Cây cam thảo là một thảo dược có vị ngọt gồm có cam thảo Nam và cam thảo Bắc. Cả hai loại cam thảo này đều được dân gian và y học ưa chuộng và sử dụng nhiều bởi có nhiều tính năng chữa bệnh hiệu quả và vị dễ chịu.
Mục lục
- 1 Cây cam thảo được trồng ở khu vực nào?
- 2 Đặc điểm thực vật của cây cam thảo
- 3 Công dụng của cây cam thảo theo Đông y
- 4 Công dụng của cây cam thảo theo Tây y
- 4.1 Cây cam thảo có tác dụng giải độc
- 4.2 Cây cam thảo hỗ trợ trị viêm loét dạ dày
- 4.3 Cây cam thảo giúp ngăn ngừa nhiễm virus
- 4.4 Cây cam thảo giúp bảo vệ, phòng chống bệnh tim mạch
- 4.5 Cây cam thảo cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
- 4.6 Cây cam thảo làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
- 4.7 Cây cam thảo giúp làm mềm và dịu da
- 5 Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây cam thảo
- 6 Những lưu ý khi sử dụng cây cam thảo để đạt hiệu quả
Cây cam thảo được trồng ở khu vực nào?
Cây cam thảo còn có tên gọi khác là cây bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Theo tên Hán Việt cây tam thảo còn gọi là: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam).
Cây cam thảo là thảo dược quý có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nước như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… Hiện nay, cây cam thảo được di thực trồng ở nhiều nơi khác nhau. Ở Việt Nam cây cam thảo được trồng trong cả nước nhất là các tỉnh phía Bắc. Một số địa phương đã quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO.
Đặc điểm thực vật của cây cam thảo
Cây cam thảo loại có 3 loại chính: cây cam thảo bắc, cây cam thảo đất, cây cam thảo dây. Cả 3 loại cây đều có hình dáng, kích thước và công dụng chữa bệnh khác nhau nên cần phân biệt rõ.
Cây cam thảo bắc
Cây cam thảo bắc còn có tên gọi khác là quốc lão, cam thảo, sinh cam thảo,… có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis fish hoặc Glycyrrhiza glabra L thuộc họ cánh bướm.
Cây cam thảo bắc là một loại cây cao không quá 1m rưỡi, thân có rất nhiều lông nhỏ và mỏng xung quanh, lá kép. Hoa có màu tím hơi nhạt và thường nở vào mùa hè và thu. Quả của cây có màu nâu, dài khoảng 3cm, rộng không quá 8cm, trong mỗi quả có nhiều hạt nhỏ màu xám hoặc màu nâu đen, mỗi hạt nhỏ đó có đường kính khoảng 2mm.
Cây cam thảo đất
Cây cam thảo đất còn có tên gọi khác là cây cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo,… Có tên khoa học là Scoparia dulcis L là loại cây thuộc họ mõm sói.
Cây cam thảo đất là loại cây mọc thẳng đứng có chiều cao không quá 80cm, thân cây ngắn, có dạng hình trụ. Phần lá thường mọc đối nhau thuộc loại lá đơn và có dạng hình mác dài không tới 3cm, ở phần cuống lá của cây hẹp, ở mép lá có nhiều răng cưa. Hoa chủ yếu mọc ở kẽ lá, thường mọc thành những chùm riêng lẻ hoặc mọc thành cặp. Quả cây cam thảo có dạng hình cầu và chứa nhiều hạt nhỏ ở bên trong.
Cây cam thảo dây
Cây cam thảo dây còn có tên gọi khác là cây tương tư đậu, tương tư đằng, dây chi chi,… thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Tên khoa học là Abrus precatorius L.
Cây cam thảo dây là một loại thân leo, cành nhỏ, lá cây có dạng hình lông chim, lá dài không quá 24cm ngoài ra còn có lá chét dài không quá 20mm mọc thành đôi hình chữ nhật. Hoa có màu hồng chủ yếu mọc ở phần kẽ lá và mọc thành chùm. Quả có dạng thon dài khoảng 5cm, hạt bóng có màu đỏ, dạng hình trứng và vỏ rất cứng.
Thành phần hóa học của cây cam thảo
Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận cây cam thảo đất đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Cam thảo bắc có chứa: glyxyridin và bao gồm có muối, kali, canxi ngoài ra còn có tinh bột, nhựa, anbuyminoit và một số hoạt chất khác; cây cam thảo đất có chứa các hoạt chất: amelin, ancaloit. Cam thảo dây trong lá và rễ có chứa hoạt chất glycyrrhizin có vị ngọt, hạt có chất abrin, glucoxit.
Công dụng của cây cam thảo theo Đông y
Theo Đông y, cây cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ, nhuận phổi thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Dùng để chữa các chứng bệnh yếu dạ dày kém ăn, tiêu chảy, sốt nóng, người mệt mỏi, đau vùng bụng, khát nước, ho đờm, đau họng, tim hồi hộp, bị ngộ độc, mụn nhọt sưng đau.
Công dụng của cây cam thảo theo Tây y
Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, cây cam thảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Cây cam thảo có tác dụng giải độc
Các hoạt chất như Glycyrrhizin và các loại muối (Ca, Na…) có trong cây cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại; chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat; ngăn không cho độc tố tác động lên tim, bảo vệ chức năng gan trong viêm gan mãn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim. Cam thảo còn có khả năng chống lại các chất độc của thịt cá, nọc rắn, thậm chí là độc tố uốn ván và bạch hầu.
Cây cam thảo hỗ trợ trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là triệu chứng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm và loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tùy thuộc vào từng vị trí của viêm và loét khác nhau mà có tên gọi khác nhau như: viêm loét ở tá tràng, viêm loét dạ dày và viêm loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh có thể dùng cây cam thảo, các hoạt chất như glyxyridin có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tiết dịch nhầy cho dạ dày. Qua đó, ngăn chặn sự hình thành các vết loét.
Theo các nghiên cứu cho thấy có tới 91% bệnh nhân thành công trong việc điều trị viêm loét dạ dày bằng cây cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày cần kiên trì kết hợp với các phương pháp khác cho đến khi điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng xảy ra như: hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày….
Cây cam thảo giúp ngăn ngừa nhiễm virus
Các hoạt chất trong cây cảm thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa virus bằng cách kích hoạt các interferon trong cơ thể (interferon là loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công). Đối với một số virus như: herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra, viêm gan siêu vi, nhất là viêm gan B và C.
Cây cam thảo giúp bảo vệ, phòng chống bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh về động mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh đột quỵ, suy tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, các bệnh lý về van tim, …Cam thảo có thể kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể bằng việc tăng lưu lượng mật. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong cây cảm thảo còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol gây hại (LDL) – một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.
Cây cam thảo cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên 2 thận có nhiệm vụ sản xuất các hormone quan trọng để điều hòa cơ thể như cân bằng nước, điện giải, chống stress, điều hòa huyết áp…
Việc sử dụng cây cam thảo góp phần tăng cường chức năng của tuyến thượng thận bởi trong cây cam thảo có chứa hoạt chất acid glycyrrhizic làm chậm quá trình phân huỷ các hormone cortisol (corticosteroid là một loại hormone loại steroid – tức là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi một số tuyến nội tiết ở trong cơ thể con người) được sinh ra bởi vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận) và đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài. Cortisol có đặc tính tăng đường huyết, chống dị ứng, tăng cường miễn dịch (chống viêm).
Cây cam thảo làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt, nhức đầu, mất ngủ, rụng tóc,… là những dấu hiệu cảnh báo giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự suy giảm hoạt động dây chuyền từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng. Đặc biệt buồng trứng có sự giảm nhanh số nang noãn chức năng, do vậy giảm nhanh chóng lượng bộ 3 nội tiết tố quan trọng của phụ nữ là estrogen, progesterone và testosterone. Hợp chất flavonoid và estrogen được tìm thấy trong cây cảm thảo giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, giảm đau trước kỳ kinh nguyệt, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc….
Cây cam thảo giúp làm mềm và dịu da
Làn da của cơ thể rất dễ bị kích ứng và khô nếu như không có biện pháp chăm sóc tốt, cây cam thảo được biết đến với đặc tính kháng viêm và khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về da như: viêm da thông thường, viêm da dị ứng (chàm), bệnh vảy nến, ngứa và khô da nhờ đó giúp làn da khỏe mạnh.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây cam thảo
Cây cam thảo có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như: chữa sốt huyết tiểu cầu, bệnh rối loạn tim, viêm hong… Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cam thảo.
Bài thuốc 1: Cây cam thảo chữa sốt huyết tiểu cầu
Nguyên liệu: 30g cam thảo
Cách thự hiện: Sau khi rửa sạch 30g cam thảo cho vào ấm sắc với nước để uống, dùng liên tục khoảng 3 tuần, sẽ thấy được hiệu quả tốt.
Bài thuốc 2: Cây cam thảo giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tim
Nguyên liệu: 30g cam thảo khô
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên vào ấm sắc lấy nước uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng liên tục trong 3 tháng sẽ thấy hiệu quả cao.
Bài thuốc 3: Cây cam thảo giúp hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi
Nguyên liệu: 20g cam thảo
Cách thực hiện: Cam thảo rửa sạch rồi sắc với nước khoảng 1500ml , sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng kết hợp với thuốc điều trị bệnh lao sẽ mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc 4: Cây cam thảo giúp chữa viêm họng
Nguyên liệu: 10g cam thảo
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên sau khi rửa sạch vào ấm sắc uống thay nước, sử dụng liên liên tục cho đến khi khỏi bệnh, đối với một số bệnh nhân bị bệnh nhẹ thì dùng trong vòng 2 tháng còn nặng thì từ 4 đến 5 tháng sẽ hết bệnh.
Bài thuốc số 5: Cây cam thảo giúp điều trị viêm tuyến vú
Nguyên liệu: 30 – 40g cam thảo, 10 g xích dược.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên sắc với nước, trung bình mỗi ngày một thang, dùng liên tục kết hợp với sử dụng thuốc cho đến khi kiểm tra đạt kết quả tốt.
Những lưu ý khi sử dụng cây cam thảo để đạt hiệu quả
Cây cam thảo là một loại dược liệu quý có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cây cam thảo dùng dạng nào là tốt nhất?
Việc sử dụng cây cam thảo ở dạng nào tốt nhất là điều quan tâm của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại cây này. Theo các chuyên gia y tế cho biết, cây cam thảo là một dược liệu lành tính người bệnh có thể sử dụng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, nhai trực tiếp, dùng cao lỏng hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa vị thuốc này như kẹo cam thảo, trà cam thảo. Tuy nhiên việc lựa chọn cam thảo như thế nào để đạt chất lượng và hiệu quả khi sử dụng, mọi người cũng cần lưu ý nên lựa chọn những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi lựa chọn nên chọn những loại cam thảo có vị ngọt, không bị sâu đục, cam thảo khô có màu vàng, mùi thơm.
Sử dụng cây cam thảo gây tác dụng phụ như thế nào?
Mặc dù được chứng minh là cây dược liệu lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, cây cam thảo vẫn gây ra những tác dụng phụ nếu như sử dụng không đúng liều lượng và cách dùng. Việc sử dụng quá liều gây ra tác hại như: huyết áp cao, tiểu chảy, khó tiêu, bị phù,… gây ảnh hưởng đến tim mạch và gan. Nên sử dụng không quá 80g/ngày.
Không nên sử dụng cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6 -14% glycyrrhizin, đặc biệt có loại chứa đến 23% glycyrrhizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu.Do đó, việc sử dụng lâu dài để điều trị bệnh cần tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây cam thảo?
– Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng cây cam thảo, bởi với hoạt chất glycyrrhiza có trong cây cam thảo có thể gây hại đến não bộ đang phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến nhận thức phát triển của trẻ sau này.
– Những người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định tuyệt đối không nên sử dụng cây cam thảo.
– Những người bụng đầy hơi, phù trướng,… không nên sử dụng cây cam thảo bởi điều này gây khó khăn cho việc điều trị.
– Những trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… có biểu hiện phù nề tuyệt đối không nên sử dụng cây cam thảo.
– Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cây cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón.
– Không nên kết hợp giữa nhân trần và cây cam thảo bởi này sẽ dẫn đến tình trạng gây tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Nguyên là do cây cam thảo có tác dụng giữ nước trong cơ thể, từ đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.
Cây cam thảo được coi là thảo dược quý trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc, cách thức sử dụng khá linh hoạt và tiện lợi, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.