Gừng là món gia vị có sẵn trong bếp của mỗi gia đình. Nhưng đây còn là vị dược liệu trị bệnh hữu hiệu không phải ai cũng biết. Đây là 10 giải pháp chữa bệnh từ củ gừng bạn đừng nên bỏ qua.
Mục lục
- 1 1. Nước gừng trị loét miệng
- 2 2. Nước gừng giúp giảm viêm nha chu
- 3 3. Nước gừng chữa hôi miệng
- 4 4. Nước gừng trị đau nửa đầu
- 5 5. Nước gừng trị mụn trứng cá
- 6 6. Nước gừng trị gầu, hói
- 7 7. Nước gừng giảm đau vùng lưng eo
- 8 8. Nước gừng trị mùi hôi chân
- 9 9. Nước Gừng trị huyết áp cao
- 10 10. Nước Gừng trị nhức đầu cảm lạnh
1. Nước gừng trị loét miệng
Dùng nước gừng ấm để súc miệng khoảng 2-3 lần một ngày, thực hiện trong vòng 3 ngày (6-9 lần) thì vết thương trên bề mặt vùng loét miệng có thể giảm nhẹ.
2. Nước gừng giúp giảm viêm nha chu
Dùng nước gừng ấm súc miệng, mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối. Nếu ngứa họng, thì thêm một chút muối nước gừng để uống, 2-3 lần/ngày.
3. Nước gừng chữa hôi miệng
Củ gừng, đặc biệt phần vỏ có chứa tinh dầu giúp chữa hôi miệng rất tốt.
Chuẩn bị 2-3 củ gừng nguyên vỏ, làm sạch đất cát. Thái mỏng gừng sau đó đem đun sôi với 350 ml nước lọc. Đun sôi khoảng 3-5 phút, đậy kín vung. Sau đó để nguội bỏ tủ lạnh dùng dần.
Dùng nước gừng này súc miệng hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần làm 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn trong vòng 2-3 tuần sẽ nhận thấy tác dụng của gừng tươi trong điều trị hôi miệng.
4. Nước gừng trị đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu thường xuyên tấn công nhiều người và kéo dài nhiều ngày nếu bạn không quan tâm điều trị. Dùng một ít nước gừng nóng, ngâm hai bàn tay của bạn trong khoảng 15 phút, cảm giác đau đầu sẽ dịu xuống, thậm chí biến mất.
5. Nước gừng trị mụn trứng cá
Khi mặt bạn có mụn, ở mức mới phát bệnh thì nên áp dụng cách rửa nước gừng ấm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Để tác động sâu vào bên trong, bạn cần phải kiên trì trong vòng 60 ngày, các nốt mụn sẽ giảm.
Biện pháp trị bệnh này cũng có thể giúp cho người có làn da tàn nhang hoặc khô hanh cải thiện tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị khá tốt.
6. Nước gừng trị gầu, hói
Đầu tiên bạn có thể dùng một miếng gừng nhẹ nhàng chà xát lên da đầu, sau đó dùng nước gừng ấm gội đầu theo cách làm ướt da đầu và gãi nhẹ như gội đầu. Cách làm này có hiệu quả ngăn ngừa và loại bỏ gàu. Ngoài ra, thường xuyên dùng nước gừng ấm gội đầu cũng có hiệu quả điều trị nhất định với bệnh hói đầu.
7. Nước gừng giảm đau vùng lưng eo
Khi bị đau vùng bụng hoặc lưng, eo, bạn có thể pha một chút nước gừng nóng, thêm chút muối và giấm vào bát. Sau đó dùng khăn mặt nhúng vào bát nước này, vắt khô bớt rồi chà xát lên vùng bị đau. Thực hiện lặp lại nhiều lần thì các triệu chứng đau này sẽ giảm. Đây gọi là cách chườm nước gừng nóng phổ biến của Đông y.
8. Nước gừng trị mùi hôi chân
Người có bệnh hôi chân sẽ vô cùng khổ sở, đặc biệt là khi đi giày tất cả ngày gây bí sẽ bốc mùi nghiêm trọng. Giải pháp đơn giản là bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng ấm.
Pha một chút muối và giấm vừa đủ vào nước gừng nóng ấm, ngâm chân trong khoảng 15 phút, lau khô, mùi hôi có thể sẽ được loại bỏ.
9. Nước Gừng trị huyết áp cao
Khi chỉ số huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút, triệu chứng bệnh sẽ giảm nhẹ.
10. Nước Gừng trị nhức đầu cảm lạnh
Pha ít nước gừng nóng ngâm chân. Mức nước để ngâm tốt nhất ngập đến mắt cá chân để làm tăng hiệu quả. Nước gừng để ngâm chân nên pha thêm một lượng vừa đủ muối và giấm, liên tục thêm vào nước nóng để đảm bảo ngâm chân trong nước nóng già. Ngâm cho đến khi vùng da chân đỏ lên thì dừng lại.
Cách làm này có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh liên quan đến cảm do lạnh phong hàn, đau đầu, ho… Bạn nên thử các giải pháp tuyệt vời này trước khi phải dùng đến thuốc.
Đây là cách thực hiện đơn giản ngay tại nhà, bạn nên áp dụng khi mới có triệu chứng bệnh. Nếu bệnh đã nặng thì hiệu quả không cao.
Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác