Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng chít hẹp đường dẫn khí do một hoặc nhiểu nguyên nhân gây ra. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản, chúng tôi xin gửi đến độc giả những phân tích chi tiết nguyên nhân hen phế quản thường gặp qua bài viết sau đây.
Mục lục
Hen phế quản là bệnh như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản là tình trạng đường dẫn khí (phế quản) bị viêm nặng, dẫn đến chít hẹp đường thở, xuất hiện đờm, phù nề và co thắt. Những triệu chứng ấy khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, buộc phải thở gấp, hít từng hơi dài, thở khò khè… Hen phế quản thường xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya, tần suất thay đổi tuỳ vào mức độ hen. Ngoài ra, một số người bệnh cũng thường bị lên cơn hen đột ngột sau khi tập thể dục, khi lao động hoặc khi bị dị ứng,…
Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là cao nhất và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi. Bệnh hen phế quản hiện nay chưa thể điều trị dứt điểm hoàn hoàn nên được xếp vào những bệnh nguy hiểm. Hen phế quản chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc dự phòng hen (giảm tần suất hen, hạn chế khởi phát hen) và thuốc cắt cơn (giãn phế quản, thông khí đường thở và giảm các triệu chứng trong cơn hen cấp)
Người mắc bệnh hen phải chung sống cả đời với bệnh. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt bằng các thuốc dự phòng hen và hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây hen, bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh và sinh hoạt như người bình thường. Thuốc dự phòng hen có thể dùng thuốc tây y (như thuốc hít Corticosteroid ÍCS, thuốc động vận thủ thể Beta-2 thời gian dài (LAMA)…). Đối với biện pháp hạn chế tiếp xúc yếu tố gây hen hay nguyên nhân hen phế quản, cần nắm được các yếu tố này gồm những gì.
Phân tích nguyên nhân hen phế quản thường gặp
Hen phế quản do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự hình thành, phát triển của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen phế quản ở người Việt có thể kể đến như:
Dị ứng – nguyên nhân hen phế quản phổ biến nhấ
Dị ứng dẫn tới hen phế quản là một vấn đề hết sức phổ biến. 80% những người mắc bệnh hen phế quản bị dị ứng với những thứ trong không khí, như cây, cỏ, phấn hoa cỏ dại, nấm mốc, vẩy da động vật, mạt bụi và phân gián. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ sống trong những ngôi nhà chứa lượng phân gián cao thường có nguy cơ mắc bệnh hen hên phế quản ở trẻ em cao gấp bốn lần so với những đứa trẻ sống trong điều kiện bình thường.
Kích ứng thực phẩm
Tôm, cua là các loại thức ăn dễ gây kích ứng
Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phản ứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, hen phế quản có thể là một phần tất yếu của phản ứng đó. Người bệnh thường sẽ lơn cơn hen đột ngột, bị khó thở và thậm chí tắc ống thở. Đó được gọi là sốc phản vệ . Các loại thực phẩm phổ biến nhất liên quan đến các triệu chứng dị ứng là: ba ba, tôm và các động vật có vỏ khác, các loại trứng động vật, đậu phộng, trái cây,….
Tập thể dục, hoạt động mạnh
Đối với những người bị hen phế quản thể dục, những triệu chứng như khó thở, ngạt thở, chóng mặt,… sẽ xuất hiện khi người bệnh thực hiện các bài tập thể dục hoặc hoạt động mạnh. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng 30 – 60 phút tập thể dục tiếp theo. Nhưng cũng có tới 50% những người mắc bệnh hen suyễn do tập thể dục có thể bị lên cơn hen nặng sau thời điểm đó không lâu.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Bệnh hen phế quản gặp phải sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus có tên gọi RSV hay parainfluenza.
Ngoài ra còn một số các yếu tố khác gây nên bệnh hen phế quản như: ô nhiễm môi trường, hút thuốc chủ động và không chủ động, bệnh trào ngược dạ dày, giới tính,…
Di truyền
Gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thay đổi di truyền có thể đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và xuất hiện của bệnh hen phế quản. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen sẽ có tỉ lệ nhiễm cao hơn những người bình thường.
Tạm kết lại, bệnh hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính được gây ra bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ được các nguyên nhân hen phế quản sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả hơn.
Xem thêm: Cách điều trị hen suyễn hiệu quả