Bệnh nhân là ông T.X.T (59 tuổi) ở Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông T được đưa đến cấp cứu vào đếm 3/1 vừa qua tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Sơn Dương, Tuyên Quang) trong tình trạng huyết áp tụt, mạnh nhanh, bụng đau dữ dội, hoảng loạn.
Qua khai báo, người nhà bệnh nhân cho biết, ông T gặp các triệu chứng trên chỉ vài phút sau khi uống thuốc đau họng được mua tại hiệu thuốc trong vùng. Ông T đã có tiền sử sốc phản vệ với kháng sinh Cefalexin ( 1 kháng sinh nhóm Cephalosporin phổ biến).
Qua kiểm tra thuốc, bác sỹ cấp cứu nhận định, các triệu chứng của ông T do hiện tượng sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh. Kíp cấp cứu lập tức kích hoạt báo động đỏ và xử lý theo phác đồ cấp cứu do sốc phản vệ.
Sau hơn 10 phút, rất may bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn bắt đầu ổn định và được chuyển về bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
Sốc phản vệ, biến chứng nguy hiểm gây chết người
Sốc phản vệ là 1 trong những tai biến nghiêm trọng, gây tử vong chỉ sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng của sốc phản vệ diễn ra nhanh, đột ngột, thương trong vòng 30 phút kể từ khi dùng thuốc hoặc tiêm (cả thuốc và vacxin). Cá biệt, 1 số trượng hợp khi ăn phải 1 loại thức ăn lạ cũng có thể gây ra sốc phản vệ.
Các triệu chứng nhận biết sốc phản vệ:
- Bệnh nhân thấy bồn chồn, sợ hãi, lo lắng gần như ngay lập tưcsau khi tiế[ xúc với dị nguyên.
- Xuất hiện các nốt ban đỏ, mẩn ngứa, mạch nhanh và nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt không đo được. Bệnh nhân bị khó thở, ngạt thở, bụng đau quặn, ruột kích thích đi vệ sinh không tự chủ.
- Chỉ sau vài phút, bệnh nhân rơi vào tình trạng đau đầu, choáng váng, giãy giụa, co giật…
- Cuối cùng, nếu không xử lý ngay, bệnh nhân bị suy hô hấp cấp và tuyệt huyết áp dẫn đến tử vong.
Do sốc phản vệ cực nguy hiểm, do đó người có tiền sử dị ứng hay phản vệ với bất cứ dị nguyên nào như thuốc, đồ ăn hãy cẩn trọng. Khi mua thuốc cần khai đầy đủ tiền sử bệnh. Nếu có triệu chứng bất thường, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.