Việc cấy ghép tim theo cách truyền thống thường loại bỏ trái tim cũ và thay bằng một trái tim khỏe mạnh của người hiến tặng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể người nhận có thể không đáp ứng với trái tim mới hoặc không thể hoạt động một cách độc lập. Do đó, cấy ghép tim đôi (heterotopic heart transplantation) là một phương pháp tối ưu nhất.
Người đàn ông được cấy ghép tim đôi
Một bệnh nhân 45 tuổi người Ấn Độ có tên Suresh, bị mắc chứng tăng áp động mạch phổi gây ra suy tim và buộc phải tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim để duy trì mạng sống.
Thật may mắn, Suresh đã tìm được trái tim tương thích từ một người phụ nữ hiến tặng. Tuy nhiên, trái tim này có kích thước nhỏ hơn trái tim cũ. Do đó các bác sĩ lo ngại trái tim mới có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Hiện tại, Suresh có hai trái tim cùng hoạt động song song để có thể thực hiện đầy đủ chức năng như một trái tim hoàn chỉnh. Ảnh: SWNS.com/Newslions.
Do đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Kovai, Coimbatore, Ấn Độ, đã tiến hành cấy ghép thêm trái tim nhỏ hơn của một người phụ nữ hiến tặng vào cơ thể của Suresh. Trái tim mới nằm bên phải và được nối với trái tim cũ, cho phép máu từ trái tim cũ được truyền sang trái tim mới để bơm máu đi khắp cơ thể.
Bác sĩ Prasanth Vaijyanath nói: “Việc kết nối giữa hai trái tim với nhau là khó khăn nhất và đây chính là điểm mấu chốt của ca phẫu thuật này. Trái tim ban đầu của bệnh nhân chỉ đảm nhiệm khoảng 10% chức năng và có vai trò như một người trợ lý”.
Các chuyên gia về tim mạch cho biết đây là một kỹ thuật cấy ghép tim khó, có độ phức tạp cao và lần đầu tiên được tiến hành ở châu Á. Bệnh nhân có thể sống được khoảng 10 năm sau khi tiến hành phẫu thuật