Lời khen đã thực sự có ích đối với mỗi chúng ta nhất là với con trẻ. Vậy tại sao chúng ta không dành điều đó cho những đứa con thân yêu của mình. Hãy cố gắng tìm điểm tốt để khen trẻ thật nhiều. Chúng sẽ trở thành người tuyệt vời như bạn muốn đấy.
Mục lục
Lợi ích của lời khuyên đúng
Dù là trẻ con hay người lớn, không ai muốn mình bị chê bai hay bị người khác cho mình là kém cỏi. Lời khen luôn là sự khích lệ tuyệt tuyệt vời. Một đứa trẻ có thể chỉ vì muốn chứng tỏ mình xứng đáng với lời khen đó đã trở nên giỏi hơn, chúng cũng có thể vì phải nhận trách nhiệm với lời khen đó mà trở nên dũng cảm hơn hay đôi khi chúng là tấm gương cho một ai đó mà buộc phải cố gắng hơn.
Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp trẻ xây dựng một hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ đương đầu với những thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc không diễn ra như chúng muốn. Ai mà chả thích được khen. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách khen trẻ như thế nào cho thật hiệu quả nhé.
Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu chúng ta tiến lại gần đứa trẻ, thu hút sự chú của trẻ bằng cách gọi tên trẻ và nhìn thẳng vào mắt trẻ rồi nói rõ ràng chính xác là chúng ta thích cái gì. Ví dụ, ‘Jane, thế là con biết đánh răng rồi. Tốt/Khá lắm’. Hoặc ‘Chip, cảm ơn con đã giúp mẹ thu dọn đồ chơi. Con làm tốt lắm’.
Hãy khen đúng cách
Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó không chân thành, không tương xứng với vẻ mặt và giọng nói của chúng ta. Nên tránh chuyện vừa khen xong rồi lại đèo thêm một lời chỉ trích ngay sau đó vì điều này sẽ làm lời khen mất hết tác dụng.
Chẳng hạn, xin đừng nói, ‘Bình, con dọn đồ chơi giỏi quá – thật đáng xấu hổ là nếu con không làm như thế hàng ngày!’ Hay ‘Yến, con biết tự ăn rồi đấy , giỏi ghê – Nhưng thật đáng tiếc là hôm qua con lại đổ bát cơm!’
Khen đánh giá hay khen miêu tả?
Khen đánh gái và khen miêu tả lời khen nào đem lại hiệu quả hơn
Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ khỏe quá!
Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này. Những màu con chọn cũng rất sống động./ Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!
Các nhà sư phạm, tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn.
Khen miêu tả sẽ khiến trẻ cảm nhận được gì ?
Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ hân hoan trong lòng. Nếu bạn muốn con gái mình tập trung chú vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Mary, bạn có thể nói, ‘Con nhìn Mary kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.
Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói bạn cảm thấy thế nào.
Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu cầu. Cảm ơn con’.
Hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập và tăng cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành thói quen tốt.
Benh.vn