Ngoài chứng đổ mồ hôi ban đêm, hoa mắt chóng mặt, giảm trí nhớ…phụ nữ tuổi mãn kinh còn đối mặt với căn bệnh “khóc dở, mếu dở” – ngứa vùng kín. Vậy, nguyên nhân gây loại bệnh khó nói này là gì?
Vai trò của bộ phận sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ rất quan trọng trong việc duy trì nòi giống với nhiều chức năng gồm sinh con, giao hợp, tiếp nhận tinh trùng từ đàn ông…
Trên thực tế, cấu tạo âm đạo của nữ giới đa phần nằm sâu bên trong cơ thể, có có một số phần nhỏ nằm bên ngoài như: lông mu, miệng lớn và miệng nhỏ…
Nguyên nhân gây ngứa
Trong thời kỳ tiền mãn kinh do nang noãn trong buồng trứng không còn nhạy cảm với nội tiết tố, cho nên nang noãn bị giảm ít đi và phát dục không đầy đủ, thậm chí không chín được để rụng thành trứng.
Vì thế, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kỳ kinh và lượng kinh cũng biến đổi khác nhau, sau đó chức năng của buồng trứng ngày càng yếu đi, lượng estrogene tiết ra giảm đi đến mức không đủ để làm cho nội mạc tử cung bong ra và dẫn đến tình trạng tắt kinh.
Trong thời kỳ này niêm mạc sinh dục teo mỏng dần, âm đạo- âm hộ khô do thiếu các chất dịch và axit lactic có tác dụng bao bọc và diệt khuẩn. Vì vậy, vi khuẩn, nấm và tạp khuẩn dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm và gây ngứa vùng kín ở tuổi mãn kinh.
Giải pháp
Khi có dấu hiệu ngứa, chị em cần đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục.
Ngoài ra cần dùng các chất bôi trơn khi quan hệ tình dục để tránh đau đớn, xây xát từ đó vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công.
Lời kết
Mãn kinh, tiền mãn kinh là giai đoạn cơ thể thay đổi theo chu kỳ sinh học của con người dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường trên cơ thể, trong đó ngứa vùng kín ở tuổi mãn kinh là 1 hiện tượng phổ biến và cần khắc phục sớm.
Để hạn chế bệnh, chị em nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu tiện, đại tiện. Ngoài ra nên tránh xa stress, tập thể dục thường xuyên, bổ sung các vitamin, nội tiết tố cần thiết để tăng cường thể lực, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
Benh.vn