Thông thường, các bác sĩ sản khoa khi đón em bé chào đời thường thông báo với sản phụ “mẹ tròn, con vuông” nếu em bé không mắc các dị tật bẩm sinh ở chân, tay, mắt, mũi. Tuy nhiên, có một số khiếm khuyết bẩm sinh ở trẻ nhỏ rất khó phát hiện,có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Rò luân nhĩ – lỗ nhỏ như đầu
Thông thường, các bác sĩ sản khoa khi đón em bé chào đời thường thông báo với sản phụ “mẹ tròn, con vuông” nếu em bé không mắc các dị tật bẩm sinh ở chân, tay, mắt, mũi. im trên vành tai
Bệnh rò luân nhĩ theo dân gian gọi là “tai nhỏ”, đây là một khiếm khuyết bẩm sinh ở tai có khả năng di truyền. Biểu hiện có thể thấy trên vành tai của trẻ có một lỗ nhỏ như đầu kim, thỉnh thoảng chảy dịch hoặc tiết ra chất như bã đậu trắng.
Rò luân nhĩ hình thành từ tuần thứ 6 của bào thai, làm tồn tại một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong và bám vào màng sụn. Khiếm khuyết này hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo thành tài ngoài. Dị tật này xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra và có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên tai.
Theo ghi nhận, rất nhiều người đã chung sống cùng rò luôn nhĩ trong nhiều năm và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc có thể vô tình gây nên viêm nhiễm rò luân nhĩ. Trong lỗ rò cũng có các bộ phận như nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nên đôi khi sẽ thấy có dịch tiết chảy ra từ lỗ, nhiều người tưởng đây là mủ nên nặn hoặc đưa bông vào sâu trong lỗ rò để vệ sinh. Nhưng điều này đã vô tình đưa vi khuẩn vào lỗ rò dẫn đến viêm, thậm chí là áp – xe trong lỗ rò khiến trẻ đau đớn.
Qua đó, bác sĩ Bích Đào (Bệnh viện Tai – mũi – họng TW) cho biết: “Khi trẻ bị rò luân nhĩ, phụ huynh tuyệt đối không nặn bóp hoặc dùng bông tăm đưa vào đường rò. Chỉ nên dùng bông thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau sạch dịch tiết từ lỗ rò. Nếu có dấu hiệu viêm cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức ở các chuyên khoa Tai – mũi – họng để điều trị. Không tự động điều trị cho trẻ tại nhà khi lỗ rò bị viêm”.
Mềm sụn thanh quản
Trong quá trình chăm sóc con, nếu thấy trẻ thở có tiếng khò khè, tiếng khò khè càng tăng khi trẻ nằm ngửa hoặc khi bú thì nhiều khả năng trẻ bị mềm sụn thanh quản. Đây là một bệnh lý bẩm sinh của thai nhi khi còn trong bụng mẹ nên không có cách nào phòng tránh triệt để.
Các chuyên gia khuyến cáo: “Nhiều người khi thấy con có tiếng thở to lại nghĩ con đang bị viêm phế quản hay viêm mũi nhưng thực tế là bởi trẻ bị nghẽn một phần thanh môn trong do mềm sụn thanh quản. Khi trẻ cố gắng hít không khí gây tăng áp suất trong lồng ngực, tạo tiếng thở to và gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản, nếu diễn ra thường xuyên thì trẻ rất dễ bị viêm tai mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi”. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám nếu thấy nghi ngờ.
Ngoài ra, nét đặc trưng của những trẻ bị mềm sụn thanh quản nặng thường bị chậm lên cân, bú khó, ngưng thở, co kéo lồng ngực và cổ khi hít vào do đó thường bị nhiễm các bệnh đường hô hấp trên nếu không kịp thời phát hiện và có chế độ chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ hết dần sau khoảng 1 tuổi nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.