Da
Da là chiếc áo khoác tự nhiên tuyệt vời của con người, là phòng tuyến đầu tiên. Da chiếm 16% thể trọng của người. Diện tích của đa có liên quan tới chiều cao thấp, độ gầy béo của người, nói chung nằm giữa 1,4-1,6m2.
Da gồm 3 phần: biểu bì, chân bì và lớp mỡ đước đa tạo thành. Trong lớp sâu nhất của biểu bì có một số tế bào sắc tố đen có khả năng sản xuất ra sắc tố,một người có nước da sẫm hay nhạt là do số lượng các hạt sắc tố đen quyết định. Trong lớp chân bì ở phía dưới biểu bì có nhiều loại mô như mô sợi, ống lanh phô, đầu mút thần kinh, nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn và nhiều mạch máu, v.v. . . Do đó, khi vết thương phạm đến lớp chân bì thì sẽ cảm thấy đau, và chảy máu, sau khi vết thương khỏi còn tạo thành sẹo. Dưới lớp chân bì là lớp mỡ, người gầy béo có liên quan đến lớp mỡ dưới da.
Da là chiếc áo khoác tự nhiên tuyệt vời của con người, là phòng tuyến đầu tiên.
Da có tác dụng tản nhiệt và giữ ấm. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên thì mạch máu của da trương giãn, sung huyết, thân nhiệt tạo lên từ máu sẽ thông qua da phát tán ra ngoài: Đồng thời tuyến mồ hôi cũng tiết ra một khối lượng lớn mồ hôi, thông qua việc thải mồ hôi nhiệt lượng dư thừa trong cơ thể cũng được đưa ra ngoài. Khi bên ngoài giá rét, mạch máu da lại co lại, lượng máu giảm xuống, nhiệt độ da xuống thấp, tản nhiệt chậm, có lợi cho việc duy chì ổn định thân nhiệt.
Dạ có chức năng bảo vệ. Lớp mỡ dưới da tựa như lớp đệm mềm mại bọc lấy bề mặt cơ thể người sẵn có tính đàn hồi rất tốt, khi người bị va vấp thì có tác dụng đệm lót, có thể đề phòng được tác hại trực tiếp của môi trường bên ngoài đối vời nội tạng và xương.
Da còn có chức năng hô hấp. Thuốc cao bôi trên bề mặt cơ thể, thông qua hô hấp của da thuốc đi vào trong cơ thể có tác dụng chữa trị.
Da người bình thường thể hiện tính axit (pH 5,5). Trong chất tiết của tuyến bã nhờn còn chứa một số chất có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Nếu như khi da bị thương hoặc khi bị bệnh da thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể khiến người sinh bệnh.
Da có chức năng hô hấp, thuốc cao bôi trên bề mặt cơ thể, thông qua hô hấp của da thuốc đi vào trong cơ thể có tác dụng chữa trị bệnh.
Trong da có nhiều đầu mút thần kính, có cảm giác nóng, lạnh, đau, ép, v.v… điều này rất quan trọng khiến người ta có thể kịp thời tránh những tác hại đối với bản thân. Điểm đau phân bố ở các đầu ngón tay và ở môi miệng rất nhiều, vì vậy dân gian thường nói câu ''tay đứt ruột xót''.
Có người thường vì da đen mà sinh ra phiền muộn, kỳ thực trong da có sắc tố đen có khả năng phản xạ và che chắn tia tử ngoại, có tác dụng quan trọng bảo vệ cơ thể.
Lông tóc vệ sĩ tốt cho da
Lông tóc người đại thể có 3 loại: dài mềm như tóc trên đầu; ngắn cứng như lông mày, lông mi; mềm mảnh, ngắn như lông tơ (thuộc mồ hôi). Mỗi một sợi lông tóc chia thành 2 bộ phận thân lông tóc và gốc lông tóc. Gốc lông tóc là điểm sinh trưởng của lông tóc, thông qua vi mạch máu hấp thu dinh dưỡng, khiến cho lông tóc không ngừng sinh trưởng.
Bên ngoài gốc lông tóc được bọc bằng nang lông, bám bên ngoài nang lông là một bó cơ nhỏ gọi là cơ dựng lông tóc. Khi người bị kích thích lạnh, cơ dựng lông tóc co lại, khiến cho da nổi “da gà” lên; khi người xúc động, cơ dựng lông tóc cũng co lại, làm cho lông tóc ngắn dựng đứng, vì vậy có câu nói là “Giận dữ dựng ngược cả tóc”.
Tóc có thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào đầu, tựa như đội một chiếc mũ an toàn.
Lông tóc là do tế bào thượng bì đã hóa sừng tạo thành, loại tế bào này sau khi thành thục thì được protein chất sừng (keratoprotein) điền vào, trở thành sợi protein chất sừng. Thân lông tóc tức là tế bào đã chết, chính vì vậy khi cắt tóc càng thấy không đau.
Các loại lông tóc đều có tác dụng riêng biệt. Lông mi có thể ngăn chặn sự xâm nhập của cát bụi và các côn trùng nhỏ bay vào mắt. Lông tơ bảo vệ da cơ thể.
Tóc có thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào đầu, tựa như đội một chiếc mũ an toàn.
Tóc của người bình quân mỗi ngày dài là 0,4mm; tuổi thọ của một sợi tóc từ 2 – 4 năm, dài nhất không quá 6 năm cứ cách một số năm, tóc được thay mới toàn bộ một lần: Tóc rụng và thay mới được tiến hành dần dần, trung bình mỗi ngày rụng từ 30 – 120 sợi. Người lớn trung bình có khoảng 8 – 10 vạn sợi tóc. Có một số người do bị bệnh hoặc do thần kinh quá căng thẳng, buồn phiền, v.v. . tóc rụng nhiều, dẫn đến hói đầu, v.v.
Các nhà khoa học phát hiện từ một sợi tóc có thể xác định được nhóm máu, hàm lượng các nguyên tố vi lượng và tốc độ tổng hợp protein v.v…do đó công an thường thông qua hóa nghiệm tóc để tiến hành phá án.
Bã nhờn là kem dưỡng da tự nhiên cho da (Sebum)
Chất bã nhờn có tác dụng bảo vệ da, có thể ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào da.
Tuyến bã nhờn và một loại tuyến nhỏ phân bố xung quanh chân lông tóc ở lớp chân bì. Mối ngày có thể tiết khoảng 15 – 40 gam chất bã nhờn, thông qua lỗ chân lông đến mặt da.
Sự tiết của tuyến bã nhờn là do hệ thống thần kinh – nội tiết chi phối, kích tố nam (đực) (androgen) có thể làm cho tuyến bã nhờn phát triển to lên, và tiết tốt. Thời kỳ thanh xuân, vì tuyến bã nhờn tiết tốt cho nên khiến cho con người có khuôn mặt bóng bẩy, và nước da trơn tru.
Chất bã nhờn chứa axit béo axit lactic và men tiêu khuẩn (bacterioiytlc enzyme), v.v. . . Chất bã nhờn sau khi hỗn hợp với mồ hôi thì hình thành lớp màng chất mỡ (fatty substance membrane), có tác dụng bảo vệ da, có thể ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào da.
Có người rất thích dùng xà phòng có độ xút (alkali) để rửa mặt, tắm và gội đầu. Làm như vậy sẽ phá hoại mất lớp màng chất bã nhờn của da, làm cho da khô, tóc trở nên vàng và giòn. Cho nên không nên dùng xà phòng có nhiều xút để rửa mặt, tắm và gội đầu.
Lá lách
Lá lách là cơ quan lanh phô lớn nhất của cơ thể, nó là một trong các cơ quan miễn dịch trung ương. Nó nắm ở phía trên bên trái khoang bụng, tuy phía trước có sự bảo vệ của đất xương: sườn thứ 9 – 11, nhưng nó tương đói giòn nên đề bị thương. Thời kỳ phôi thai, lá lách là cơ quan tạo máu, sau khi đẻ thì chức năng tạo máu được tủy đỏ thay thế, thưng lá lách vẫn có thể tạo ra các tế bào lanh phô v v … và những tế bào và vật chất có liên quan đến miễn dịch. Nó còn có tác dụng lọc máu. Những vi khuẩn, virus và những dị vật khác xâm nhập vào cơ thể, sau khi được xử lý ở đây thì sẽ bị những kháng thể đo các tế bào lanh phô T và tế bào lanh phô B tạo ra tiêu diệt ngay; những tế bào hồng cầu già yếu và cả các tiểu cầu máu (platelet) sẽ bị phá hoại và loại sạch.
Lá lách là cơ quan lanh phô lớn nhất của cơ thể, nó là một trong các cơ quan miễn dịch trung ương, có tác dụng lọc máu.
Lá lách, tựa như một miếng bọt biển, đã ngâm vào trong máu, chứa tương đối nhiều máu. Khi cơ thể con người cần thì lá 1ách co lại và máu được ứa ra, cho nên lá lách còn là một kho máu nhỏ cung cấp kịp thời.
Lá lách còn thực hiện ''sự chỉnh lý'' cần thiết đối với các tế bào hồng cầu mới được sinh ra và chứa đựng một lượng lớn tiểu cầu máu (piatelet).
Do lá lách cùng với tủy xương tham gia vào việc điều khiển khống chế tạo máu và tham gia vào việc phá huỷ, loại trừ hồng cầu và tiểu cầu, cho nên khi người ta mắc bệnh, lá lách sẽ phù to hoặc chức năng sinh lý quá ngưỡng bình thường thì sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu máu và hiện tượng ban xuất huyết, thậm chí vì xuất huyết quá nhiều mà có thể nguy hiểm đến tính mệnh con người.
Chức năng lá lách của người lớn, phần lớn, có thể được các cơ quan tổ chức khác thay thế. Cho nên, khi lá lách sưng to có thể nguy hiểm đến sức khỏe của con người thì có thể cắt bỏ nó, như vậy sẽ làm cho bệnh tình trở nên tốt. Nhưng với trẻ em, nếu cắt bỏ toàn bộ lá lách thì sẽ làm cho sức đề kháng giảm xuống.
Hệ thống lanh phô
Hệ thống lanh phô là một hệ thống có chức năng kép, vừa là một bộ phận bổ trợ của hệ thống tuần hoàn máu, lại là hệ thống phòng ngự quan trọng của cơ thể con người. Nó bao gồm cơ quan lanh phô, ống lanh phô và dịch lanh phô.
Cơ quan lanh phô có ở khắp cơ thể, như tuyến ức, tì, tủy xương và hạch lanh phô ở khắp cơ thể.
Khi có bệnh, bác sĩ thường thường yêu cầu bệnh nhân há miệng để kiểm tra amidan (tonsillaris) xem có viêm hay không. Cũng giống như amidan nói trên, cơ quan lanh phô có ở khắp cơ thể, như tuyến ức, tì, tủy xương và hạch lanh phô ở khắp cơ thể.
Tế bào lanh phô được tạo ra trong cơ quan lanh phô ở tủy xương v.v. . Các tế bào lanh phô này thành thục, tăng sinh, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Các loại tế bào lanh phô, trong cuộc chiến bảo vệ cơ thế, mỗi loại đều phát huy tác dụng của mình, phối hợp với nhau, bảo vệ một cách có hiệu quả sức khỏe của cơ thể.
Nếu ta ví tế bào lanh phô như một chiến sĩ thì hạch lanh phô sẽ là một binh tràm. Khi khuẩn gây bệnh đi qua thì chúng sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc. Loại binh trạm này cũng thực hiện ''chế độ trách nhiệm'', một hạch lanh phô sẽ phụ trách nhiệm vụ phòng ngự một khu vực của cơ thể con người, nếu khuẩn gây bệnh ở đây tương đối nhiều, thì hạch lanh phô sẽ sưng tấy lên và bác sĩ có thể căn cứ vào nó để chẩn đoán bệnh tật.
Ống lanh phô là một hệ thống dạng lưới, căn cứ vào kích thước đường kính ống có thể chia ra làm mấy cấp, phân bố rộng khắp trong cơ thể và giữa các ống được nối tiếp với nhau. Cấp bé nhất là vi lanh phô quản (ống vi lanh phô). Giống như vi huyết quản, thành ống vi lanh phô rất mỏng, rất dễ cho các phân tử lớn đi vào, tạo thành dịch lanh phô. Đoạn mút của đường thông này được bịt ken, chỉ cho phép đi vào mà không cho phép đi ra, từ nhỏ hội nhập thành lớn và cuối cùng chảy về tĩnh mạch.
Sự lưu động của lanh phô trong hệ thống lanh phô gọi là hồi lưu lanh phô. Loại vận động này có thể đem những chất mà chưa có thể mang đi được trong tuần hoàn máu mang trở về huyết dịch. Thế nhưng chức năng chủ yếu nhất của hệ thống lanh phô là tạo la tế bào lanh phô, tham gia vào việc đáp ứng miễn dịch của cơ thể từ đó tiêu diệt bệnh khuẩn, tạo nên một tuyến phòng ngự không nhìn thấy nhưng hoàn chỉnh hữu hiệu.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch có thể tương đối nặng nề phức tạp.
Hệ thống miễn dịch cơ thể không những có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và của các vật hại khác từ ngoài vào mà còn có thể thanh lọc các tế bào già cỗi, ác hóa hoặc các tế bào chết trong cơ thể, như vậy có thể bảo vệ sức khỏe của cơ thể sinh vật.
Hệ thống miễn dịch do cơ quan dạng lanh phô và các tế bào có hoạt tính miễn dịch tạo thành, tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch lanh phô đều là những cơ quan và những tổ chức (tissue) miễn dịch quan trọng. Ống lanh phô giống như mạng nhện phân bố khắp cơ thể và tạo thành mối liên hệ giữa các hạch lanh phô và các tổ chức của toàn thân, và như vậy làm cho mỗimột bộ phận của cơ thể nằm dưới sự kiểm soát và bảo vệ của hệ thống miễn dịch.
Các tế bào có hoạt tinh miễn dịch cũng tức và tế bào lanh phô, chúng có 3 loại và có những nhiệm vụ khác nhau:
– Một loại gọi là tế bào T, các tế bào T được tuyến ức nuôi dưỡng, các tế bào T phụ trách miễn dịch tế bào. Các tế bào T thông qua tác dụng trực tiếp hoặc giải phóng ra một số yếu tố lanh phô để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh dịch hại.
– Loại thứ 2 là tế bào B, phụ trách miễn dịch thể dịch. Khi phát hiện địch hại với sự hiệp lực của tế bào T, chúng được tăng sinh và phân hóa thành các tế bào tương (plasma cell) tiếp đó tạo ra một lượng lớn kháng thể để chống lại, trung hòa hoặc tiêu diệt địch hại xâm nhập vào.
– Loại thứ 3 gọi là đại thực bào (macrophagus), chúng có thể nuốt và xử lý khuẩn gây bệnh, đồng thời với sự hiệp lực của kháng thể và yếu tố lanh phô chúng có thể tấn công, tiêu diệt và xử lý địch hại và sau đó chuyển giao cho tế bào lanh phô gia công xử lý tiếp.
Nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch có thể tương đối nặng nề phức tạp. Chúng có thể phân rõ ranh giới địch ta, trong thời gian trước khi được sinh và trong thời gian chu sinh.
Sự phát triển của hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa thành thục, thì những kháng nguyên đã tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể đều được xem như là của bản thân; còn những kháng nguyên chưa được tiếp xúc ở thời kỳ này thì nhất luận không phải là của bản thân, đã không có thể nhận biết, cũng không có thể tiếp thu thì sẽ tấn công, tiêu diệt hoặc – bài xích. Do đó, phàm là những vật không thuộc về bản thân hoặc không giống với tính chất của bản thân (vật chất tính kháng nguyên) một khi đi vào cơ thể thì sẽ gây nên một loạt phản ứng miễn dịch đặc hiệu, đối lập với kháng nguyên này.
Amidan
Khi ta há mồm, đầu lưỡi đè xuống, ngay ở phần hầu – họng, ta có thể thấy ở 2 bên, mỗi bên có một vật màu hồng nhạt, đó là hạnh nhân khẩu cũng tức là tuyến amiđan. Nó cùng với thể hạnh nhân lưỡi thể hạnh nhân vòm và thể hạnh nhân ống hầu tạo thành một vòng lanh phô hoàn chình, tại bộ phận hầu. Nó như một vệ sĩ trung thành, bảo vệ trận địa ở hầu họng.
Thể hạnh nhân không những có thể sinh sản tế bào lanh phô mà còn có thể tham gia vào việc tạo ra kháng thể, ngăn chặn và tiêu diệt khuẩn và vi rút gây bệnh từ mũi miệng xâm nhập vào và ngăn chặn bệnh tật phát sinh.
Trẻ em trước 5 tuổi, chức năng sản sinh ra tế bào lanh phô và kháng thể là sôi động nhất, cho nên thể amiđan của trẻ em trước 5 tuổi thường thường tăng trưởng có tính chất sinh lý.
Trên amiđan có rất nhiều hốc vừa sâu vừa nhỏ. Cặn bã thức ăn và vi khuẩn rất dễ tụ bám vào trong đó. Khi sức đề kháng của cơ thể kém hoặc khi bị cảm, những vi khuẩn xâm nhập vào amiđan sẽ gây ra viêm thậm chí thành mủ. Khi bị viêm amiđan, trẻ em thường bị sốt, đau họng, ăn uống không tốt v.v. nếu không kịp thời chứa trị thì sẽ gây ra bệnh thấp khớp cấp (Rheumatic fever), viêm thận và viêm cơ tim v:v. . . Nếu viêm amiđan cấp tính phát sinh nhiều lần sẽ dẫn đến mãn tính, như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Có người cho rằng khi amiđan bị viêm thì cần cắt bỏ nó đi, như vậy sẽ không gây phiền phức về sau. Thực tế đây không phải là một giải pháp tốt. Các bác sĩ chỉ chỉ định cắt amidan trường hợp có biến chứng.
Benh.vn