Bệnh viêm họng mãn tính có khả năng tái phát cao nếu không được điều trị đúng phương pháp và đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó cần có những biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
Mục lục
Viêm họng mãn tính là gì
Viêm họng mãn tính là bệnh lý trên đường hô hấp, các biểu hiện của viêm họng kéo dài. Viêm họng mãn tính thể hiện ở ba dạng: xuất tiết, teo, quá phát.
Các nguyên nhân của viêm họng mãn tính thường gặp:
- Viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm xoang sau.
- Viêm amidan mạn tính.
- Người mắc hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
- Tắc mũi mãn tính do dị tật ở mũi: Vẹo vách ngăn, polyp mũi, quá phát cuốn mũi.
- Tiếp xúc với môi trường khói bụi, các chất kích thích: bụi vôi, bụi xi măng, rượu bia, thuốc lá,…
- Do cơ địa dễ dị ứng, tạng khớp,…
Triệu chứng viêm họng mãn tính thường gặp
Viêm họng mãn tính là một tình trạng mà các tổn thương tập trung chủ yếu tại họng, bao gồm sưng viêm, phù nề trên niêm mạc họng, ho và có sự xuất hiện của đờm.
- Đau họng: Một trong những triệu chứng chính của viêm họng mãn tính là cảm giác đau hoặc khó chịu trong họng. Đau thường không quá nghiêm trọng, nhưng có thể kéo dài và xuất hiện đều đặn trong thời gian dài.
- Viêm và sưng họng: Niêm mạc họng bị viêm và sưng, làm cho họng có vẻ đỏ và sưng hơn so với trạng thái bình thường.
- Ho: Ho có thể là kết quả của sự kích thích và viêm của niêm mạc họng, và có thể xảy ra trong thời gian dài.
- Tiếng nói khàn: Điều này có thể do sự viêm nhiễm và sưng ở dây thanh quản và họng.
- Cảm giác khó nuốt: Viêm và sưng trong họng có thể làm cho quá trình nuốt trở nên khó khăn và gây ra cảm giác khó chịu.
- Đờm, nhầy trong họng: Viêm họng mãn tính thường đi kèm với sự sản xuất nhiều dịch nhầy trong họng.
- Tình trạng mệt mỏi và khó chịu.
- Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, có thể cảm giác nóng rát ở cùng trước ngực do ợ hơi, ợ chua.
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian
Bệnh lý viêm họng mãn tính chủ yếu là điều trị tại chỗ và các triệu chứng cùng với loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng mãn tính thường được áp dụng trong dân gian.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị viêm họng mãn tính và duy trì sức khỏe tổng thể của hệ hô hấp.
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng một bàn chải răng mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch các kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn để làm sạch khu vực họng và giảm vi khuẩn gây viêm. Một số nước súc miệng kháng khuẩn như: Súc họng miệng Nano bạc PlasmaKare, Listerine, nước súc miệng Betadine, Valentine,…
Chữa đau họng bằng lá tía tô
Tía tô chứa nhiều tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm và chữa các triệu chứng của cảm cúm.
Trong trường hợp viêm họng, tía tô cũng được dùng giúp giảm ho, giảm đau rát họng hiệu quả. Dưới đây là chế biến tía tô để chữa viêm họng mãn tính:
- Rửa sạch khoảng 10 lá tía tô, 5 hoa đu đủ đực và 3 chùm hoa khế.
- Ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
- Thái nhỏ các nguyên liệu trên rồi cho vào một cái bát nhỏ.
- Đem cách thủy 15-20 phút. Chắt lấy phần nước cốt để dùng.
- Mỗi ngày nên uống 2 lần đến khi các triệu chứng được thuyên giảm.
Chữa viêm họng mãn tính bằng gừng
Các thành phần hoạt chất zingerone và gingerol có trong củ gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh. Chúng có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra, lượng tinh dầu có trong gừng cũng có tác dụng thông cổ họng, giữ ấm cổ họng và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Do đó, sử dụng đều đặn bài thuốc từ gừng mỗi ngày có thể giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính. Cách làm như sau:
- Rửa sạch một củ gừng tươi bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và chất cặn bám.
- Bạn có thể gọt bỏ vỏ của gừng hoặc giữ nguyên vỏ, sau đó thái gừng thành từng lát mỏng hoặc đập dập.
- Cho toàn bộ gừng vào một cốc nước nóng và hãm trong khoảng 5 – 10 phút.
- Thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất hoặc nước cốt chanh vào cốc, khuấy đều và uống hỗn hợp khi nó còn ấm.
Nên uống từ 2-3 ly trà gừng mỗi ngày và sử dụng liên tục cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
Lá húng chanh chữa viêm họng mãn tính
Trong lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn vì vậy thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng mãn tính. Cách làm như sau:
- Rửa sạch khoảng 15 lá húng chanh tươi, 4 quả quất sau đó để ráo nước.
- Thái nhỏ húng chanh và quất thành các lát mỏng rồi cho vào một cái bát sạch.
- Cho thêm một lượng đường phèn vừa đủ, trộn đều và đem hấp cách thuỷ 15-20 phút.
- Để nguội và chia thành 3 lần dùng trong ngày. Dùng được cả nước và cái.
Nên thực hiện đều đặn hàng ngày để tình trạng viêm họng mãn tính được cải thiện.
Quất ngâm mật ong
Mật ong và quất có chứa các chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tình trạng viêm nhiễm trong họng. Bên cạnh đó còn có khả năng làm dịu các vùng viêm trong họng, giảm cảm giác đau, ngứa và khó chịu.
- Rửa sách 7 – 10 quả quất tươi bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Để ráo nước sau đó đem bổ đôi, bỏ hạt, cho vào một chiếc bát nhỏ.
- Cho thêm khoảng 8-10 thìa cà phê mật ong rồi ngâm 30 phút.
- Đem hấp cách thuỷ 8-10 phút rồi để nguội.
Sử dụng hàng ngày để các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính được cải thiện.
Trà nóng chữa viêm họng
Uống trà giúp giảm đau họng và tình trạng sưng viêm niêm mạc. Đồng thời giúp làm ấm và đem lại cảm giác dễ chịu, giảm ngứa cổ họng cho người bệnh.
Có thể sử dụng trà gừng mật ong, chanh mật ong hoặc trà hoa cúc,… giúp tăng cường đề kháng và làm dịu cổ họng.
Ngoài các cách nêu trên, bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tự nhiên khác để giảm tình trạng viêm họng mãn tính như: uống nhiều nước, hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như thuốc lá và hóa chất, hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như bụi, khói, hoặc hơi nước nóng, duy trì một lối sống lành mạnh và ăn uống cân đối.
Lưu ý khi điều trị viêm họng mãn tính
Dưới đây là một số câu hỏi mà người bệnh viêm họng mãn tính cần quan tâm:
Viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không
Bệnh viêm họng mãn tính là một trạng thái kéo dài và có thể tái phát theo chu kỳ. Viêm họng mãn tính có thể được kiểm soát và điều trị để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng không thể hoàn toàn chữa khỏi.
Viêm họng mãn tính có lây không
Bệnh viêm họng mãn tính không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nó không lây từ người này sang người khác như các bệnh truyền nhiễm thông thường. Do viêm họng mãn tính là một trạng thái viêm nhiễm kéo dài trong thời gian dài, thường do sự tác động của các tác nhân gây viêm như hút thuốc, ô nhiễm không khí, vi khuẩn,virus hoặc dị ứng.
Tuy nhiên, trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra, có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Việc truyền nhiễm thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Việc duy trì vệ sinh tay và tránh tiếp xúc gần với người bệnh có thể giảm nguy cơ lây nhiễm.
Viêm họng mãn tính nên ăn gì
Trong trường hợp viêm họng mãn tính, có một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm tác động lên niêm mạc họng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho viêm họng mãn tính:
- Thức ăn mềm và dễ nuốt.
- Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Bổ sung chế độ ăn với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và hạt, thịt tươi, cá, đậu hạt và sữa chua.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp làm giảm viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều trái cây và rau có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, dứa, kiwi, dâu tây, cà chua, rau cải.
Viêm họng mãn tính kiêng ăn gì
Trong trường hợp viêm họng mãn tính, có một số thực phẩm và thói quen ăn uống nên kiêng để giảm tác động và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho viêm họng mãn tính:
- Thức ăn cứng và khó nuốt: Tránh ăn thức ăn cứng, các loại bánh mì cứng, snack giòn và thức ăn khó nuốt do có thể gây tổn thương niêm mạc.
- Thức ăn cay và cay nhiều gia vị: Do có thể gây kích ứng và kích thích niêm mạc họng.
- Thức ăn chua: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chua như cam, chanh, dứa, cà chua và các sản phẩm có chứa axit. Thức ăn chua có thể làm tổn thương niêm mạc họng và gây cảm giác khó chịu.
- Thức ăn lạnh và đá: Tránh thức ăn lạnh và đá, như kem, đá xay, nước đá. vì có thể làm tăng sự sưng viêm và gây cảm giác khó chịu trong họng.
- Đồ ăn giàu mỡ: Các loại thực phẩm này gây kích ứng, tăng tiết đờm ở cổ họng của người bệnh. Vì vậy khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người mắc bệnh viêm họng mãn tính cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Để cải thiện được các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời cũng nên áp dụng các phương pháp chữa trị ngay tại nhà để phòng ngừa tái phát.