Cá éc là một món ăn ngon được người dân đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Nghe đồn ngoài giá trị dinh dưỡng, mật của loài cá này còn có tác dụng điều trị bệnh tim mạch nên một người đàn ông sau khi ăn mật cá đã suýt phải trả giá bằng tính mạng của mình.
Cá éc có gì đặc biệt
Trong số những loài cá của vùng đồng bằng sông Cửu Long thì cá ét hay còn gọi là cá éc, có chiều dài khoảng 20 cm, cân nặng dao động từ 2 đến 4 kg là một loài thuỷ sản nước lợ nổi tiếng hơn cả.
Cá éc có mặt ở khắp các ao hồ đồng ruộng sông suối, với thân hình hao hao giống loài cá chép, tuy nhiên da đen hơn, thịt không chắc và dai như cá chép.
Ngày xưa, cá ét ít được dùng làm thức ăn chính vì thịt cá không thơm ngon như các loài thuỷ hải sản khác, lại có tiếng kêu quái lạ, khiến người dân khó chịu. Phần khác do cá éc không sống dai như cá lóc hay cá rô đồng, cứ bắt khỏi nước là chết, không bảo quản được lâu nên loài cá này không phổ biến đối với người tiêu dùng.
Ngộ độc do ăn mật cá éc
Ngày 20/8, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp cho biết đã điều trị cho bệnh nhân N.V.B (46 tuổi, ngụ xã Thanh Mỹ, H.Tháp Mười, Đồng Tháp) bị ngộ độc mật cá éc, hiện sức khỏe đã ổn định.
Trước đó ngày 14/8, nghe lời người quen nói mật cá éc trị được bệnh tim nên ông B mua cá về mổ lấy mật pha với nước uống. Trong lúc lấy mật, ông làm bể một cái, sau khi uống xong thì người lừ đừ, vàng da, vàng mắt, đau bụng và không tiểu được nên gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy thận cấp, suy gan nên chạy thận nhân tạo chống suy thận cho bệnh nhân thông tiểu…Trong y khoa mật, gan và tụy cá éc có chứa độc tố cyprinol sulfate do đó nếu ông B uống cùng lúc 2 cái mật sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên nghe các phương pháp chữa bệnh đồn thổi từ dân gian mà áp dụng cho bản thẩn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể sẽ xảy ra.