Trong thời điểm nắng nóng lên cao đến trên 40 độ C thì việc sưu tầm các giải pháp chữa bỏng nắng là điều được các chị em đặc biệt quan tâm. Vậy khi bị bỏng nắng cần xử lý như thế nào?
Mục lục
- 1 Thế nào là bỏng nắng, các triệu chứng
- 2 Các biện pháp chữa bỏng nắng
- 2.1 Sử dụng nước mát từ vòi sen vào chỗ bỏng nắng
- 2.2 Dùng đá lạnh áp vào chỗ bỏng nắng
- 2.3 Dùng nha đam đắp trực tiếp lên da bỏng nắng
- 2.4 Bôi trực tiếp mật ong lên vùng da bị bỏng nắng
- 2.5 Yến mạch có tác dụng chống viêm phục hồi vùng da bỏng nắng
- 2.6 Nước cây Phỉ (Witch Hazel) giúp chữa bỏng nắng
- 2.7 Sữa chứa protein giúp giảm đau rát vùng bỏng nắng
- 2.8 Bột nở hoặc bột ngô giảm viêm chỗ bỏng nắng
- 2.9 Dấm táo giúp giảm ngứa và viêm vùng da bỏng nắng
Thế nào là bỏng nắng, các triệu chứng
Bỏng nắng là tình trạng mẫn cảm với ánh nắng. Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 đến 6h thì các tổn thương da xuất hiện.
Khoảng thời gian dễ bị bỏng nắng nhất là buổi trưa, từ 11h đến 13h. Đây chính là thời điểm nhiều tia cực tím nhất.
Sau khi đi nắng hoặc làm việc ở ngoài trời về mà thấy các biểu hiện bị rát, nóng, ngứa hoặc như bị châm chích….ở các khoảng hở như mặt, cổ, mu tay, cánh tay…thì đó là các biểu hiện da bị bỏng nắng.
Sau đó vùng da đó bị đỏ lên dần, có thể bị sưng nề và cảm giác bị căng cứng. Vài tiếng sau da sẽ bớt đỏ, rát và căng…sau đó một vài ngày da sẽ bong vẩy để lộ ra làn da màu hồng hoặc nâu nhạt (làn da kiểu như bị rám nắng).
Các biện pháp chữa bỏng nắng
Để chữa bóng nắng điều đầu tiên cần quan tâm là làm dịu tại vùng bị bỏng nắng, sau đó tìm cách khôi phục lại làn da bình thường bằng các dưỡng chất tái tạo da.
Sử dụng nước mát từ vòi sen vào chỗ bỏng nắng
Phương pháp đơn giản nhất chữa bỏng nắng là tắm bồn, tắm vòi sen hoặc phun hơi nước mát (lưu ý sau khi thân nhiệt đã giảm, không sử dụng nước quá lạnh) sẽ làm giảm đau rát.
Lưu ý, không kì cọ da hoặc dùng những sản phẩm như dầu tắm, xà phòng hoặc bồn sục để tránh làm tổn thương da.
Dùng đá lạnh áp vào chỗ bỏng nắng
Bọc một viên đá lạnh vào một chiếc khăn mềm và áp lên chỗ bỏng làm mát trực tiếp làn da bị thương tổn.
Tuy nhiên, không bao giờ được đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì nó có thể gây bỏng lạnh và khiến da tổn thương nhiều hơn.
Dùng nha đam đắp trực tiếp lên da bỏng nắng
Chất gel ở lá cây Nha đam có tác dụng làm giảm khó chịu, giúp da chóng liền và giữ ẩm cho da. Vì vậy, nha đam có tác dụng rất tốt để chữa bỏng nắng.
Phương pháp thực hiện, bóc vỏ lá cây nha đam và đắp trực tiếp phần thịt của lá lên da. Nếu không có nha đam tươi có thể mua gel Nha đam tinh chế ở nhà thuốc.
Bôi trực tiếp mật ong lên vùng da bị bỏng nắng
Mật ong là “vị thuốc” lành tính được sử dụng cho trẻ nhỏ. Từ từ thời Ai cập cổ đại, mật ong đã được sử dụng làm thuốc trị bỏng.
Phương pháp, giửa sạch vùng da bị bỏng sau đó bôi mật ong lên vùng bị cháy nắng. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng đẩy nhánh tốc độ liền da, giảm nhiễm trùng và giảm đau.
Yến mạch có tác dụng chống viêm phục hồi vùng da bỏng nắng
Tinh bột yến mạch (được bán ở các nhà thuốc với tên gọi keo yến mạch) có tác dụng chống viêm khi pha vào nước tắm.
Vì vậy có thể tự chế sản phẩm này bằng cách đổ một cốc bột yến mạch ăn liền vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thức ăn và xay thành bột mịn. Đổ bột này vào chậu nước âm ấm và ngâm.
Nước cây Phỉ (Witch Hazel) giúp chữa bỏng nắng
Nước cây Phỉ rất tốt cho mọi làn da. Nó có tác dụng chống viêm và làm se da.
Phương pháp sử dụng: dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc bông thấm dung dịch và bôi lên da 3 hoặc 4 lần/ngày trong 20 phút để giảm đau và ngứa.
Sữa chứa protein giúp giảm đau rát vùng bỏng nắng
Khi bị bỏng nắng, cần đặt một chiếc khăn hoặc miếng gạc bông thấm sữa lạnh lên vùng da bị đỏ do nắng.
Dưới tác dụng của lớp màng protein có trong sữa sẽ làm giảm khó chịu và giảm đau rát.
Bột nở hoặc bột ngô giảm viêm chỗ bỏng nắng
Khi bị bỏng nắng, nếu ngâm người trong nước tắm có pha bột nở hoặc bột ngô sẽ có tác dụng làm giảm viêm và ngứa.
Dấm táo giúp giảm ngứa và viêm vùng da bỏng nắng
Axít acetic trong dấm làm giảm đau, ngứa và viêm. Vì vậy, khi bị bỏng nắng cần đổ một cốc dấm táo trắng vào chậu nước âm ấm và ngâm chỗ bị bỏng nắng.
Ngoài ra, khi bị bỏng nắng có thể dùng tinh dầu rau mùi để bôi lên vùng da bị bỏng nắng giúp làm giảm viêm nhanh chóng.