Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đường hô hấp, hen phế quản, cơ xương khớp…Cần làm gì để đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm .
Mục lục
Thời tiết nồm, ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đường hô hấp, hen phế quản, cơ xương khớp…Trong đó, hen phế quản mặc dù không phải là bệnh nan y nhưng những cơn hơn ho dai dẳng khiến bệnh nhân khó chịu. Đặc biệt, những cơn cấp không thở được có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vây, cần làm gì để phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm ?
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh dị ứng, có thể gây ra do nhiều loại dị nguyên khác như: bọ nhà, phấn hoa, lông mao, nấm mốc, phấn côn trùng…
Nguyên nhân gây hen phế quản do bọ nhà, phấn hoa, nấm mốc, phấn côn trùng…
Người bệnh hen có thể khởi phát cơn hen cấp khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh như: Nhiễm cảm cúm; Ô nhiễm môi trường; Gắng sức;
Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ…
Vì sao thời tiết nồm ẩm lại dễ tái phát hen phế quản?
Hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp có liên quan khá chặt chẽ đến việc thay đổi về thời tiết và khí hậu nồm, ẩm ướt. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi (chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, mùa thu sang mùa đông), thay đổi độ ẩm làm cho phế quản sẽ co thắt hơn. Các bệnh xuất hiện nhiều trong thời gian này là nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm. Chính vì vậy, phế quản co thắt, đáp ứng nhanh hơn, mạnh hơn.
Nồm ẩm khiến dị nguyên nấm mốc, vi rút phát triển…gây hen phế quản
Đặc biệt, thời tiết nồm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường ở những nhà dưới thấp mốc meo tạo điều kiện cho dị nguyên nấm mốc, vi rút phát triển… khiến số lượng trẻ nhỏ, người già phải nhập viện điều trị khá cao.
Phương pháp đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm, ẩm
Để đề phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm ẩm, chúng ta cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị.
Vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh
- Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh.
- Dùng điều hòa, máy hút ẩm trong phòng ngủ (đảm bảo phòng luôn khô ráo).
- Thường xuyên lau dọn giường chiếu, phơi khô quần áo.
- Thay chăn, ga, gối thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh.
- Tránh dùng thảm trải sản (thảm hút bụi và giữ ẩm).
- Dọn dẹp, hút bụi đồ vật bị nấm mốc để tránh nhiễm bệnh vì hít phải bụi, mốc…
Chế độ dinh dưỡng & lối sống để nâng cao đề kháng
- Tăng cường vitamin từ các loại rau củ quả.
- Hạn chế đồ ăn béo, nhiều đường.
- Dọn nhà cửa sạch sẽ, phơi khô quần áo, tăng cường các loại vitamin cho cơ thể…để phòng bệnh hen phế quản khi thời tiết nồm, ẩm
- Uống đủ lượng nước, từ 1,5 đến 2,5 lít/người/ngày.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Mặc đủ ấm khi ra đường.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang bị cảm cúm, ho sốt.
- Hạn chế tiếp xúc với mùi hương, hóa chất (là yêu tố kích thích hen khó thở).
- Không được nuôi chó, mèo vì chính lông chó, mèo là nguyên nhân gây khó thở.+ Duy trì tập thể dục hàng ngày…