông thường và dễ bị quy vào một chứng bệnh nào đó ít phức tạp hơn. Nhưng thật ra, nếu bạn bắt gặp chúng xảy ra ở cơ thể mình, hãy nghĩ ngay đến việc cơ thể bị nhiễm độc bởi những hóa chất độc hại đã “nạp” vào cơ thể hàng ngày thông qua nhiều con đường khác nhau.
1. Tăng cân bất thường
Tăng cân bất thường, tăng cân nhiều trong thời gian ngắn hoặc cân nặng không thay đổi dù bạn áp dụng nhiều biện pháp giảm cân … đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm độc. Trung bình, cơ thể người có tới 5-11 kg độc tố. Khi có quá nhiều chất độc, cơ thể của bạn sẽ tạo ra các tế bào chất béo nhiều hơn làm tổn hại đến các mô cơ thể và các cơ quan trong cơ thể.
2. Các vấn đề về da
Tất cả các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban, nám hoặc những vết thương lâu lành… đều có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang cố gắng để thoát khỏi sự quá tải của độc tố.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng lo âu, rối loạn nội tiết… lâu ngày sẽ khiến cho các cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng, đặc biệt là chức năng thải độc của gan, thận, máu huyết lưu thông kém… dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa, nám da. Sự xuất hiện của những vấn đề này không chỉ khiến bạn trông “kém sắc” mà còn có thể là tín hiệu báo động độc tố trong cơ thể bạn đang tích tụ nhiều.
3. Mệt mỏi suốt cả ngày
Bạn cảm thấy kiệt sức hay mệt mỏi suốt cả ngày trong khi vẫn ngủ và ăn uống đầy đủ? Đó là một dấu hiệu phổ biến khi cơ thể có quá nhiều chất độc hại. Thông thường, khi mệt mỏi chúng ta thường uống một tách cà phê hoặc thức ăn ngọt để bổ sung năng lượng. Nhưng thực sự những thực phẩm này còn làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Đồng thời, thói quen ăn uống các loại thực phẩm nhiều đạm, nhiều mỡ cũng tích lũy thêm độc tố trong người. Việc này sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể , khiến chúng ta luôn trong tình trạng uể oải, không có sức lực, khó thở mỗi khi vận động, người nóng, đổ nhiều mồ hôi, đau tức vùng eo, đau khớp các chi dưới…
4. Hơi thở có mùi khó chịu
Nếu bạn không bị sâu răng, các bệnh về miệng, dạ dày, không hút thuốc lá hay thậm chí nhịn ăn mà hơi thở vẫn có mùi thì chứng tỏ thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể đã chuyển hóa thành chất độc và tạo ra mùi hôi. Hơi thở hôi thường đi đôi với các vấn đề về tiêu hóa, nó cũng có thể là gan của bạn đang phải làm việc quá sức và vật lộn để loại bỏ độc tố.
5. Đau nhức cơ bắp
Nếu bạn bị đau cơ thường xuyên thì đó có thể là do cơ thể bạn đang phản ứng với chất độc và cơ bắp của bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết để hoạt động.
6. Táo bón
Các độc chất trong cơ thể chủ yếu được đào thải ra ngoài theo đường bài tiết. Nếu quá 3 ngày vẫn không bài tiết được, chất độc sẽ hấp thụ ngược lại vào cơ thể, gây cản trở nhu động ruột, gây khó chịu trong bụng, suy giảm chức năng và sức đề kháng cơ thể, hơi thở nặng mùi, mụn nhọt… Chất thải bài tiết từ đường ruột nếu tích tụ trong người lâu ngày cũng sẽ gây nhiễm độc cho cơ thể. Các bạn gái hay bị táo bón thường có dấu hiệu da dẻ không mịn màng và nổi mụn trứng cá…
An Nguyên – Benh.vn