Nấm linh chi là một loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong Đông và Tây y và có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để hỗ trợ điều trị một số bệnh đặc biệt các bệnh lý về ung thư. Việc nắm rõ thông tin về loại thảo dược này, giúp người bệnh sử dụng an toàn và hiệu quả nhất.
Mục lục
- 1 Tổng quan đặc điểm của nấm Linh chi
- 2 Công dụng của nấm Linh chi theo Đông Y và Tây Y
- 3 Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Nấm linh chi
- 3.1 Bài thuốc số 1: Cây nấm linh chi chữa các bệnh lý về gan
- 3.2 Bài thuốc số 2: Cây nấm linh chi bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh
- 3.3 Bài thuốc số 3: Cây Nấm linh chi chữa tiểu đường
- 3.4 Bài thuốc số 4: Cây Nấm linh chi trị xơ cứng mạch máu, áp huyết cao, đột quỵ, đau thắt ngực
- 3.5 Bài thuốc số 5: Cây Nấm linh chi chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
- 4 Một số món ăn từ cây Nấm linh chi
- 5 Những lưu ý khi sử dụng cây Nấm linh chi để đạt hiệu quả
Tổng quan đặc điểm của nấm Linh chi
Nấm Linh Chi có thể là một loại dược liệu rất quen thuộc với nhiều người ở Việt Nam và các nước châu Á nói chung. Loại nấm này cũng dễ dàng sinh trưởng ở các vùng khí hậu đa dạng nên trở nên phổ biến.
Cây Nấm linh chi được trồng ở khu vực nào?
Nấm linh chi còn có tên gọi khác là Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu, ….Tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae).
Nấm Linh chi được phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, cây Nấm linh chi được phân bố ở một số khu vực như rừng Phú Quốc, Sapa, Tam Đảo, Lâm Đồng, rừng Tiên Phước, Hương Sơn (Hà Tĩnh) vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Quảng Nam, Tây Nguyên…
Nấm Linh chi là một loại thảo dược quý, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng lớn cho nên nấm linh chi đã được trồng theo mô hình thủ công, công nghiệp hay trong các phòng thí nghiệm để cung cấp ra thị trường phục vụ nhu cầu sức khỏe của người dân.
Phân loại các loại Nấm linh chi
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Nấm linh chi được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ bao gồm các loại sau:
1. Nấm linh chi Việt Nam: các nhà khoa học đã tìm thấy 26 loại nấm linh chi tự nhiên ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam dùng để làm thuốc như nấm linh chi đỏ, nấm linh chi đen, nấm linh chi xanh,… trong đó nấm linh chi đỏ được xem là thảo dược quý hiếm. Các loại nấm này sống hoại sinh trên các thân cây gỗ mục ở độ cao 1.500m.
Bên cạnh đó, nấm linh chi còn được nuôi trồng theo phương pháp thủ công, công nghiệp và phòng thí nghiệm bằng các loại nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố.
Nấm linh chi Việt Nam có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nhất là những bệnh lý về ung thư và thường có giá thành rẻ hơn so với các loại nấm linh chi đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
2. Nấm linh chi Trung Quốc: nấm có đặc điểm xung quanh gờ tai có đường viền màu tím thẫm. Nấm có trọng lượng nhẹ và màu thường bị xỉn. Thường có đường kính nhỏ hơn khoảng 17cm, chiều dày mỏng hơn. Có hình quả thận, dưới mũ có màu vàng nâu hoặc vàng xám.
Khi sắc nước thường có hương vị đắng, chua và không tạo độ nồng. Trọng lượng nhẹ, mặt trên không được sáng. Quanh gờ tai có đường viền màu tím thẫm. Khi dùng tay nhấn mạnh vào nấm sẽ thấy mềm và bị lõm xuống, bề mặt nấm xốp, dễ bị mọt, ẩm mốc.
3. Nấm linh chi Hàn Quốc: có màu nâu, dưới màu vàng nghệ. Gốc nấm không quá to, có đường kính trung bình 15 – 20cm, được trồng trên các thân gỗ. Chiều dày của nấm thường 1,5 – 2cm. Thường hình dạng tròn méo, ít khi hình quả thận, dưới mũ có màu vàng chanh.
Khi sắc nấm có hương vị đặc trưng, vị đắng, không chua khi ngửi. Trọng lượng nặng, bề mặt sáng bóng và mịn chắc. Xung quanh gờ không có viền màu tím thẫm. Khi dùng tay nhấn mạnh vào mặt trên sẽ cứng, nở to khi thái lát hoặc xay nấm.
Phân loại Nấm linh chi theo màu nấm
Nấm linh chi có nhiều loại trong đó phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong y học bao gồm:
- Nấm linh chi đỏ: còn có tên gọi khác là xích chi, hồng chi có màu đỏ là loại nấm linh chi có nhiều tác dụng nhất, có vị đắng, tính bình, không độc. Có công dụng dụng tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, tăng cường trí tuệ, bổ máu, đau tức ngực, ích tâm khí…
- Nấm linh chi vàng: còn có tên gọi khác là kim chi hay ngọc chi, có màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc. Có công dụng trung hòa ích tỳ khí, an thần.
- Nấm linh chi xanh: còn có tên gọi khác là long chi, có màu xanh, vị chua, tính bình, không độc. Công dụng chữa sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ.
- Nấm linh chi trắng: còn có tên gọi khác là ngọc chi, bạch chi, màu trắng, vị cay, tính bình, không độc. Công dụng ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
- Nấm linh chi đen: còn có tên gọi khác hắc chi, huyền chi, có màu đen, vị mặn, tính bình, không độc. Có công dụng ích thận, trị chứng bí tiểu.
- Nấm linh chi tím đỏ: còn có tên gọi khác là tử chi, mộc chi, màu tím, vị ngọt, tính bình, không độc. Có công dụng làm cứng gân cốt, ích tinh, đẹp da.
Cách nhận biết Nấm linh chi tự nhiên và nấm linh chi nuôi trồng
- Hình thức: Nấm linh chi tự nhiên có hình dáng xù xì, thô ráp, khúc khuỷu, bề mặt gồ ghề. Nấm linh chi nuôi trồng có bề mặt nhẵn bóng, trơn, mịn.
- Kích thước: Nấm linh chi tự nhiên có kích thước không lớn có độ dày từ 3- 5 cm, nặng. Nấm linh chi nuôi trồng mỏng, to, cân nặng nhẹ hơn so với nấm linh chi tự nhiên.
- Độ cứng: Nấm linh chi tự nhiên có độ cứng chắc, khó bẻ, sử dụng phải dùng dao chặt. Nấm linh chi nuôi trồng mềm, dễ bẻ thành nhiều mảnh.
- Hương vị, màu sắc: Nấm linh chi tự nhiên có màu đậm, khi sắc có vị đắng, ngậm lâu có vị ngọt có mùi thơm đặc trưng. Nấm linh chi nuôi trồng có màu nhạt, khi sắc có vị đắng ít hơn, không có mùi thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học của cây Nấm Linh chi
Bộ phận dùng: bộ phận phần chủ yếu của cây nấm linh chi là toàn thân cây nấm. Thành phần hóa học của cây nấm linh chi bao gồm nhiều hoạt chất quý như: Gecmani. Các loại axit: Ganoderic, Ganodermic, Oleic, Beta-D-glucan, Vitamin B, C, Ganodosteron, Kẽm, Đồng, Ganoderans, Axit béo, Kali, Canxi, Enzym,Sắt, Adenosine,Hơn 100 loại axit amin, Lucida Idol…
Công dụng của nấm Linh chi theo Đông Y và Tây Y
Nấm Linh chi có tác dụng tốt cho sức khỏe theo cả Đông Y và Tây Y với lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền và rất nhiều nghiên cứu của y học hiện đại.
Công dụng Nấm linh chi theo Đông Y
Trong Đông y, cây nấm linh chi có vị đắng, tính hàn (Tính Vị), Tâm, Can, Thận, Phế (Quy Kinh), có tác dụng an thần, bổ khí, tăng thị lực, làm sáng mắt, giúp cơ thể thoải mái. Tăng vị giác, cải thiện trí não. Bổ phế, lợi khí, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm đẹp da, mạnh gân cốt, lợi tinh…
Công dụng của Nấm Linh chi theo Tây Y
Dựa trên thực nghiệm lâm sàng, cây Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
Ngăn chặn và ức chế sự phát triển của virus (virus gây bệnh cảm cúm). Phòng ngừa và chữa trị bệnh hen suyễn, viêm khí phế quản
Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu. Cải thiện chức năng thận, gan.
Hỗ trợ điều trị ung thư. Kích thích sản xuất testosterone, tăng cường sinh lực phái mạnh.
Làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chống đông máu, hạ đường huyết. Chống lão hóa da, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
Giảm đường huyết, tốt cho da và tóc. An thần, giảm căng thẳng, làm thư giãn các cơ. Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Điều trị loét dạ dày. Giải độc, ngăn ngừa dị ứng. Thúc đẩy khả năng trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn.
Làm tăng lưu lượng nước tiểu. Giúp xương khớp cứng cáp, chắc khỏe. Nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch…
Cây Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
Trong Nấm linh chi có chứa hoạt chất Polysaccharide, được coi là những hợp chất phòng chống khối u ác tính, ngăn chặn sự tấn công, xâm nhập của virus vi khuẩn vào cơ thể. Hợp chất Germanium giúp chống oxy hóa mạnh giúp đẩy lùi các khối u ác tính. Acid ganodermic tác dụng cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp thông thoáng động mạch chống dị ứng và chống viêm hiệu quả…
Các khoáng tố vi lượng như germanium, vanadium, crôm… trong nấm linh chi giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe. Hạn chế những triệu chứng của các tác dụng phụ như đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, sụt cân, rụng tóc, tiêu chảy….do các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị gây ra. Đồng thời làm chậm quá trình di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nấm linh chi còn có tác dụng hạn chế được tình trạng xơ vữa và đông máu nội mạch, giảm tỷ lệ tử vong do tắc nghẽn trong động mạch ở bệnh nhân ung thư.
Nấm linh chi thường dùng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư tế bào gan, ung thư vú, ung thư ruột kết…
Cây nấm linh chi ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch
Các bệnh lý về tim mạch bao gồm: bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim, nhồi máu cơ tim… Bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng.
Việc sử dụng nấm linh chi có tác dụng thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng khả năng hoạt động của các chức năng trong cơ thể. Hạ huyết áp, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol, bào mòn các mảng xơ vữa trong động mạch, điều hòa nhịp tim, điều hòa lượng đường trong máu, tăng cường khả năng chuyển hóa chất và đào thải độc trong cơ thể.
Giúp giảm bệnh tiểu đường type 2, chống đông máu, giảm căng thẳng là những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Nấm linh chi hỗ trợ điều trị bệnh suy thận
Theo các chuyên gia, thận là một tạng kép, nằm sau phúc mạc, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Thận lọc các chất độc sau quá trình chuyển hóa của cơ thể và đào thải nước, giữ cân bằng axit, muối, nội môi, các chất ion trong cơ thể, điều hòa kiểm soát huyết áp…
Suy thận là hiện tượng chức năng thận bị suy giảm, có thể xảy ra đột ngột, gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.
Các hoạt chất trong nấm linh chi như Fructosans, Saccharose có tác dụng khả năng kiểm soát, hạ thấp lượng đường huyết, bổ sung chức năng thận, tuyến tụy, nâng cao thể lực. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối không nên sử dụng nấm linh chi việc sử dụng sẽ làm cho bệnh nặng thêm và khó khăn cho việc điều trị.
Nấm linh chi điều trị các bệnh lý về gan
Nấm linh chi có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan hiệu quả như viêm gan virus A, B, C, D, men gan tăng cao, xơ gan, ung thư gan và gan nhiễm mỡ.
Bởi trong nấm linh chi có chứa các hoạt chất như Polysaccharide, Germanium, Steroids, Beta – D – Glucan, Letina, Aromatase Inhibitor, các chất Vitamin, khoáng tố vi lượng, Acid amin,… có tác dụng giải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân đang bị tiểu đường Type 2. Hạn chế sự phát sinh gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan. Tránh sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Nấm linh chi
Nấm Linh chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, thậm chí trong các món ăn của người Á Đông.
Bài thuốc số 1: Cây nấm linh chi chữa các bệnh lý về gan
Nguyên liệu: 15g nấm linh chi khô, 15g ngải thảo, 15g bạch lạp thụ tử, 15g xích thược, 20g hổ trượng, 5g đại hoàng, 15g thổ tỳ giải, 15g bồ công anh.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho vào ấm sắc với 1500ml nước, uống thay nước hàng ngày cho đến khi xét nghiệm đạt kết quả tốt.
Bài thuốc số 2: Cây nấm linh chi bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh
Nguyên liệu: 50g nấm linh chi khô, 10g đơn sâm và 10g tam thất , 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng có thể sử dụng được, ngày uống 3 lần mỗi lần 10 ml.
Bài thuốc số 3: Cây Nấm linh chi chữa tiểu đường
Nguyên liệu: 50 g nấm linh chi khô
Cách thực hiện: Cho nấm linh chi vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày, sử dụng cho đến khi xét nghiệm đạt kết quả tốt.
Bài thuốc số 4: Cây Nấm linh chi trị xơ cứng mạch máu, áp huyết cao, đột quỵ, đau thắt ngực
Nguyên liệu: 10g nấm linh chi, 8g cửu tiết xương bồ, 8g hạt cây tơ hồng, 15g bạch thược, 15g cẩu tích, 15g mộc miên, 15g hoàng tinh.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho vào ấm sắc với 1500 ml nước cho đến khi còn lại 800ml nước chia thành 3 phần uống 3 lần vào sáng, trưa, tối sau ăn.
Bài thuốc số 5: Cây Nấm linh chi chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
Nguyên liệu: nấm linh chi, tiết hoa (cúc hoa ), chùm bao, lá sen và lá vông nem mỗi loại 10g.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho vào ấm hoặc pha trà uống thay nước hàng ngày.
Một số món ăn từ cây Nấm linh chi
Các món ăn từ nấm Linh chi là đặc sản của nhiều vùng miền ở khu vực Á Đông, rất bổ dưỡng và có tác dụng phục hồi sức khỏe, chống oxy hóa cực kỳ tốt.
Món súp nấm linh chi đỏ
Nguyên liệu: 20g nấm linh chi đỏ, 10g cà rốt, 1g nấm ngọc cẩu, bột bắp, gia vị các loại.
Cách thực hiện: cho nấm linh chi đỏ, cà rốt, nấm ngọc cẩu vào đun trong vòng 30 phút. Sau đó phã loãng bột bắp đổ vào đun đến khi nước sền sệt cho gia vị vào, sử dụng khi súp còn nóng.
Công dụng: bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể cho những người mới ốm dậy, sau phẫu thuật hóa, xạ trị.
Món chè nấm linh chi đỏ, hạt sen, long nhãn
Nguyên liệu: 10g nấm linh chi, 10g hạt sen, 10g long nhãn, đường kính trắng.
Cách thực hiện: Cho nấm linh chi, hạt sen, long nhãn vào nồi hầm nhừ, sau đó bỏ đường vào đun 10 phút cho đường tan ra, tắt bếp.
Công dụng: giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, an thần, giảm stress, căng thẳng..
Món nấm linh chi hầm gà
Nguyên liệu: Thịt gà 500gr, nấm bào ngư, nấm bạch tuyết, nấm linh chi tươi mỗi loại 30gr. Nấm đông cô 100gr. Cà rốt, gia vị, hành lá.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu sau khi làm sạch cho vào nồi hầm trong vòng 1h, thêm nếm gia vị trước khi ăn.
Công dụng: bồi bổ cho người bệnh có thể trạng yếu, người mới ốm dậy, bệnh nhân ung thư trải qua các đợt phẫu thuật hóa, xạ trị, giúp tăng cường sức khỏe.
Nấm linh chi đỏ ngâm rượu
Nguyên liệu: 2 lít rượu trắng hoặc rượu nếp, 500g nấm linh chi đỏ
Cách thực hiện: Rửa qua nấm linh chi với nước sạch, để ráo. Cho nấm vào bình rồi đổ rượu vào, đậy kín nắp và dùng sau 1 – 2 tháng, mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
Công dụng: giảm đau nhức xương, khớp, lưu thông khí huyết.
Những lưu ý khi sử dụng cây Nấm linh chi để đạt hiệu quả
Cây Nấm linh chi là một loại thảo dược quý có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nấm linh nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo để phát huy tác dụng của cây nấm linh chi người bệnh nên sử dụng ở dạng khô, tán bột, ngâm rượu, viên nang dược liệu. Tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh có những liều lượng khác nhau. Khi mua nấm linh chi, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, tìm những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc để mua, có giấy tờ chứng minh về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán sản phẩm không đúng chất lượng, do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Sử dụng cây Nấm linh chi gây tác dụng phụ như thế nào?
Nấm linh chi là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
Chảy máu cam, đau bụng, cơ thể phản ứng gây ngứa, nổi mụn, đau nhức xương, chóng mặt, nghẹt mũi, khó thở, nhiều đờm trong cổ họng, đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi trong thời gian đầu.
Những người bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày khi uống bụng đói sẽ gây đau đớn hoặc nặng hơn gây chảy máu dạ dày.
Người dùng uống quá liều dẫn đến tình trạng huyết áp tăng hơi cao.
Những tác dụng phụ xảy ra trong 1- 2 tuần đầu sử dụng và sẽ hết khi sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng nặng cần ngừng khi sử dụng và thông báo với bác sĩ để có những biện pháp hướng dẫn, can thiệp kịp thời.
Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây Nấm linh chi
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng cây nấm linh chi.
Không sử dụng cho trẻ em, việc sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc để điều trị một bệnh nào đó không nên sử dụng nấm linh chi vì điều này sẽ gây tương tác với thuốc.
Cây nấm linh chi là một loại thảo dược quý có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về loại thảo dược này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.