Không chỉ các bác sỹ Việt Nam có nguy cơ lây nhiễm HIV trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Mới đây, một phụ nữ 62 tuổi sau khi nghỉ hưu đã tình cờ phát hiện dương tính với viêm gan siêu vi C, một căn bệnh có liên quan đến HIV/AIDS. Đây thực sự là hiểm họa cần phòng tránh đối với các nhân viên y tế trên toàn cầu trong việc tuân thủ các quy định bảo hộ trong y tế…
Nữ y tá dương tính với viêm gan C
Một nữ y tá 62 tuổi ở Mỹ, sau khi nghỉ hưu vào đầu năm 2015 đã phát hiện mình dương tính với viêm gan siêu vi C, một căn bệnh có liên quan đến HIV/AIDS.
Trước đó, bà không có bất cứ triệu chứng nào và chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể bị lây. Không biết mình bị bệnh trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, tuy nhiên bà đồng ý với kết luận rằng đã nhiễm bệnh trong khi làm việc tại bệnh viện. Bà chia sẻ “Phải đến năm 1992 chúng tôi mới có hiểu biết đầy đủ về viêm gan siêu vi C và HIV. Vậy nên trước đó, trong suốt một thời gian dài, các y bác sĩ không hề lo nghĩ gì đến những nguy cơ lây bệnh”. Từ trường hợp của mình, cựu nữ y tá khuyên: “Nhiều bác sĩ nghĩ rằng thử máu là việc không cần thiết, nhưng họ thực sự nên làm điều này”.
Nhân viên y tế phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh
Các y bác sĩ hàng ngày phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ mắc bệnh, trong đó có nguy cơ phơi nhiễm HIV, điều đó thể hiện trên con số nhân viên y tế châu Phi bị nhiễm HIV (Châu Phi tỷ lệ người dân nhiễm HIV khá cao). Tuy nhiên, ở các nước phát triển tỷ lệ nhân viên y tế nhiễm HIV chỉ chiếm chưa đến 1%/ Từ năm 1985 đến 2003, có 58 ca được xác định và 150 ca chưa xác định. Từ năm đến 1999 đến năm 2008, chỉ một trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm HIV do chạm phải kim tiêm khi đang chăm sóc cho bệnh nhân.
Ở Anh, 80% số người nhiễm bệnh qua đường máu vì bị thương do vật nhọn là các y bác sĩ. Trong đó, khoảng một phần ba phơi nhiễm HIV. Sau đó, họ được điều trị trong vòng 72 giờ và không bị bị tiến triển thành bệnh.
Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, do chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như phương tiện phòng chống phơi nhiễm, các y bác sĩ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo một nghiên cứu ở Ethiopia, gần 45% người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở châu Phi không hài lòng với các thiết bị bảo hộ mà họ có. 701% tin rằng công việc đẩy họ vào nguy cơ nhiễm HIV.
Tại Châu Phi, bác sĩ và y tá được xếp vào một trong những nghề nguy hiểm nhất. Tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của bệnh nhân khiến họ có thể lây nhiễm HIV và virus gây viêm gan rất nhanh, đặc biệt là đối với những người làm việc tại tiểu vùng Sahara, khu vực có tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao nhất thế giới. Đặc biệt, các y bác sĩ thường không biết người bệnh có nhiễm HIV hay không bởi hầu hết bệnh nhân đều cố gắng che giấu việc họ dương tính với virus HIV.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở các y bác sĩ là ngang với người dân và họ không được hưởng bất cứ ưu đãi nào nếu mắc bệnh. Các y tá nữ còn dễ trở thành nạn nhân của bạo lực. Nhiều người trong số họ thậm chí đã phải bỏ ra nước ngoài vì nguy cơ bệnh tật khủng khiếp, bị stress nặng và không được đối xử tốt.
Năm 2005, ở một bệnh viện tại Nam Phi, 11 y tá trong đó 5 thực tập sinh đã chết vì AIDS. Một báo cáo y tế năm 2006 nhận định rằng tỷ lệ chết do HIV/AIDS ở các y bác sĩ tại Châu Phi có thể lên tới 1 trên 20.
Hải Yến – Benh.vn