Theo thống kê, khoảng 15-20% trẻ em từ 5-14 tuổi đã trải qua cảm giác đau đầu (đau đầu nhi khoa) do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy đau là nguyên nhân chính khiến trẻ đau đầu?
Mục lục
Những kiểu đau đầu thường gặp và nguyên nhân
Đau đầu cấp (cơn đau đầu đơn thuần) do: viêm hô hấp trên (có sốt hoặc không sốt), viêm xoang, viêm họng, viêm màng não… Ngoài ra đối với trẻ 5 tuổi khi khóc quá nhiều, mất nước, bỏ ăn, căng thẳng hoặc căng cơ cũng có thể khiến trẻ bị đau đầu.
Trẻ bị đau đầu do viêm họng, viêm xoang, nhiễm trùng…
Đau đầu có thể được xem là loại đau đầu thứ phát, là một triệu chứng của một số bệnh khác. Theo đánh giá có ít nhất 10% trẻ em bị đau nửa đầu gây nhói trong đầu, đau nặng và có thể đau trong nhiều giờ khiến trẻ có thể bị nôn.
Đau đầu cũng có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo lắng, trầm cảm, xoang hoặc đau nhẹ ở những vùng như cổ hoặc đầu.
Ngoài ra những cơn nhức đầu chùm cũng có thể xảy ra ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Cơn đau thậm chí kéo dài trong 7 ngày hoặc lâu hơn gây đau đầu phía sau mắt. Có thể gây đỏ mắt và chảy nước mắt. Mắt và trán thậm chí có thể sưng lên.
Ngoài những trường hợp trên thì đau đầu thường xuyên cũng có thể là do khối u gây nên.
Phương pháp xử lý
Khi xuất hiện những cơn đau đầu cấp ở trẻ em, động tác can thiệp tức thì là đặt trẻ nằm ở nơi yên tĩnh trong phòng tối, đắp khăn ẩm lạnh trên trán để trẻ chợp mắt một lúc. Lúc này, giấc ngủ là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.
Ngoài ra có thể sử dụng những biện pháp trị liệu tổng quát khác bao gồm xác định và loại trừ các yếu tố khởi phát cơn đau đầu, điều hòa phong cách sống. Đặc biệt, đối với trẻ thường xuyên bị đau đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Benh.vn (Theo Thanhnien.vn)