Từ xưa tới nay, rất nhiều người cho rằng các loại thuốc y học cổ truyền đều an toàn, không độc vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng bởi vì đã là thuốc thì dù ở dạng nào cũng có thể gây hại nếu không được dùng đúng cách. Thuốc đông y cũng không phải là ngoại lệ
Mục lục
Vậy, khi dùng thuốc đông y phải lưu ý vấn đề gì?
Thế nào là thuốc đông y
“Đông y” là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với “Tây y” (Y học hiện đại).
Những thành phần chính của một bài thuốc Đông y
+ Thuốc chính (chủ dược): là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính.
+ Thuốc hỗ trợ: để tăng thêm tác dụng của vị thuốc.
+ Thuốc tùy chứng gia thêm (tá dược): để giải quyết những chứng phụ của bệnh.
Các dạng thuốc đông y
+ Thuốc thang.
+ Thuốc hoàn.
Thuốc đông y (Ảnh minh họa)
+ Thuốc tán.
+ Thuốc cao.
+ Thuốc đơn.
Các phương pháp điều trị bằng đông y
+ Châm cứu.
+ Thuốc uống.
+ Thuốc dùng ngoài da.
+ Thuốc xoa bóp…
Những lưu ý khi sử dụng thuốc đông y
1. Dùng thuốc đúng với thể bệnh
Nguyên lý:
+ Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về các mặt âm dương, hàn nhiệt, hư thực…
+ Người ta phân chia bệnh thành các thể: hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng), thể hư (bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thể thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng của các tạng trong cơ thể)…
Dùng thuốc đông y đúng với thể bệnh (Ảnh minh họa)
Phương pháp điều trị
+ Tương ứng mỗi thể có những phương pháp điều trị đặc hiệu.
+ Các loại: thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả… sẽ được sử dụng để điều trị riêng từng loại bệnh.
Lưu ý:
+ Không có một phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào.
+ Nếu dùng thuốc sai sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong, ví dụ: nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử.
2. Không dùng thuốc quá liều
Nguyên lý:
+ Sử dụng thuốc đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại.
Lưu ý:
+ Dùng thuốc quá liều trong một thời gian dài có thể gây nên những tổn hại cho cơ thể như: ngộ độc, suy thận…
3. Không dùng thuốc kéo dài
Nguyên lý:
+ Thời gian sử dụng thuốc tùy theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày…
+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Lưu ý:
+ Một số thuốc đông dược nếu dùng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan và thận như: chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc…
4. Phối hợp thuốc phải đúng
Nguyên lý:
+ Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất.
+ Ngược lại, nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.
Lưu ý:
+ Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
+ Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như: côn bố hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng.,,
5. Thận trong quá trình bào chế
Nguyên lý:
+ Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc.
Lưu ý:
+ Bào chế thuốc cần cẩn thận, tỷ mỉ.
+ Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.
6. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn
Nguyên lý:
+ Các loại thuốc bôi, đắp ngoài ra thường có độc tính cao.
+ Khi sử dụng thuốc, người bệnh phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ.
Lưu ý:
+ Những loại thuốc chỉ được dùng bôi, đắp ngoài ra nếu dùng đường uống sẽ gây ra những tác hại nặng nề, thậm chí tử vong.
Ví dụ: Mật cá trắm, lá vòi voi dùng đắp ngoài sẽ chữa được các bệnh khớp nhưng nếu dùng đường uống sẽ dẫn đến suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp…
7. Không tự ý kết hợp thuốc đông y lẫn tây y
Nguyên lý:
+ Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc đông y hoặc tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.
Không tự ý sử dụng thuốc đông y và tây y (Ảnh minh họa)
+ Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.
Lưu ý:
+ Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: dùng trạch tả (thuốc lợi tiểu) cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác (spironolacton) có thể dẫn tới tăng kali huyết….
Lưu ý:
+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
+ Không tự ý kết hợp thuốc tây y lẫn đông y.
Anh L 56 tuổi (Ba Đình, Hà Nội) suýt mất mạng vì tự ý kết hợp thuốc tây y lẫn đông y
“ Đến tuổi nghỉ hưu cũng là thời điểm anh L liên tục đổ bệnh, ốm yếu. Hết sốt phát ban, viêm phổi, tràn dịch màng phổi….rồi đến đi tiểu ra máu….Vì vậy, gần 2 năm ròng, bệnh viện là ngôi nhà thứ hai của anh.
Vào dịp nghỉ lễ 10/10/2013 khi thấy sức khỏe tương đối ổn định (mặc dù vẫn đang điều trị ngoại trú), anh L xin phép về quê chơi. Thấy tình trạng của anh, nhiều người “phán” đi tiểu ra máu do nóng trong nên mách anh cách điều trị bằng phương pháp đông y cho “mát”….
Khi uống thuốc được 1 ngày, bệnh tình chẳng đỡ mà anh thấy người mệt mỏi, choáng váng…. tưởng do đi xa nên người mệt… ai ngờ, sang ngày thứ 2 một số phần trên cơ thể nứt ra, chảy nước vàng kèm theo khó thở, tím tái….nên gia đình lập tức cho xe chạy thẳng từ Thanh Hóa về bệnh viện bạch Mai để cấp cứu.
Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện, anh L may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, anh tâm sự: chỉ vì nghĩ thuốc đông y lành, không độc hại gì nên mới uống mà không xin ý kiến của bác sỹ…Ai ngờ suýt mất mạng”.
Lời kết
Người Đông Nam Á, trong đó có người Việt Nam có thói quen sử dụng thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh…Hơn nữa, các vị thuốc đông y luôn được coi là “lành” tính nhất nên được dùng hỗ trợ phụ nữ sau sinh, hồi phục sức khỏe sau mổ, người già yếu…
Tác dụng của thuốc đông y là rất lớn. Tuy nhiên, để hiệu quả của thuốc có tác dụng tốt nhất, chúng ta cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Không tự ý dùng thuốc quá dài, quá liều, dùng thuốc đông y lẫn tây y …để tránh tác dụng ngược và những biến chứng khó lường.
Hải Yến – Benh.vn