Ông cha ta có câu ” Con nhà tông không giống lông thì giống cánh ” Bạn có bao giờ nghĩ thói ích kỷ của con mình một phần là do mình gây ra?
Mục lục
Một phần tính ích kỷ của trẻ con là do cha mẹ
Vừa mua cho cậu con trai 7 tuổi chiếc xe đạp địa hình, chị Toan vừa dặn dò: “ Xe này đắt tiền lắm đấy, đi xong thì nhớ cất ngay vào nhà, đừng có cho đứa nào mượn, nghe chưa”.
Dù rất khá giả nhưng vốn tính tiết kiệm, mỗi khi mua đồ gì cho con, chị Toan thường phải dặn đi dặn lại cậu bé phải giữ gìn cẩn thận, nhất là không được cho bạn hay để bạn mượn. Không biết có phải vậy không mà ngay từ nhỏ cu Hiếu – con trai chị đã biết giữ rịt đồ chơi của mình, từ đồ chơi, đồ ăn, đến dụng cụ học tập.
Đôi khi cha mẹ đã vô tình tạo nên tính ích kỷ cho trẻ (Ảnh minh họa)
Tới giờ, khi con trai đã lên lớp 2, chị Toan không còn tự hào vì con “ bé tí đã biết giữ đồ” mà lại đâm lo khi thấy con thường bị các bạn, cả lớp cũng như trong khu phố tẩy chay vì tính này. Bên cạnh đó, không chỉ với bạn bè cùng lứa mà ngay cả với mọi người trong gia đình, Hiếu cũng không bao giờ san sẻ những thứ của mình: cái bánh đã là của Hiếu thì không được ai đụng tới, cái đùi gà dành riêng cho Hiếu thì đừng ai được ăn, dù có em bé nhà chú đến chơi…
Liệu có dừng lại ở 1 trường hợp này
“Qua tiếp xúc với nhiều trẻ em ở thành phố, tôi thấy tâm lý đó không chỉ có ở riêng cháu tôi mà còn có ở nhiều em bé khác. Tôi không hiểu đây là do tâm lý trẻ thơ hay đó là sự vô cảm, lạnh lùng của những trẻ con sống trong sung sướng”, độc giả này bày tỏ.
Nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, giám đốc Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống Smile”s House cho biết, rất nhiều người lớn phàn nàn rằng trẻ em hiện nay sống thiếu tình cảm và ích kỷ hơn, nhất là các em ở thành thị. Điều này là có thực, tuy nhiên, đó không phải là lỗi của trẻ.
Nguyên nhân là do đâu
Theo nhà giáo, ở thành phố, nhiều nơi, nhà nào biết nhà nấy, không quan tâm đến mọi người xung quanh, cũng ít có thời gian để giao lưu với nhau vì ai cũng quá bận rộn. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính.
Những em bé được chiều chuộng, cung phụng quá thường cũng sẽ chỉ biết đến bản thân và coi tất cả mọi điều mình được hưởng là đương nhiên, không quan tâm đến người khác. Hay nhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ về bản thân và không muốn ai hơn mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác.
Bố mẹ cần làm gì để bé không còn tính xấu này
Chuyên gia giáo dục Lệ Thủy cho biết, lời khen là cách động viên bé rất hiệu quả nhưng bố mẹ cũng cần sử dụng hợp lý, khen một cách cụ thể những việc con làm tốt. Nếu lạm dụng nó có thể khiến trẻ tự phụ và ích kỷ. Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần học cách từ chối những đòi hỏi vô lý của con, ví dụ như bắt mẹ thay đồ vì không muốn mẹ đẹp hơn con.
Đối với trẻ những cách như mắng mỏ không có tác dụng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, với trẻ nhỏ, những cách như mắng mỏ hay tâm sự, nhắc nhở thường không mấy tác dụng. Các bé có thể nghe rồi quên ngay. Điều quan trọng là bố mẹ cần làm gương để các bé noi theo.
Nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất là từ bắt chước, nên nếu muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực hành điều đó. “Cách bạn đối xử với mọi người xung quanh, cách bạn bày tỏ thái độ, tình cảm của mình… sẽ là tấm gương trẻ soi vào và học theo nhanh nhất”, bà Thủy nói.