Bệnh sa tử cung (sa dạ con) là hiện tượng tử cung theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và phải lao động nặng ngay sau khi sinh.
Mục lục
Tử cung (Ảnh minh họa)
Tử cung cấu tạo bởi một lớp cơ vốn rất dày, nằm phía dưới bụng, trên bàng quang, hình quả lê. Người phụ nữ chưa mang thai lần nào, thân tử cung có kích thước khoảng 6cm x 4cm. Trong thời gian mang thai, thân tử cung tăng dần kích thước để trở thành một ổ nằm thoải mái cho thai nhi. Sau khi người phụ nữ sinh con, thân tử cung nhanh chóng co lại, nhưng sẽ to hơn một chút sau mỗi lần sinh. Kích thước thân tử cung có thể thay đổi như vậy là do thành tử cung có cấu trúc cơ khỏe, có thể đàn hồi. Thân tử cung được gắn chặt với cổ tử cung và âm đạo.
Hai bên đầu trên của cổ tử cung mỗi bên có một dây chằng. Những nguyên nhân khiến cho dây chằng bị lỏng, hoặc làm giảm tác dụng cơ nâng hậu môn sẽ làm cho cổ tử cung ngả về sau hoặc bị sa xuống.
Dấu hiệu của bệnh sa tử cung
Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa)
Bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số bệnh nhân còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện chăn gối.
Nguyên nhân của bệnh sa tử cung
– Những trường hợp sinh khó
– Thời gian rặn đẻ kéo dài
– Không được nghỉ ngơi sau sinh
– Làm những công việc quá nặng nhọc khi sức khỏe chưa phục hổi
– Sản phụ bị thiếu dinh dưỡng
– Sản phụ bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính
Sản phụ bị táo bón gây sa tử cung (Ảnh minh họa)
– Bị ho nhiều, bí hoặc nhịn tiểu quá lâu khiến áp lực bụng tăng cao
– Người béo phì.
– Một số nguyên nhân khác như:
- Tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt
- Buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung.
Các mức độ của bệnh sa tử cung
Minh họa hình ảnh sa tử cung so với tử cung bình thường
Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ nhất: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.
- Mức độ trung bình: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
- Mức độ nặng: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân phát bệnh, mức độ tổn thương tổ chức chống đỡ đường sinh dục, mức độ sa tử cung, có biến chứng hay không, tuổi tác, nhu cầu sinh đẻ và tình trạng sức khỏe bản thân bác sĩ sẽ quyết định dùng phương pháp phẫu thuật hay không.
Đối với trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh gắng sức, tránh rặn trong thời gian dài để phần đáy chậu chắc lại, dạ con dần được nâng lên và dạ con có thể sẽ trở lại bình thường.
Benh.vn
Hoàng thị giang đã bình luận
Bác sĩ ơi cho em hỏi .hiện em sinh cháu đươc 10 tháng.cách đây vài hôm vợ chồng cháu có quan hệ .đến sáng hôm sau cháu đi vệ sinh thấy cửa mình đau rát .khí hư ra nhiều và có mùi.tối qua vợ chồng em có quan hệ .vừa mới cho vào cửa mình là đau ko chịu được .hiện tượng của em như vậy có phải là bị sa tử cung ko.