Thai nhi đủ tháng có cấu tạo giải phẫu gần giống người lớn. Thai nhi nằm trong buồng ối, lưng cong, đầu cúi, cằm sát vào ngực, hai tay bắt chéo trước ngực, hai cẳng chân gập vào đùi, hai đùi gập sát vào bụng. Thai nhi đủ tháng cân nặng trung hình 3.000g. Thai trai nặng hơn thai gái chừng 50g, dài 50cm.
Riêng về sinh lý, khi thai còn nằm trong buồng tử cung, bộ máy tuần hoàn và hô hấp có những điểm khác với thai nhi đã ra ngoài.
Về giải phẫu chỉ đề cập đến những phần có liên quan đến sản khoa, đặc biệt đầu thai nhi là phần quan trọng nhất.
Đầu thai nhi
Đầu là phần to nhất, rắn nhất, các đường kính khó thu nhỏ lại nhất và cũng là phần dễ gây đẻ khó của thai nhi. Đầu rất quan trọng trong cơ chế đẻ.
Đầu có hai phần: Sọ và mặt
Mặt không có gì đặc hiệt. Sọ gồm 2 vùng: vùng đỉnh sọ và vùng đáy sọ.
Vùng đáy sọ: Gồm một phần các xương trán, thái dương, chẩm và các xương bướm, xương sàng. Vùng đáy sọ không thu hẹp lại đươc, vì vậy trong các trường hợp thai chết, đầu khó ra, phái dùng kìm để bóp nát đáy sọ.
Vùng đỉnh sọ:
Vùng đỉnh sọ 1à vùng có thể thu hẹp đươc nhiều vì các đường khớp còn là màng, các xương có thể chồng lên nhau trong khi thai qua tiểu khung của người mẹ. Vùng đỉnh so gồm có 2 xương trán, hai xương đỉnh và một xương chẩm. Giữa các xương là các khớp màng. Đường khớp dọc giữa đi từ chân sống mũi tới góc trên xương chẩm. Các đường khớp ngang: Trán – đinh ở phía trước, đinh – chấm ở phía sau. Ngoài ra còn có các đường khớp đỉnh thái dương vì trán – thái dương không quan trong về sản khoa. Các đường khớp ngang, dọc gặp nhau tạo ra các thóp, đỉnh là thóp lớn hình thoi còn đuôi là thóp trước
Giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm có thóp sau nhỏ hơn, hình tam giác gọi là thóp nhỏ.
Các thóp thường được ứng dụng trong sản khoa làm mốc để định vị phía trán và phía chẩm.
Thóp trước và thóp sau có thể dễ nhầm với nhau nếu không quen thăm khám trên lâm sàng. Hai thóp đó cần được phân biệt để xác định kiểu thế của ngôi, chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế.
Bình thường diện các thóp của vùng đỉnh sọ không to lắm, nhưng trong trường hợp não úng thuỷ (đầu to) thì các đường khớp giãn rộng và thóp cùng to lên nhiều.
Kích thước của đầu rất quan trọng trong cơ chế đẻ, gốm có các đường kính trước sau, trên, dưới, ngang và chu vi đầu.
Đường kính trước sau. Có 5 đường kính trước sau liên quan đến các ngôi gồm:
- Hạ chẩm – thóp trước: 9,5cm (trong ngôi chỏm, đầu cúi tốt).
- Hạ chẩm – trán: 11cm (ngồi chỏm, đầu cúi vừa).
- Chẩm – trán: 11,5cm (ngỏi chỏm đầu không cúi, không ngửa, ngôi đầu lưng chừng).
- Chẩm – cằm: 13cm (ngôi thóp trước)
- Thượng chẩm – cằm: 13,5cm (ngôi trán).
Đường kính trên dưới: Một đường kính trên dưới là hạ cằm – thóp trước: 9,5cm (trong ngôi mặt).
Đường kính ngang: Có 2 đường kính ngang.
- Lưỡng đỉnh: 9,5cm
- Lưỡng thái dương: 8cm.
Tóm lại có 3 đường kính cần phải nhớ là:
- Hạ chẩm – thóp trước: 9,5cm ngồi chỏm
- Hạ cam – thóp trước: 9,5cm ngồi mặt
- Lưỡng đỉnh : 9,5cm ngôi đầu.
Có 2 vòng dấu (chu vi).
- Vòng to qua thượng chẩm và cằm: 38cm
- Vòng nhỏ qua hạ chắm và thóp trước 33cm.
Cổ và thân
– Cổ giúp cho đầu quay 180, cúi, ngửa, nghiêng dỗ dàng, cổ chịu đựng sức kéo không quá 50kg.
– Thân có các đường kính:
- Lưỡng mỏm vai: 12cm, thu hẹp còn 9cm
- Lưỡng ụ đùi: 9cm + Cùng chày : 11cm, thu hẹp còn 9cm.