Sau bài viết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Chúng ta cùng tìm hiểu về chẩn đoán bệnh Basedow
1. Chẩn đoán xác định:
+ Lâm sàng:
– Nữ chiếm 72,96% (Đỗ Trung Quân – Phạm Minh Anh 2003)
– Bướu mạch : 95,91%
– Mạch nhanh : 91,82%
– Gày sút : 78,40%
– Run tay : 88.91%.
– Ra nhiều mồ hồi : 77.63%
– Sợ nóng, lòng bàn tay ẩm : 41.05%
– Lồi mắt : 38.52%
– Cơ cơ mi : 20.62%.
+ Cận lâm sàng:
– FT3, FT4 tăng, TSH giảm
– TSI, TRAb tăng
– Cholesterol giảm
– Phản xạ đồ gân gót giảm
– Chuyển hóa cơ sở tăng
2. Chẩn đoán phân biệt:
+ Bướu cổ đơn thuần có kèm theo cường giao cảm: không có triệu chứng cường giáp. Xét nghiệm FT3, FT4, TSH bình thường.
+ Bệnh cường giáp không phải Basedow
– Do Iode: thường xảy ra ở người bị bướu cổ đơn thuần dùng Iode để điều trị kéo dài và liều cao dẫn tới phản ứng cường giáp thường gặp ở trường hợp bướu nhân.
– Cường giáp phản ứng: có bướu giáp, cường giáp nhẹ, thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn mãn kinh, nghiệm pháp Werner kìm hãm được
– Cường giáp cận ung thư: Có thể gặp cường giáp bởi ung thư các tạng: ung thư phổi, dạ dày, sinh dục, do tổ chức tế bào khối ung thư sản xuất một chất giống TSH gây cường giáp.
– U tuyến độc: bướu nhân độc cường giáp nhưng không có biểu hiện mắt. Trên xạ hình thấy 1 nhân nóng (bắt xạ nhiều)
– Bướu đa nhân nhiễm độc: xảy ra trên bướu đa nhân, ở người lớn tuổi. Biểu hiện lâm sàng cường giáp không điển hình, nhng nổi bật bởi triệu chứng tim mạch như: rung nhĩ, suy tim.
– Cường giáp do một số thuốc: Amiodaron, thuốc cản quang có chứa Iode.
Thể lâm sàng:
– Thể người có thai.
– Thể người cao tuổi
– Lồi mắt ác tính.