Sáng 19/2, tại hội trường quốc tế bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thay mặt Đảng và nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của bệnh viện Bạch Mai nhân dịp kỷ niệm 61 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam…
Mục lục
Sự góp mặt trong lễ trao huân chương
Đến dự Lễ kỷ niệm 61 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2016) có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ ủy viên ban chấp hành trung ương đảng phó trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Kim Tiến, các thứ trưởng Bộ Y tế, các thấy cô lãnh đạo tiền nhiệm của BV Bạch Mai, các viện trung tâm khoa phòng từ nhiều thế hệ các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đại diện cho gần 3000 cán bộ viên chức BV Bạch Mai cùng hơn 700 cán bộ, bác sĩ của bệnh viện.
Thành tựu của bệnh viện
Từ những ngày thành lập
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Từ một bệnh viện thuộc địa được xây dựng năm 1911 do người Pháp quản lý, sau Cách mạnh Tháng 8, Bệnh viện Bạch Mai trở thành bệnh viện lớn nhất của Chính phủ Cách mạng, bệnh viện của nhân dân. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, bệnh viện đã trở thành pháo đài chống trả quân xâm lược tiến vào phía Nam Hà Nội.
Trong thời gian địch tạm chiếm, chi bộ và công đoàn cơ sở tại bệnh viện đã hoạt động hiệu quả góp phần bảo vệ Bệnh viện Bạch Mai đến ngày Thủ đô được giải phóng gần như nguyên vẹn. Hòa bình lập lại, Bệnh viện được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng để phục vụ nhân dân, đồng thời là một trung tâm y học, một cơ sở đào tạo cán bộ của Ngành Y tế. Bệnh viện có vinh dự được Bác Hồ hai lần đến thăm. Bác động viên và nhắc nhở nhiệm vụ cao cả của người thầy thuốc trong việc chăm sóc bệnh nhân. Bác chúc mọi người cố gắng thi đua để Bệnh viện Bạch Mai trở thành bệnh viện gương mẫu.
Tới những ngày kháng chiến
Trong kháng chiến chống Mỹ, Bệnh viện đã cử nhiều bác sĩ và nhân viên vào phục vụ chiến trường Miền Nam; tổ chức nhiều đội phẫu thuật lưu động phục vụ chiến sĩ và đồng bào khu 4, tuyến lửa anh hùng. Là trung tâm y tế lớn nhất Miền Bắc, Bệnh viện Bạch Mai đã 4 lần trở thành mục tiêu tấn công của máy bay Mỹ; trận bom ngày 22/12/1972 đã làm Bệnh viện trở thành đống gạch vụn nát, 28 cán bộ y tế, bệnh nhân bị giết hại, nhưng cán bộ, nhân viên bệnh viện đã anh dũng kiên trì bám trụ để cứu chữa, điều trị bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Vượt lên những khó khăn của đất nước trong những năm sau ngày thống nhất đất nước, Bệnh viện đã từng bước thay đổi cơ chế hoạt động, phát triển một số khoa trở thành một trong những bệnh viện đầu ngành và là một trung tâm y tế lớn”.
PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh và GS.Nguyễn Lân Việt được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Trân trọng những đóng góp của bệnh viện Bạch Mai
Với những đóng góp lớn lao của tập thể các bác sĩ BV Bạch Mai trong việc cứu chữa cho người bệnh, Chủ tịch nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Độc lập hạng 3 cho Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, danh hiệu Anh hùng Lao Động đã được trao cho PGS TS Nguyễn Quốc Anh giám đốc BV Bạch Mai và GS TS Nguyễn Lân Dũng giám đốc BV Tim Mạch.
Lịch sử phát triển và những thành tựu đã đạt được của BV Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1400 giường bệnh với tổng số CBCC là 2000 (bao gồm 1800 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh viện và 200 CBCC Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh viện).
Với chiều dày lịch sử gần một thế kỷ, phát huy truyền thống yêu nước đoàn kết phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới bệnh viện Bạch Mai đã phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Những con số biết nói
Với đội ngũ GS, PGS, TS, ThS, BS, DS, KS, Y tá điều dưỡng, KTV có trình độ cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh viện Bạch Mai luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lượng hàng đầu và tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước. Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám là 350.000 đến 450.000 người.
Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 – 12 ngày. Số xét nghiệm và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao (2.000.000 – 2.500.000 lượt XN). Tỷ lệ tử vong hạ thấp so với những năm trước đây 2- 3% (trước 1995), nay chỉ còn 0 ,82 %.
Những dịch bệnh đã trải qua
Đầu năm 2004, Bệnh viện trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bệnh dịch SARS, không có trường hợp nào tử vong và khống chế không để lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng. Góp phần chủ yếu cùng CBCC ngành y tế khống chế thành công dịch SARS đầu tiên trên thế giới. Năm 2004 và đầu năm 2005 Bệnh viện đã điều trị và khống chế thành công bệnh viêm phổi do virus cúm type A. Góp phần dập tắt dịch: “Cúm gà” -H5N1 ở Việt Nam.
Những kỹ thuật tiên tiến đã áp dụng
Nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại được ứng dụng có hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh như kỹ thuật sử dụng máy X-Quang tăng sáng truyền hình, chụp mạch 2 bình diện, chụp cắt lớp vi tính CT Scanner, siêu âm Doppler màu… sử dụng kỹ thuật nong mạch vành có giá đỡ, nong van tim, mổ tim hở, điều trị ung thư gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, bằng phương pháp nút mạch, kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán mô tế bào học, kỹ thuật lọc máu…83 kỹ thuật cao đã được áp dụng trong những năm qua đã góp phần chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đóng góp đào tạo nhân tài cho đất nước
Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo cán bộ Trung học, Đại học và sau Đại học cho ngành. Hàng năm Trường Trung học y tế Bạch Mai chiêu sinh 120 học sinh hệ chính quy, đến nay nhà trường đã đào tạo được 35 khóa với chất lượng cao, cung cấp y tá điều dưỡng cho các bệnh viện Trung ương và Hà Nội. Trường còn có nhiệm vụ đào tạo lại cho nhiều đối tượng y tá, y tá trưởng, y sĩ chuyển đổi… theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Bộ y tế giao cho bổ túc theo chuyên đề do các tỉnh, các địa phương yêu cầu.
Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tiếp nhận 600-800 sinh viên (Đại Học Y Hà Nội) đến thực tập tại Bệnh viện. Bệnh viện cũng đã tham gia đào tạo 300 lượt Bác sỹ nội trú, BSCKI, BSCKII, cao học và nghiên cứu sinh. Đạo tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều CBCC các bệnh viện, địa phương trong cả nước, cũng như tiếp nhận nhiều sinh viên nước ngoài (Pháp, Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Australia, Thụy Điển…) đến học tập tại bệnh viện Bạch Mai.
Thực hiện tốt chỉ đạo của ngành Y tế
Công tác chỉ đạo tuyến đã được thực hiên thường xuyên và có hiệu quả. Hàng năm bệnh viện đã mở từ 50 – 70 lớp đào tạo CB cho các tỉnh ngay tại địa phương và từ 20 – 30 lớp tại bệnh viện Bạch Mai bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới, cử nhiều GS, BS, tăng cường cho bệnh viện tỉnh và huyện chuyển giao nhiều kỹ thuật, cung cấp tài liệu và hỗ trợ một số phương tiện nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tuyến dưới.
Bệnh viện là cơ sở nghiên cứu khoa học y học của ngành. Các Viện, Trung tâm, Khoa, Phòng trong toàn bệnh viện hàng năm đã thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, trung bình mỗi năm đã hoàn thành trên dưới 100 đề tài có giá trị ứng dụng thực tế vào công tác khám chữa bệnh, đào tạo CB. Nhiều đề tài đã nghiệm thu xuất sắc, nhiều GS đã được nhận những giải thưởng cao quý về NCKH của Nhà nước, nhiều bằng Lao động sáng tạo, bằng khen cuả Bộ Khoa học công nghệ, Bộ y tế, Tổng liên đoàn LĐVN đã được trao cho các tập thể và cá nhân, đánh giá cao những thành quả NCKH của CBCC bệnh viện.
Hợp tác trong và ngoài nước
Bệnh viện Bạch Mai có quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Hàng năm Bệnh viện đón tiếp trung bình 100 – 150 đoàn khách nước ngoài, khoảng 500- 600 người đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học tập và hợp tác khoa học. Bạn bè quốc tế đánh giá cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý của Bệnh viện. Bệnh viện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án nâng cấp và Tăng cường năng lực bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với JICA (Nhật Bản) hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nội dung của dự án nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, được sự đầu tư của Bộ Y tế và Nhà nước, Đảng ủy, Ban Giám Đốc, bệnh viện đã rất quan tâm đến việc nâng cấp, xây dựng mới bệnh viện. Với sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản, bệnh viện đã được nâng cấp xây mới 1 toà nhà 6 tầng (khu điều trị), 1 toà nhà 4 tầng (khu kỹ thuật) và 1 tòa nhà 1 tầng (khu cơ khí ), với máy móc trang thiết bị đồng bộ, hiện đại.
Không ngừng nâng cao chất lượng
Nhiều Viện, Trung tâm, Khoa/Phòng, các đơn vị hậu cần, dịch vụ cũng được nâng cấp xây dựng nhằm hiện đại hóa bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân như các công trình khử khuẩn, tiệt khuẩn (khoa chống nhiễm khuẩn hiện nay), hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường, vườn hoa cây cảnh, khu dịch vụ dinh dưỡng, nhà ăn nhân viên, nhà ăn bệnh nhân, siêu thị… các Viện lão khoa, YHLSCBNĐ, Da liễu, Trung tâm Chống độc, Khoa Cấp cứu, Khoa Thận nhân tạo (A9 cũ ), Khoa YHHN và điều trị ung bướu, Trung tâm đào tạo, nhà để xe cao tầng hiện đại, một phần khoa Thần kinh và Viện SKTT (kế hoạch xây dựng năm 2005).
Đồng thời bệnh viện đã bổ sung nhiều máy móc, trang thiết bị cơ bản và hiện đại cho các Viện/Khoa/Phòng, bảo đảm nâng cao chất luợng KCB, phục vụ người bệnh tốt hơn, xây dựng bệnh viện trở thành một trung tâm y tế hiện đại, khang trang, ngang tầm với các nước trong khu vực.
Không quên chăm sóc cho chính các cán bộ công nhân viên
Bệnh viện cũng rất coi trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hơn 2000 CBCC, tạo điều kiện cho các giáo sư, BS cũng như y tá, KTV, hộ lý và các nhân viên khác phát huy khả năng của mình, thi đua sôi nổi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, động viên kịp thời CBCC tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT, các hoạt động xã hội khác thường xuyên, sôi nổi góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác, chất lượng cuộc sống của CBCC, phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất vì mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng bệnh viện Bạch Mai ngày càng lớn mạnh và hiện đại.
Đảng bộ Bệnh viện liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh liên tục 20 năm liền, Công đoàn vững mạnh xuất sắc và Đoàn TNCS HCM hoạt động sôi nổi, phong phú. Đời sống CBCC được cải thiện về tinh thần cũng như vật chất, nội bộ đoàn kết nhất trí, phong trào thi đua thường xuyên, sôi nổi, xuất hiện nhiều đơn vị và cá nhân tiên tiến xuất sắc. Khoa Hồi sức cấp cứu A9 hai lần anh hùng LĐ , Viện Y học LSCBNĐ là đơn vị anh hùng. Nhiều cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, nhà giáo ND, nhà giáo ưu tú, huân chương, huy chương và nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ y tế và các ngành, các cấp.
Tổng hợp