Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới, bốn mùa thay đổi nên trẻ em Việt Nam thường bị viêm mũi, họng, viêm amidan… Đặc biệt trẻ bị viêm amindan thường sốt cao, bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian học tập của trẻ. Có trường hợp, bác sỹ chỉ định cắt amindan để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn. Vậy, khi nào thì cần phải cắt amidan cho trẻ?
Mục lục
Vai trò của Amidan là gì
Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và thường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc vi-rút muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng.
Vì sao Amidan thường bị viêm nhiễm
Viêm amidan thường xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn hoặc vi-rút trở nên quá tải làm amidan bị sưng lên và viêm. Đây được hiểu là cơ quan khu trú, thu hút mầm bệnh và tiếp xúc rất thường xuyên nên việc viêm amidan xảy ra rất phổ biến.
Triệu chứng khi bị viêm amidan
- Đau họng.
- Khó nuốt, nuốt đau.
- Amidan sưng, tấy đỏ.
- Các mảng trắng ở amidan.
- Đau đầu.
- Sốt.
- Sưng nề hạch bạch huyết
- Viêm thanh quản…
Amidan, sưng, tấy đỏ, đau họng, có các mảng trắng…là biểu hiện viêm amidan
Trường hợp nào thì nên cắt amidan cho trẻ
- Khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, trẻ thường ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm…
- Khi amidan quá to khiến bé kém ăn, hay bị nôn, khó nuốt, khó nói, làm cho trẻ chậm lớn.
- Khi amidan bị viêm mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe của trẻ.
- Khi gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amidan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amidan, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ.
- Khi nghi ngờ bị ung thư, hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan…
Cắt amidan khi gây tắc nghẽn đường thở, viêm mãn tính, biến chứng viêm cơ tim…
Phương pháp cắt amidan
- Bằng dao điện.
- Bằng laser.
- Bằng coblation.
Những vấn đề kiêng kỵ khi cắt amindan
- Tránh nói quá nhiều sau khi mổ.
- Kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay.
- Ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm (trong vòng 15 ngày đầu) để tránh chảy máu sau mổ.
- Tránh hoạt động thể lực mạnh như chạy chơi, bơi lội, đá bóng…
Lời kết
Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là tuổi đi học. Khi bị viêm amidan, trẻ thường bị đau họng, sốt cao trên 39 độ và thường tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống và việc học tập.
Vì vậy, để bảo vệ trẻ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm amidan, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh đường hô hấp trên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, khi thời tiết giao mùa cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ và tay chân, hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh…