Sỏi thận nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tiến triển gây nhiễm trùng, viêm thận, suy giảm chức năng thận, tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận… Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị sỏi thận và giúp phòng ngừa căn bệnh này quay lại.
Cách loại bỏ sỏi thận
Điều trị sỏi đường tiết niệu muốn có hiệu quả thì phải xác định được loại sỏi. Thông thường nếu sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa với một số lưu ý sau:
- Uống nhiều nước từ 2-3 lít/ngày. Việc uống nhiều nước thậm chí có thể khiến sỏi nhỏ bào mòn dần và thoát ra khi đi tiểu.
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc. Nên ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axit uric.
- Tăng cường hoạt động thể chất với mục đích giúp sỏi di chuyển ra ngoài. Có thể chơi bóng bàn, đạp xe đạp, nhảy dây…
- Điều trị cơn đau quặn thận bằng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, kháng sinh để chống nhiễm trùng.
- Đối với sỏi nhỏ và trơn láng: Nhờ nhu động của niệu quản, sỏi sẽ di chuyển dần rồi bị tống ra ngoài.
- Nên tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh, khả năng đào thải sỏi.
Với những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật:
- Sỏi niệu quản trên thận độc nhất
- Có sốt, bạch cầu, urê tăng
- Đau quặn thận và nôn ói không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau.
- Khi nhiễm trùng xảy ra trên một niệu quản bị tắc nghẽn cần phải can thiệp càng sớm càng tốt vì khi tắc nghẽn hoàn toàn, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng trong vòng 18 đến 24 giờ.