Trẻ lên ba thường hay tò mò, bé đang khám phá thế giới xung quanh và đang dần hình thành nhận thức việc gì được làm, việc gì không. Ở độ tuổi này bố mẹ thường hay bực mình vì trẻ hay đòi tự làm, không nghe lời và hay nghịch ngợm khám phá. Vậy phản ứng của phụ huynh lúc đó thế nào? Hãy cố gắng chơi, giải thích và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các công việc hàng ngày.
Mục lục
Theo Henny E Wirawan, Khoa Tâm lý học, Đại học Tarumanegera, Jakarta, có thể dạy cho trẻ làm việc nhà vì thông qua việc này bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng tự chủ, tập trung, kỹ năng vận động cơ bản cũng như tăng vốn từ vựng của trẻ.
Hơn nữa ý định giúp đỡ người khác là một điều rất đáng trân trọng và cần được nuôi dưỡng từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, trong những năm của tuổi mẫu giáo, việc giúp cha mẹ làm việc nhà được coi là một trong những dụng cụ hỗ trợ đào tạo khả năng nhớ và những hạn chế khác của trẻ.
Nếu bạn có ý định giúp bé chưa đi mẫu giáo rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bằng cách chú ý những điều sau đây:
Cho trẻ làm những việc đơn giản
Trẻ nhỏ cần làm gì trong khi giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà? Bạn có thể cho trẻ nhặt rau hay rau củ quả khác như nhặt đỗ, rau, làm rau thơm, cho trẻ cắt bằng dao đồ chơi hoặc dao bánh mì không sắc, làm vệ sinh đồ chơi, sách vở, giày dép, gấp quần áo sạch sẽ, giúp lau hoặc rửa xe cùng bố, mẹ.
Công việc phù hợp với khả năng của trẻ
Nếu phụ huynh yêu cầu một đứa trẻ nâng một thùng đồ giặt chẳng hạn là một điều hoàn toàn không thích hợp. Bạn có thể giả vờ bê thùng bột giặt cùng bé nhưng hãy cho bé biết bé không có khả năng tự bê thùng đồ đó mà cần có sự giúp đỡ của bạn hoặc bạn có thể chọn cho con những thứ nhẹ hơn ví dụ một vài chiếc áo cần giặt.
Lưu ý thời gian
Khi con muốn giúp đỡ mình, bạn hãy lưu ý thời gian, cho dù đó là thời gian để chơi hoặc thời gian để nghỉ ngơi, ăn, ngủ. Nếu thời gian không thích hợp, hãy dạy con nên làm gì vào giờ nào. Nếu thời gian thích hợp, cũng nên xem xét không để trẻ làm một việc quá lâu. Cha mẹ không nên “khai thác” ý định giúp đỡ thái quá ở trẻ. Vì ở lứa tuổi này trẻ đang rất mải chơi.
Đừng quá hy vọng về kết quả công việc của con
Cha mẹ không nên mong đợi các con có thể hoàn thành nhiệm vụ với tiêu chuẩn của người lớn. Thay vì giúp đỡ thực sự, có những đứa trẻ thậm chí còn làm cho công việc của bạn trở thành một mớ hỗn độn. Đừng tức giận, mà hãy tôn trọng mong muốn và thiện chí giúp đỡ của trẻ. Hãy tận dụng thời điểm này là để dạy cho trẻ làm thế nào cho đúng.
Tránh xa các đối tượng nguy hiểm
Bạn đừng nên nói “không “ với trẻ mà không giải thích vì như vậy vô tình chúng ta đã kích thích tính tò mò của trẻ. Cùng với những lời giải thích của cha mẹ, trẻ sẽ nhận biết được những nguy hiểm sẽ gặp phải và vốn từ của trẻ sẽ dần tăng lên.
Biết nói lời cảm ơn
Đừng quên cám ơn con khi con hoàn thành việc giúp đỡ bạn. Hãy cám ơn hoặc khen ngợi một cách tự nhiên khi trẻ làm những việc hữu ích. Như vậy đứa trẻ sẽ hiểu rằng đây là những việc làm tích cực và sẽ lặp lại trong lần sau.