Bệnh cúm A ở trẻ em là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhất với khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh do virus cúm A gây ra, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đừng quá lo lắng, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cúm A ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà.
Mục lục
Bệnh cúm A ở trẻ em là bệnh gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, bệnh chủ yếu “hoành hành” khi bước vào thời gian giao mùa. Chủ yếu vào mùa đông xuân với những chủng cúm phổ biến A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.
Virus cúm A có thể tồn tại lâu dài trong khí quyển, tồn tại trên các mặt phẳng kéo dài khoảng 48 giờ. Virus cúm A dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ trong 30 phút. Các dung dịch sát khuẩn có thành phần formalin, iodine cũng có khả năng tiêu diệt virus trên bề mặt.
Trẻ mắc cúm A khi nhiễm virus cúm A, virus này có thể lây nhiễm chéo giữa người mắc đến người khoẻ mạnh thông qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh cúm A cho trẻ thường là những chủng virus cúm A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9, . .. gây nên.
Bệnh cúm A ở trẻ em thường lây lan thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. .. dịch chảy ở miệng, họng hay những hạt nước bọt sẽ mang theo virus phát tán ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ tiếp xúc với các giọt nước bọt có mang virus cũng có thể nhiễm bệnh. Ngoài ra, những chất dịch tiết khi nhiễm bẩn trên quần áo, đồ chơi,… cũng có thể lây truyền virus gây bệnh. Bệnh cúm A ở trẻ em là bệnh có khả năng lây lan rất cao và có thể gây thành dịch.
Triệu chứng bệnh cúm A ở trẻ em
Theo bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng bệnh cúm A ở trẻ em hay bệnh cúm mùa khác và những bệnh truyền nhiễm có virus gây viêm đường hô hấp nói chung là giống nhau. Trẻ sẽ có thể có sốt, xuất hiện những dấu hiệu cúm a ở trẻ em như viêm đường hô hấp (bao gồm ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng, đau đầu. Trẻ có dấu hiệu sợ hãi ánh sáng và nhức mắt, đau cơ, nhức mỏi chủ yếu vùng lưng và bàn chân.
Tuy nhiên, sau các biểu hiện cúm A ở trẻ em kể trên, khi mắc cúm A trẻ sẽ bị sốt cao liên tục 39-40 độ C, kết mạc mắt có biểu hiện rỉ máu, họng đỏ rỉ máu tươi, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc lóc.
Một số triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cúm A gồm:
- Thở khò khè, thở rít lồng ngực, khó thở;
- Khuôn mặt tím tái, môi và niêm mạc nhợt nhạt;
- Trẻ có dấu hiệu khóc thét;
- Trẻ bị đau bụng;
- Xuất hiện co giật;
- Đi tiểu thường xuyên hoặc trẻ không có đi tiểu trong khoảng 8 giờ;
- Mệt mỏi, biến đổi vị giác, chán ăn;
- Sốt cao khó hạ. ..
Cúm A đối với trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai ngoài, viêm cơ tim, viêm não, hen phế quản cấp,… gây đột tử nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Do đó, bố mẹ cần chú ý và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ thật kỹ, khi có những triệu chứng bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm A cho trẻ em
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi, để chẩn đoán cúm A cho trẻ nhỏ tuổi, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi bệnh sử về những biểu hiện cúm a ở trẻ em, nguyên nhân tiếp xúc với mầm bệnh, đồng thời thăm khám lâm sàng.
Bên cạnh đó, một số phương pháp xét nghiệm như RT-PCR, phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể, miễn dịch huỳnh quang,,… cũng thường được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh cúm A ở trẻ em.
- RT-PCR: Được biết đến là phương pháp có tính chất chính xác trong xét nghiệm nhằm giúp phân biệt virus cúm, kết quả sẽ được gửi trong khoảng 4-6 tiếng. Hiện nay phương pháp này được dùng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh cúm.
- Xét nghiệm kháng thể: Phương pháp này có độ chính xác thấp hơn PT-PCR, nhưng kết quả gửi về thì nhanh hơn.
- Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Phương pháp xét nghiệm cho kết quả rất nhanh ngay từ 10-15 phút lấy mẫu bệnh phẩm. Nhưng kết quả không chuẩn xác bằng những loại xét nghiệm thông thường. Hiệu suất xét nghiệm sẽ tuỳ thuộc theo lứa tuổi, thời điểm mắc bệnh và loại virus gây bệnh.
- Xét nghiệm virus: Tuy không phải xét nghiệm bắt buộc, nhưng khoảng thời gian bệnh cúm tái phát cần được thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm thu thập được. Phương pháp này thường được thực hiện khi không có phòng thí nghiệm vi sinh vật hiện đại.
- Xét nghiệm huyết học: Phương pháp chỉ được thực hiện với mục đích sử dụng cho phòng thí nghiệm, không thực hiện thường qui để chẩn đoán và điều trị bệnh. Độ nhạy và đặc hiệu của kết quả xét nghiệm huyết học phụ thuộc vào quá trình lấy mẫu, loại bệnh phẩm và số lượng mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng và trình độ của kỹ thuật viên.
Cách điều trị bệnh cúm A ở trẻ em
Nếu được điều trị đúng cách, đa phần trẻ bị cúm A sẽ hồi phục từ khoảng 7-10 ngày. Hầu hết những trường hợp sẽ được chỉ định điều trị ở nhà. Một số ít trường hợp có biểu hiện bệnh cúm A ở trẻ em nghiêm trọng cần được điều trị ở bệnh viện với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế. Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được trường hợp của trẻ sẽ được điều trị ở nhà hay là đến cơ sở y tế.
Cách chữa cúm a ở trẻ em tại nhà
Trong trường hợp trẻ mắc cúm A thể nhẹ, không triệu chứng, trẻ sẽ được chỉ định điều trị cúm A ở nhà. Bố mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp với bé. Cách chữa cúm A ở trẻ em tại nhà này sẽ giúp bé thoái mái hơn.
- Cho bé nghỉ, ăn ngủ đúng giờ nhằm lấy lại sức
- Sử dụng nước nóng để tắm rửa cho bé, không để bé tắm nước quá lạnh
- Cho trẻ bú mẹ, sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng cung cấp các kháng thể giúp bé miễn dịch và đề kháng với cúm A
- Cha mẹ có thể dùng nước muối loãng để rửa mũi họng cho bé, loại bỏ đờm giúp bé dễ chịu hơn
- Cho trẻ phơi nắng là cách để cung cấp nhiều vitamin D, việc này có ích trong việc tăng miễn dịch và giúp bé nhanh lành bệnh hơn
- Sử dụng thêm thuốc chống viêm, hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự dùng thuốc không có đơn theo chỉ định
- Bổ sung nhiều nước, cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin nhóm B, C
- Cho bé dùng đồ thấm hút tốt, khô mát
- Người thân chăm cho bé bị cúm A cần giữ gìn sạch sẽ, chân tay cần tắm rửa thường xuyên
- Tránh cho trẻ giao tiếp với người bệnh nhằm phòng tránh lây cúm
Nếu hết ít nhất 7 ngày điều trị mà những dấu hiệu không giảm, phụ huynh cần cho trẻ vào ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị.
Điều trị cúm A ở cơ sở y tế
Với trường hợp trẻ có diễn biến nghiêm trọng, phụ huynh cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế có khoa Nhi để được thăm khám, điều trị sử dụng thuốc thích hợp với thể trạng của bé. Lưu ý bố mẹ không tự mua thuốc kháng sinh để sử dụng cho trẻ, phòng trường hợp trẻ bị dùng nhầm thuốc dẫn đến không tác dụng trong điều trị, đề kháng thuốc.
Bệnh cúm A ở trẻ em có thể biến chứng nguy hiểm
Trong thể nặng siêu vi cúm gây bệnh cho trẻ có 2 thể:
- Chủng cúm A thông thường: một thể cúm thông thường khá nhẹ. Trẻ có thể tự khỏi sau khi bệnh khởi phát từ 7-10 ngày.
- Chủng cúm A mới: hiện nay cũng có một tỉ lệ khá cao vào khoảng 10% trẻ mắc bệnh cúm nặng có di chứng: viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, . ..
- Siêu vi cúm: Một số loại không gây tổn hại quá nặng nề cho sức khỏe. Nhưng nó lại tạo điều kiện cho các chủng vi trùng khác xâm nhập. Cụ thể như, siêu vi cúm gây viêm lớp niêm mạc hệ hô hấp dưới, vi khuẩn có trong điều kiện bệnh viện hoặc môi trường bên ngoài thâm nhập vào phổi và hệ hô hấp. Ví dụ như các chủng tụ cầu khuẩn. Chúng có thể gây ra tình trạng viêm phổi, dẫn đến suy hô hấp nặng.
Ở trẻ, trường hợp mắc cúm nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này diễn ra phổ biến với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gồm trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì, suy yếu hệ miễn dịch, bệnh lý bẩm sinh.
Cách phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em
Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh cúm A ở trẻ em, cha mẹ nên thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa sau:
Tiêm phòng bệnh cúm A cho trẻ và gia đình hàng năm
Y tế thế giới đã cảnh báo bệnh cúm rằng nó là một thách thức của nhân loại và khoa học, bệnh cúm đã có từ khá lâu đời nhưng cho đến nay cũng không có bất kỳ biện pháp nào trong việc chữa trị đặc hiệu. Hiện tại chỉ có một biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng. Việc tiêm phòng cúm được bác sĩ khuyến nghị thực hiện khi trẻ 6 tháng tuổi trở đi.
Theo các chuyên gia dịch tễ, Virus cúm luôn biến đổi, mỗi năm vaccine cúm ra đời với update những chủng virus cúm mới giúp ngăn ngừa đại dịch cúm diễn ra. Do đó cha mẹ nên tiêm nhắc lại mỗi năm cho trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em
Kết hợp tiêm phòng cúm, cha mẹ có thể thực hiện một số cách chữa cúm A ở trẻ em đã được các chuyên gia y tế khuyến nghị:
- Khi có người bị cúm cần cho trẻ duy trì cách biệt với người bệnh. Lưu ý mang khẩu trang, xịt khử trùng khi cho trẻ đến các nơi đông người suốt thời kỳ cúm A trên trẻ nhỏ.
- Vệ sinh họng và mũi khi ho, giữ gìn vệ sinh thân thể, có thói quen vệ sinh tay chân với xà bông thông thường giúp diệt vi trùng.
- Vệ sinh không gian phòng ở và nơi cư trú, luôn giữ môi trường thoáng mát, các đồ dùng trong gia đình cần được vệ sinh bởi những hoá chất sát khuẩn lành tính.
- Thường xuyên giám sát sức khỏe mỗi ngày của mình và trẻ, nếu gia đình có trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp như sốt, ho, viêm phế quản,… cần báo cho nhà trường, nơi cư trú và đến bệnh viện y tế thăm khám.
Bệnh cúm A ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng và đe dọa tính mạng của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, đặc biệt là trong mùa dịch cúm. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ,… cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.