Hàng mắm
Phố gọi là Hàng Mắm vì xưa có nhiều các loại mắm cá, thủy sản được bày bán ở đây. Nhiều cửa hàng trên phố bày bán mắm tôm đặc để trong chậu sành; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, đong bằng thùng gỗ bán dần và cả cua rang muối.
Một góc phố Hàng Mắm thời xưa.
Phố Hàng Mắm với đoàn người gánh các thùng gỗ đựng mắm từ bến sông vào các cửa hàng.
Đường phố Hàng Mắm đầu thế kỷ 20.
Hàng Điếu
Thời Pháp thuộc, phố Hàng Điếu có tên gọi rue des Pipes. Hàng Điếu thời trước có bán các loại điếu hút thuốc lào như điếu ống bịt bạc, bịt vàng, điếu bát, điếu cày…
Đến đầu thế kỷ XX chỉ còn lại vài ba nhà bán điếu, lúc này các cửa hàng chủ yếu làm và bán đồ da. Cũng là đồ da nhưng Hàng Điếu khác với phố Hà Trung. Bên phố Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, túi đựng súng… bằng da Tây cứng, còn Hàng Điếu thì làm giày dép bằng da Ta, ban đầu là dép quai ngang, giầy da lộn… sau mới làm giày dép kiểu Âu bằng da Tây.
Hàng gà
Phố Hàng Gà được xây dựng trên nền đất xưa của thôn Tân Lập-Tân Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc phố tên là Thiên Tân, đến năm 1945 được gọi là Hàng Gà. Tên gọi là Hàng gà bởi lý do rất đơn giản, vì xưa nơi đây đem nhiều gà vịt bán ở trước Đông Môn.
Phố Hàng Gà đầu thế kỷ 20.
Hết phần 4.
Benh.vn (tổng hợp)