Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, không chỉ thế nó còn là bộ phận rất đặc biệt của cơ thể, nó có cơ chế tự bảo vệ mình. Hãy cùng tìm hiểu về đôi mắt.
Mục lục
Chớp mắt là hình thức tự bảo vệ của mắt
Đôi mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm của cơ thể. Nó có thể tự bảo vệ khi có tác động từ bên ngoài bằng cách nhắm mắt lại hoặc chớp mắt. Khi có bụi, mắt sẽ cộm và nước mắt sẽ tiết ra nhiều hơn rửa sạch bụi bận li ti bám trên bề mặt. Ngoài ra chớp mắt cũng là lúc mắt nghỉ ngơi. Trung bình cứ 3 giây chúng ta lại chớp mắt một lần.
Đôi mắt chúng ta không bao giờ sợ lạnh
Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều dây thần kinh cảm nhận xúc giác và cảm nhận đau. Mắt cũng vậy tuy nhiên có một điểm khác biệt là mắt không có dây thần kinh cảm giác về lạnh. Do vậy dù trời lạnh thế nào mắt cũng không bảo giờ cảm giác lạnh
Kích thước con ngươi của mắt thay đổi
Kích thước của con ngươi thay đổi cho phép ánh sáng đi vào trong mắt nhiều hay ít. Khi trời sáng, các cơ bám xung quanh con ngươi co lại, khiến con ngươi thu nhỏ, giúp phòng ngừa ánh sáng quá gay gắt làm hại mắt. Khi trời tối, các cơ dãn ra, làm cho con ngươi mở rộng, giúp nhiều ánh sáng hơn đi vào mắt. Chính vì vậy, mắt chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trong bóng tối.
Mắt có màu sắc khác nhau
Màu sắc của măt phụ thuộc vào tế bào melamin. Trong melamin có chứa các sắc tố, sắc tố nhiều sẽ tạo ra màu mắt đen, sắc tố ít hơn sẽ có màu mắt nâu, ít hơn nữa sẽ có màu xanh .
Cấu tạo đặc biệt của võng mạc giúp ta cảm nhận ánh sáng
Võng mạc của mắt được cấu tạo bởi 125 tế bào hình que và 7 triệu tế bào hình nón rất nhạy cảm với ánh sáng. Tế bào hình que cảm nhận cường độ của ánh sáng, tế bào hình nón cảm nhận màu sắc của ánh sáng
Nước mắt là loại nước kỳ diệu
Nước mắt chảy hoài không hết. Nó được tiết ra từ một bộ phận gọi là tuyến lệ. Nó có chức năng giữ ẩm cho bề mặt nhãn cầu, đồng thời rửa sạch những chất bẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên mắt. Nước mắt tràn ra bề mặt của nhãn cầu nhờ chuyển động của mí mắt.