Thích ăn đậu phụ mà không biết đến những lưu ý sau thì lợi bất cập hại. Thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng, “lành tính” bậc nhất này cũng biến thành hung thủ gây bệnh nếu lạm dụng cho những đối tượng sau. Xem ngay để tránh.
Mục lục
Đậu phụ – pho mát á châu
Đậu phụ là một trong những món ăn truyền thống phổ biến ở các nước châu Á. Khoảng 30 năm gần đây, người châu Mỹ cũng đã đổ xô đi khẳng định giá trị của đậu phụ và chúng được so sánh như pho mát của phương Tây.
Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị dùng thuốc rất cao. Theo lời của bác sỹ Tề Ngọc Mai, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, bệnh viện T.Ư Trung Quốc, đậu phụ là nguồn protein thực vật tốt nhất. Trong đậu phụ có chất phytoestrogen có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột, phòng chống bệnh tim. Ngoài ra, đậu phụ còn có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của não, thần kinh, huyết quản.
Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát, công dụng ích khí khoan dung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc. Do vậy, ở châu Á, ngoài tác dụng là thực phẩm ra, đậu phụ còn có tác dụng như thuốc hỗ trợ phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Khoa học hiện đại đánh giá đậu phụ dựa trên phân tích hóa học để nhận ra chúng “giàu có” như sau:
Protein:Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ chủ yếu là protein, chính vì thế chúng được ví như thịt không xương. Đậu phụ cũng như các sản phẩm của đậu nành còn có nhiều acid amin cần thiết. Cơ thể người chỉ sản xuất được 14 trong số 22 loại acid amin cần thiết, còn lại phải bổ trợ qua thực phẩm. Trong khi đó, đậu có đủ cả 8 loại acid cần bổ trợ.
Cholesterol tốt: Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Liên Xô đã thấy đậu nành làm giảm cholesterol ở vật nuôi. Tương tự, khảo sát trên người cho thấy chúng cũng giúp giảm lượng cholesterol tới 30%, giảm xu hướng tiểu cầu hình thành cục máu đông, giảm LDL (loại cholesterol xấu). Chính vì vậy chúng rất tốt cho bệnh nhân có vấn đề tim mạch. Thế nên cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ đã chấp thuận cho các nhà chế biến được giới thiệu là các sản phẩm này có giá trị trong việc làm giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và duy trì sức khỏe cho con người.
Hormone nữ tự nhiên: Vì trong đậu giàu isoflavones, một chất hoạt động tương tự estrogen có thể giúp duy trì sự cân bằng estrogen cho cơ thể người phụ nữ tái hấp thụ xương nên làm giảm rất nhiều triệu chứng loãng xương. Mỗi ngày con người cần khoảng 50mg isoflavones, tương đương 30g đậu hạt, 1ly sữa đậu, ½ miếng đậu phụ bình thường.
Chất chống oxy hóa: Vì trong đậu có selen, chúng chống lại sự sản sinh các gốc tự do nên chống lại sự oxy hóa một cách hiệu quả. Vì thế đậu còn có tác dụng làm đẹp.
Dinh dưỡng trong 100g đậu phụ
Năng lượng |
76kcal |
Carbonhydrate |
1.9mg |
Chất béo |
4.8mg |
Protein |
8.1mg |
Calci |
350mg |
Sắt |
5.4mg |
Natri |
7mg |
Magie |
30 |
Cảnh giác đậu phụ không đảm bảo chất lượng
Đậu phụ có rất nhiều tác dụng tốt, nhưng cũng đừng quá lạm dụng đậu phụ do có chứa chất paponin. Mặc dù có thể phòng chống xơ cứng động mạch nhưng cũng có thể đẩy mạnh sự bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I -ốt.
Cần phải cảnh giác hơn với các loại đậu phụ trên thị trường. Nhiều cơ sở đã quá lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ săn chắc và tăng năng suất. Những chiếc đậu càng vàng, trông chắc mịn nhưng khô cứng thì càng nhiều nguy cơ dùng thạch cao – một chất gây ngộ độc cho cơ thể.
Tránh lạm dụng đậu phụ ở 1 số bệnh thường gặp
Đến nay, đậu phụ vẫn được sử dụng rộng rãi, vẫn được ca ngợi. Tuy nhiên, nếu quá tuyệt đối hóa chúng lại là một điều phi khoa học. Mới đây một số nhà khoa học đã nghiên cứu để nhận ra mặt trái của đậu phụ. Về cơ bản, những tác dụng phụ chỉ xảy ra ở trường hợp “lạm dụng” thái quá đậu và sản phẩm từ đậu:
Đậu làm mất cân bằng nội tiết: Giáo sư Jill Schneider (Khoa Sinh học, ĐH Lehigh, Pennsylvania, Mỹ) đã nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng isoflavones làm gia tăng đáng kể tình trạng dạy thì sớm ở động vật gặm nhấm. Chính vì thế bà nói rằng nuôi trẻ em bằng đậu phụ và các sản phẩm từ đậu khác nào cho trẻ em dùng thuốc bổ sung nội tiết tố.
Theo bác sỹ Victoria Anisman (chuyên điều trị chăm sóc trẻ em ở Mỹ) thì nhiều nam giới khi tiêu thụ nhiều đậu phụ hay các sản phẩm từ đậu nành đã sinh ra thừa chất tương tự hormone nữ, ức chế hoạt động của hormone nam làm nên chứng hói đầu, phì đại tuyến tiền liệt. Còn một số phụ nữ còn lạm dụng đậu thì dễ có những cơn đau kinh nguyệt nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học ĐH Illinois (Chicago, Mỹ) còn đưa ra nhận định rằng isoflavones không có lợi cho những phụ nữ đang điều trị ung thư vú. Chúng có thể kích thích sự gia tăng khối u vú. Như vậy, đậu phụ có thể tốt cho những người trong độ tuổi trưởng thành nhưng chưa có nguy cơ ủ bệnh?!
Kìm chế dung nạp sắt: Những người thiếu máu do thiếu sắt hay người đang bổ sung viên sắt thì không nên dùng nhiều đậu phụ hoăc có thể hạn chế. Bởi trong đậu phụ rất giàu protein thực vật sẽ kìm chế sự hấp thu sắt, gây khó tiêu, mỗi lần chỉ nên ăn 100g là thích hợp nhất.
Không thân thiện với bệnh sỏi thận: Trong khuyến cáo các thực phẩm cần tránh cho người bị sỏi thận thì có gạo và đậu phụ vì chúng có nhiều oxalate. Do đó những người có vấn đề về thận thì đậu cũng là sản phẩm bất hảo.
Nguy cơ dị ứng: Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã xếp đậu (đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành) là một trong 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là với trẻ nhỏ.
Như vậy, không nên lạm dụng đậu phụ dù chúng là siêu thực phẩm và tương đối lành tính. Đặc biệt 1 số bệnh như ung thư vú, bệnh thận nên hạn chế ăn đậu phụ để đảm bảo sức khoẻ. Chia sẻ ngay kiến thức hữu ích này để bạn bè cùng biết.