Song hành với những thành công vượt bậc của nền y học trong việc cấy ghép các bộ phận trên cơ thể người, mới đây các nhà khoa học tiếp tục tìm ra giải pháp cấy ghép não bộ. Qua đó, giúp các bệnh nhân bị xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có khả năng tương tác như những người bình thường.
Bệnh xơ cứng teo cơ nguy hiểm như thế nào?
Xơ cứng teo cơ một bên (ALS) là một chứng bệnh khiến cho các dây thần kinh trong não bộ và các tuỷ sống chết dần. Những dây thần kinh này được gọi là dây thần kinh vận động, và chúng điều khiển các cơ cho phép bạn di chuyển những phần khác nhau trên cơ thể. ALS còn được gọi là chứng bệnh của Lou Gehrig.
Những người mắc ALS sẽ dần dần bị tật. Một số người có thể sống cùng với căn bệnh qua hàng năm trời. Nhưng sau một thời gian, ALS sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, nói năng, ăn uống, nhai nuốt, và hít thở.
Những vấn đề này có thể dẫn đến chấn thương, bệnh tật, thậm chí tử vong. Trong hầu hết các trường hợp, cái chết sẽ xảy ra trong 3 đến 5 năm sau khi những triệu chứng bắt đầu, mặc dù một số người có thể sống qua rất nhiều năm, thậm chí vài thập kỷ.
Phát minh mới – cấy ghép não trong điều trị ALS
Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã phát triển phương pháp cấy ghép não bộ mới, giúp cho một phụ nữ bị ALS tương tác được bằng hoạt động não mà không cần tới sự giám sát của các bác sỹ.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cấy 4 điện cực vào trong sọ để kích hoạt các điện cực. Khi bệnh nhân nghĩ về việc cử động tay phải, điện cực sẽ gửi tín hiệu tới thiết bị truyền dẫn đặt ở ngực trái. Kết quả cuối cùng là bệnh nhân đã dùng tay trái di chuyển con trỏ trên màn hình máy tính.
Thành công trên đã mang lại niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân ALS và đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của y học thời hiện đại.
Benh.vn (theo vtv.vn)