Bài phát biểu của giảng viên một trường trung học tại Mỹ đã thu hút sự chú ý của nhiều tờ báo cho giới trẻ Việt Nam khi ông thẳng thắn nói với học sinh của mình rằng “Các em không hề đặc biệt.” Lời chia sẻ trên thậm chí đã tạo ra một làn sóng tranh luận trên nhiều cộng đồng trực tuyến thế giới, đồng thời khiến chúng ta phải một lần nữa nhìn lại chính mình.
Mục lục
Bài diễn văn gây chấn động
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough Jr. nói với những học sinh trong bài phát biểu của mình rằng: “Các em không hề đặc biệt. Các em chẳng có gì là khác biệt cả”. Điều này quả thực khác biệt với những lời hoa mỹ chúc tụng thường thấy trong một lễ tốt nghiệp ngay cả tại Mỹ.
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough.
Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.
“Trên khắp đất nước, không có ít hơn 3,2 triệu sinh viên tốt nghiệp từ 37,000 trường trung học. Điều này có nghĩa là 37 000 học sinh tiêu biểu được đọc bài diễn văn, 37,000 chủ tịch lớp, 92,000 giọng ca nổi bật, 340,000 vận động viên” Ông đã nói như vậy trong bài diễn văn phát biểu tại Boston Herald. “Ngay cả khi các em là duy nhất trong số hàng triệu người, trên hành tinh có 6,8 tỷ người điều này có nghĩa là có gần 7,000 người giống các em.”
McCullough đưa ra nhắn gửi đến những bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại, luôn nỗ lực hết mình để săn thành tích của con cái, rằng “Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.”
Nhưng ông cũng cho biết thêm trong một đoạn Video ở Kênh Wellesley Channel trên youtube. “Như các em thấy, nếu mọi người ai cũng đặc biệt, thì chẳng có ai là đặc biệt cả. Nếu mọi người đều lấy được danh hiệu, danh hiệu đó trở nên vô nghĩa… Hiện nay, những người Mỹ như chúng ta đều yêu những hư danh hơn là thành tựu thực sự… Một cuộc sống trọn vẹn, cuộc sống khác biệt, cuộc sống xứng đáng đã là một thành tựu rồi,” và ông khuyến khích họ “Làm bất cứ điều gì các em muốn không cần bất cứ lí do nào hơn là các em yêu nó và các em tin rằng nó quan trọng.”
Tờ Boston Herald đã tường thuật rằng những lời của McCullough đã được đón nhận nồng nhiệt bởi những người tham dự. Gần cuối bài phát biểu, ông nói, “Niềm vui ngọt ngào nhất của cuộc sống, chỉ đến khi các em thật sự nhận ra rằng các em không đặc biệt. Vì ai cũng như nhau cả mà thôi.”
Nhìn lại một thế hệ trẻ Việt đang yếu dần
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?Rõ ràng, bài phát biểu trên rất thiết thực và mang lại nhiều giá trị cho những học sinh sắp bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Theo như lời của bạn Uyên Nga (20t, HCM): “Xã hội bây giờ chạy theo thành tích khiến nó tự đáng mất đi nhiều thành tựu chân thành và đáng giá khác. Cám ơn thầy McCullough đã rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh tư tưởng của thế hệ trẻ bây giờ!”
Triết lý giáo dục của phương Tây luôn muốn học sinh của họ giỏi toàn diện, cả về thể chất lần tinh thần và tâm hồn. Không chỉ chỉ kiến thức trong sách vở, mà còn là những trải nghiệm cuộc sống, những thất bại và những lần va vấp. Những trải nghiệm và thất bại đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai. Tốt nghiệp trung học chưa đủ, học sinh còn cần tốt nghiệp trường đời để có thể trưởng thành thật sự.
Nhưng dường như giáo dục VN lại đang đi ngược lại với những tư tưởng tiến bộ ở trên.
Ngay từ lớp 1, các em đã bắt đầu kiếp mọt sách bằng những bài tập nặng nề tính lý thuyết, những cuốn sách dày cộp oằn trên lưng trẻ thơ. Chính áp lực từ những năm đầu đời đã khiến các em lao theo cái gọi là danh hiệu để đạt thành tích. Và để đối phó với lượng kiến thức khổng lồ, các em phải dành những thời gian trải nghiệm cuộc sống để đến lớp học thêm và các trung tâm Anh ngữ. Có thể chúng ta sẽ nghĩ, các bậc cha mẹ có quyền lựa chọn để con mình không cần học nhiều mà chơi. Nhưng khi sống trong một bộ máy đang chạy ào ào, nhà nhà đi học thêm, người người đi học thêm chẳng lẽ cha mẹ nào để con mình tụt hâu, đội sổ của lớp.
Với chương trình học quá nặng, các em phải đến lớp học thêm
Và chương trình học ấy cứ kéo mãi cho đến hết lớp 12, vẫn những lý thuyết về mạch điện mà chưa từng biết sửa một cái bóng đèn cháy, vẫn những bài học về cấu tạo tế bào mà chưa một lần được quan sát qua kính hiển vi, vẫn học chất này tác dụng với chất kia ra hỗn hợp nào đó nhưng chưa bao giờ được tận mục sở thị.
Áp lực học và quan niệm phải thi vào đại học bằng mọi giá đã khiến tuổi 18 của các bạn trẻ Việt Nam ngập ngụa trong những câu chữ và con số. Trong khi bạn bè thế giới bắt tay vào thực hiện ước mơ, đi du lịch khám phá thế giới… thì chúng ta đang ở đây, phấn đấu ngày đêm vì tấm bằng đại học mà chưa chắc ra trường đã xin được việc.
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?
Các bạn nhỏ ở nước ngoài được trải nghiệm những điều thú vị ngoài sách vở
Ý kiến của bạn Minh Đức trên báo Tuổi Trẻ đã thực sự gây nên hoang mang cho cả một thế hệ “Có lẽ người lớn ở VN sợ con trẻ thất bại, vì nếu chúng thất bại thì có thể ảnh hưởng đến bộ mặt gia đình? Vì thế, chúng ta được định hướng sẵn theo một con đường, ngại thất bại. Người lớn chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao VN đến giờ không có thế hệ nào có những phát kiến, sáng tạo làm thay đổi thế giới? Hay chúng ta chỉ cho rằng chỉ có phương Tây mới là cái nôi sáng tạo?”
Xin lấy tạm một câu của thầy McCullough làm lời kết: Thế hệ trẻ Việt Nam ơi, “Đừng nghĩ là “các em chỉ sống một lần” mà hãy nghĩ là là “các em sống một lần tốt nhất”.
Hãy thử sống một lần tốt nhất!
Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động dư luận
http://www.youtube.com/watch?v=n5p5nufi7EY&feature=player_embedded
Tôi vô cùng hãnh diện và cám ơn Tiến sĩ Wong, tiến sĩ Keough, Cô Novogroski, Cô Curran, thành viên hội đồng quản trị giáo dục, gia đình và các em bè của những học sinh, quý ông và quý bà của trường Trung học Wellesley năm 2012, đã cho phép tôi được vinh dự trình bày bài phát biểu của mình vào buổi chiều hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người.
Và bây giờ chúng ta ở đây, tại buổi lễ tốt nghiệp, khi cuộc sống luôn hướng về tương lai tuyệt vời phía trước (Và đừng nói về “Còn việc kết hôn thì sao?”, hôn nhân là một khía cạnh của cuộc sống và nó không có nhiều ảnh hưởng. Lễ kết hôn chỉ xoay quanh cô dâu – trung tâm của sự hào nhoáng. Không có gì hơn một danh sách toàn những đòi hỏi vô lý, chú rể chỉ đứng đó. Không quá trang nghiêm, đó là một đám rước mang tính mọi-người-hãy-nhìn-vào-tôi-này, nhưng nó cũng không xô bồ. Không phải là một lời tuyên thệ mang tính khác biệt.
Và các em có thể tưởng tượng một chương trình truyền hình dành để xem những chàng trai đang thử những bộ lễ phục. Cha của họ ngồi im với đôi mắt trầm ngâm xen lẫn niềm vui và sự hoài nghi, những người anh em của họ thì ngồi trong một góc thầm ghen tỵ. Đối với nam giới, việc bước trên thảm cưới, sau bao nhiêu sự chịu đựng đến giới hạn, phát nổ và trong một phút sơ ý… suốt nửa đời còn lại chỉ là sự lạnh lẽo vô cảm. Số liệu thống kê cho biết một nửa trong số đó sẽ ly hôn.
Nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp hôm nay là một sự khởi đầu mới. Từ ngày hôm nay trở về sau, ngay cả khi đau ốm và khỏe mạnh, mặc cho những khủng hoảng tài chính, mặc cho những khủng hoảng tuổi trung niên, cùng sự vị tha cho những lần nóng giận, vượt qua mọi khác biệt tưởng như không thể hòa giải và rất nhiều điều khác, các em sẽ mãi mãi tốt nghiệp trung học và cầm tấm bằng chứng nhận của các em đến cuối đời.
Không, buổi tốt nghiệp này là một nghi lễ khởi đầu tuyệt vời của cuộc sống, với những người tham dự và những nghi thức thích hợp. Thông thường, tôi ghét nói những gì sáo rỗng, nó thường rất vô nghĩa, nhưng tại đây chúng ta đang ở trên một sân chơi bình đẳng. Đó chính là vấn đề. Điều này nói lên vài thứ. Và những đồng phục nghi lễ khuôn mẫu… không có hình dáng khác biệt, không có kích cỡ, một cái vừa cho tất cả. Dù các em là nam hay nữ, cao hay thấp, mọt sách hay lười biếng, nữ hoàng ăn chơi hay là sát thủ X – Box, mỗi người đều mặc bộ trang phục này, các em có thể dễ dàng nhận thấy, chúng giống nhau đến từng chi tiết. Và bằng tốt nghiệp của các em, ngoại trừ cái tên các em ra thì cũng đều giống hệt nhau cả.
Tất cả điều này hiển nhiên như nó phải thế, bởi vì chẳng ai trong các các em đặc biệt. Vâng, các em chẳng có gì đặc biệt, Các em không phải là trường hợp ngoại lệ nào cả.
Cho dù các em có đọat những chiến tích lẫy lừng trong đội bóng U9, cho dù các em được đánh giá ở hạng xuất sắc trong số các học sinh lớp 7, cho dù các em nhận được bao nhiêu chứng nhận về văn chương, như Mister Rogers hay Aunt Sylvi, cho dù các em tham gia vào bao nhiêu cuộc diễu hành đòi công lý… các em cũng chẳng có gì đặc biệt.
Vâng, ngày từ nhỏ các em đã được nuông chiều, nâng niu như trứng, dìu dắt, bảo bọc từng chút…, những người lớn có khả năng sẽ làm nhiều thứ để dẫn dắt các em, ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng, tắm rửa cho các em, dạy dỗ, huấn luyện, lắng nghe, khuyên răn, khuyến khích, an ủi và thúc đẩy các em hãy đứng lên và bắt đầu lại. Các em bị tán tính, lừa phỉnh, nài nỉ. Các em chỉ toàn nghe những lời ngon ngọt nồng nhiệt. Vâng, chính xác là vậy. Và dĩ nhiên họ có mặt trong tất cả những trò chơi, vở kịch, màn độc tấu và hội chợ khoa học của các em. Những nụ cười nồng cháy khi các em bước vào một căn phòng, và người ta há hôc miệng đầy thích thú mỗi lần các em nhoẻn miệng cười. Và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Không thể phủ nhận, tất cả chúng tôi ở đây là vì các em, với niềm tự hào và đầy hứng khởi của cộng đồng…
Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng các em có chút gì đó đặc biệt. Vì các em không hề đặc biệt.
Các bằng chứng thực nghiệm có ở khắp mọi nơi, những con số này ngay cả những giảng viên người Anh cũng không thể phớt lờ. Newton, Natick, Nee… tôi được phép nói Needham, phải không nào?… Có 2000 sinh viên tốt nghiệp trung học tại đây. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng vậy, mặc dù ông ta thực sự là một hiện tượng.
Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng không có gì đặc biệt
“Nhưng, Dave”, các em đang hét lên, “Walt Whitman nói em là phiên bản của sự hoàn hảo! Epictetus nói em có tia lửa của thần Zeus” Và tôi không đồng ý. Vậy thị chẳng lẽ có đến 6,8 tỷ ví dụ của sự hoàn hảo, 6,8 tỷ tia lửa của thần Zeus. Các em thấy đấy, nếu tất cả mọi người đặc biệt, thì chẳng có ai đặc biệt cả. Nếu tất cả mọi người đều được khen thưởng, danh hiệu trở nên vô nghĩa. Có một điều chúng ta không nói ra nhưng ai cũng hiểu là, học thuyết của Darwin bắt nguồn từ một nỗi sợ hãi vô hình của con người, đó là nỗi sợ hãi bị diệt vong – hiện nay chính chúng ta gây nên sự sợ hãi cho chính mình, chúng ta yêu sự hư danh hơn là những thành tựu thật sự. Chúng ta xem chúng như những yếu tố quan trọng – và chúng ta vui vẻ thỏa hiệp với các tiêu chuẩn, bỏ qua thực tế, nếu chúng ta nghi ngờ đó là cách nhanh nhất, cách duy nhất để có một cái gì đó để ghi dấu ấn, một cái gì đó để khoe mẽ, một cái gì đó với thúc đẩy mình vươn lên một bậc cao hơn của xã hội.
Không còn đơn giản là cách thức các em vận hành trò chơi, thậm chí không nằm ở vấn đề chiến thắng hay thất bại, học hỏi tiếp hoặc phát triển, hoặc dám thân làm việc gì đó … Bây giờ vấn đề nằm ở câu hỏi “Vậy điều này có thể mang lại cho tôi cái gì?” Kết quả chúng ta đang rẻ mạt giá trị của sự nỗ lực. Đó là một loại bệnh dịch và theo cách này thì ngay cả trung học Wellesley – một trong số trường trung học tốt nhất trong 37000 trường trung học trên toàn quốc – cũng không miễn. Nơi tốt không đồng nghĩa với đủ tốt. Và tôi hy vọng các em hiểu ý tôi khi tôi nói “một trong những trường tốt nhất.” Tôi nói “một trong những trường tốt nhất” để chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, theo logic chỉ có thể có một thứ tốt nhất. Các em tốt nhất hoặc các em không.
Nếu các em đã học được điều gì đó trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi hy vọng đó là tri thức và niềm đam mê nghiên cứu chứ không phải là những bảng ghi thành tích. Tôi cũng hy vọng rằng các em đã nghiệm ra câu mà viết kịch người Hy Lạp vĩ đại Sophocles đã nói với chúng ta: “Trí thông minh là yếu tố chính để tạo nên hạnh phúc”. (Tất nhiên, trong một vài trường hợp cá biệt, hạnh phúc có thể là một que kem!). Tôi cũng hy vọng các em đã học đủ để nhận ra rằng các em đã học ít thế nào, các em đã học ít đến mức mà hôm nay mới chỉ là bắt đầu. Các em đã đến đây từ vị trí nào, đó mới là vấn đề.
Và khi các em vừa bắt đầu, trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lý hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê.
Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.
Cuộc sống đang hoàn thiện, cuộc sống có khác biệt, cuộc sống có sự liên quan, đó là thứ mà các em hiểu được chứ không phải là một thứ gì đó được nhồi trong máy tính hay mẹ bắt các em làm. Các em sẽ nhìn thấy những người cha bị thương để bảo vệ cho quyền được sống, được tự do của con mình. Và theo đuổi niềm hạnh phúc đó là một động từ chủ động. Nhưng tôi nghĩ, “theo đuổi” ở đây có nghĩa là từ bỏ những khoảng thời gian các em nằm nhà để xem những con vẹt đang nói chuyện trên Youtube. Tổng thống Roosevelt nhiều tuổi vẫn cưỡi ngựa và sống một cuộc sống tích cực. Tác giả Thoreau vẫn muốn cố gắng sống thật ý nghĩa, rút hết sinh lực để cống hiến cho các tác phẩm.
Nhà thơ Mary Oliver dạy chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu trong những cơn bão tố. Điều quan trọng ở đây đó là các em phải làm cho mình luôn bận rộn và chiến thắng các mục tiêu. Đừng chờ đợi nguồn cảm hứng và sáng tạo tự tìm đến với các em. Hãy tỉnh dậy, ra ngoài và bùng nổ, tự tìm thấy nó và giữ chặt nó trong tay. (Và giờ đây, trước khi các em vội vã ra ngoài để “tậu” một hình xăm YOLO cho đúng phong trào, hãy dừng 1 chút để tôi chỉ ra điều phi lý ở đây. Rõ ràng các em không chỉ sống một lần mà mỗi ngày các em có 1 cuộc đời. Đừng nghĩ là “các em chỉ sống một lần” mà hãy nghĩ là là “các em sống một lần tốt nhất”. Và hình xăm YOLO thì không mang lại cho các em những giá trị ấy, vì thế chúng ta nên quyết định nó chẳng có ý nghĩa gì cả.)
Tuy nhiên, cũng không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua. Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về những thứ quan trọng hơn. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.
Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho người 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra, các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
Chúc mừng. Chúc các các em may mắn. Hãy làm mọi thứ vì lợi ích của các em thân và của nhân loại, đó đã là một cuộc sống phi thường.